Tại sao Trung Quốc muốn chinh phục Sao Hỏa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc muốn chinh phục Sao Hỏa.

Kỳ vọng của thế giới tập trung vào việc phóng tàu thăm dò Sao Hỏa đầu tiên từ Nhật Bản chỉ vài ngày sau đã chuyển sang Trung Quốc.

Bắc Kinh vừa phóng thành công tên lửa Trường Chinh 5 mang theo tàu thăm dò Thiên Vấn-1 trên lưng. Đây là sứ mệnh khởi đầu tham vọng của quốc gia rộng lớn tại châu Á trên Hành tinh Đỏ, một vài ngày trước dự án Sao Hỏa 2020 mà Hoa Kỳ sẽ đưa vào quỹ đạo trong vòng 1 tuần nữa.

Cam kết của Chủ tịch Tập Cận Bình về việc thăm dò Sao Hỏa mở ra một kịch bản mới về sự ganh đua với Hoa Kỳ khi tham gia vào các lĩnh vực công nghệ, thương mại và kinh tế và kiểm soát các vấn đề quân sự như thủy quân, không quân và lĩnh vực không gian song song với lĩnh vực quân sự trên đất liền. Đây là những điểm va chạm chính với Washington trong khuôn khổ địa chiến lược toàn cầu.

Nhưng tại sao Chủ tịch Tập Cận Bình lại đương đầu với Tổng thống Donald Trump trong nỗ lực giành quyền tối cao mà ông Trump nắm giữ trong cuộc thám hiểm liên hành tinh từ Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA)? Câu trả lời rất đơn giản. Bởi vì ông ta có thể và ông ta muốn việc đó. Việc phóng lên không gian vũ trụ ngày nay đặt ra một thách thức rõ ràng trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ, đặc biệt là Sao Hỏa. Nó như một hệ quả tất yếu cho cuộc đua đã tồn tại giữa 2 nước để đưa các phi hành gia trở lại mặt trăng.

Chính quyền ở Bắc Kinh đã xác định một chiến lược dài hạn có tầm nhìn 30 năm và xa hơn nữa là đặt chân lên Hành tinh Đỏ và chứng minh cho cả thế giới thấy tiềm năng to lớn về khoa học và công nghệ của đất nước này. Nói tóm lại, là để trở thành siêu cường vĩ đại thực sự của thế giới và để vững mạnh và củng cố uy tín và ảnh hưởng quốc tế của mình trong mọi lĩnh vực.

Không chỉ là uy tín

Một lý do đáng thuyết phục khác để tham gia đầy đủ vào thám hiểm không gian, cho dù là Mặt trăng, Sao Hỏa hay phần còn lại của vũ trụ, là để tăng cường tính hợp pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc với tư cách là chỉ huy đặc quyền xã hội của một quốc gia đa sắc tộc đang bị vướng vào mọi vấn đề phát sinh từ sự tăng trưởng bất cân đối nội tại.

Lý do thứ ba là tăng cường thị trường phóng và xây các vệ tinh, một nhiệm vụ mà nước này dự định sẽ tiếp tục mở rộng trên trường quốc tế. Với một ngành công nghiệp mà hàng trăm ngàn kỹ thuật viên làm việc, với một mạng lưới kinh doanh quốc doanh rộng lớn đã nhường chỗ cho sáng kiến ​​tư nhân và với 4 trung tâm điều khiển phóng, thị trường nội địa của nước này rất nhỏ.

Không còn nghi ngờ gì nữa, giống như các Tiểu vương quốc Ả Rập đang cố gắng thực hiện với tàu vũ trụ Al Amal, Trung Quốc muốn đặt thành công tàu thăm dò Thiên Vấn-1 quanh Sao Hỏa. Nhưng không giống như đất nước Ả Rập, quốc gia này cũng dự định đưa lên và cho chạy một chiếc xe địa hình 6 bánh nặng 240 kg trên bề mặt Sao Hỏa. Và đây đều là những từ đao to búa lớn, bởi vì hơn một nửa các nỗ lực đã kết thúc trong thất bại.

Trong trường hợp của NASA Bắc Mỹ, đầu tiên họ đã gửi các tàu quỹ đạo xung quanh hành tinh, sau đó là các phòng thí nghiệm nhỏ đã được thiết lập nhưng thiếu khả năng di chuyển. Chỉ sau đó mới có các xe địa hình tự động được đưa lên, có trọng lượng, kích thước và khả năng khoa học tăng lên với mỗi nhiệm vụ mới. Ấn Độ đi theo con đường tương tự và duy trì một tàu vũ trụ nghiên cứu hành tinh từ quỹ đạo.

Tìm kiếm đối tác

Mặt khác, Bắc Kinh muốn làm mọi thứ đồng loạt khi áp dụng các công nghệ mới được các kỹ sư của họ phát triển. Đây là cách mà ông Tập Cận Bình mơ ước đặt nền móng cho quốc gia ngàn năm của mình tham gia với nửa tá các quốc gia đứng đầu ngành vũ trụ thế giới, dẫn đầu là Hoa Kỳ.

Tàu chinh phục sao Hỏa Thiên Vấn-1 hoàn toàn là của Trung Quốc. Nhưng Tập Cận Bình đã tìm cách đưa một số nước châu Âu tham gia vào dự án của mình. Một số công cụ khoa học trên tàu quỹ đạo và xe địa hình có sự tham gia của các trung tâm nghiên cứu ở Áo và Pháp, mà các nhà lãnh đạo như ông Sebastian Kurz và Emmanuel Macron đều lần lượt muốn tăng cường sự hiện diện và thương vụ của mình với Bắc Kinh.

Viện Nghiên cứu Không gian Vũ trụ thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Áo đã đóng góp máy từ kế quỹ đạo, trong khi các nhà khoa học từ Viện Nghiên cứu Vật lý thiên văn và Địa chất học ở Pháp đã giúp phát triển thiết bị quang phổ laser di chuyển trên mọi địa hình. Đây là điều mà người Trung Quốc có thể tự làm, nhưng họ muốn chứng tỏ rằng họ cởi mở trong hợp tác quốc tế.

Argentina và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng sẽ đóng góp vào thành công của Thiên Vấn-1. Quốc gia Nam Mỹ sẽ đóng góp bằng cột ăng ten cao 35m mà Trung Quốc đã xây dựng ở Neuquén, phía nam Patagonia. Nhiệm vụ liên quan đến tàu vũ trụ khám phá sao Hỏa Thiên Vấn-1 là then chốt, bao gồm gửi các mệnh lệnh bằng điều khiển từ xa và nhận thông tin từ xa và dữ liệu được tàu thăm dò thu thập trên đường đến Hành tinh Đỏ và trong suốt thời gian ở trên quỹ đạo. ESA cũng sẽ đóng góp theo cách tương tự, với mạng ăng ten không gian sâu, một trong số đó được đặt tại trạm theo dõi vệ tinh Cebreros gần Madrid.

Một trong những cách mà Chính quyền Trung Quốc đánh giá cao sự hợp tác của ba quốc gia nói trên và của Cơ quan châu Âu thể hiện bằng việc đặt logo của các cơ quan không gian của Argentina (CONAE), Áo (FFA) và Pháp (CNES) và ESA trên đỉnh của bệ phóng Long-Range 5. Đây là một chi tiết bất thường cho thấy sự quan tâm của chính quyền Trung Quốc trong việc khuyến khích các quốc gia khác tham gia trong các chương trình không gian mà quốc gia này dẫn đầu.

Thủy Tiên

Theo atalayar.com

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Tại sao Trung Quốc muốn chinh phục Sao Hỏa?