Sự kiện phong thủy thời cận đại ở Trung Quốc: Câu chuyện về thần thú 'trấn thủy'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Phong thủy, hay còn gọi là thuật Kham Dư, xưa nay được coi là một trong những môn huyền thuật có lịch sử lâu dài của Trung Quốc. Nó được coi là quả cầu tượng trưng cho điềm lành. Gần đây, các trận lũ cuồn cuộn kéo về Tứ Xuyên, một vùng ‘thiên phủ chi quốc’, khiến người ta lại một lần nữa nhớ tới 8 ký tự cảnh báo trong phong thủy: ngươi không động ta, ta không động ngươi. Sau khi quái thú trấn thủy của Tứ Xuyên được đào lên 7 năm trước, hàng năm vào mùa mưa, tại tỉnh Tứ Xuyên lại mưa bão xối xả.

Vào đầu năm 2013, tại quảng trường Thiên Phủ, nơi trung tâm nhất ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, một tượng thú đá thần bí (tê giác) đã được khai quật, khiến dư luận xôn xao. Sau khi một số chuyên gia khảo cổ khảo sát, niên đại của bức tượng được chế tác cách ngày nay khoảng 2.000 năm. Nghe nói nó đã được phát hiện vào năm 1973, nhưng vào thời điểm đó không bị đào lên và vẫn được chôn tại chỗ.

Nhiều người nói rằng không được đào những thần thú trấn thủy, nhưng chính quyền nói rằng đó là mê tín, thần thú trấn thủy cái gì chứ. Sau khi khai quật lên, rửa sạch và chuyển tượng đến Bảo tàng Kim Sa, người ta còn thấy rằng một bên thân của tượng đã bị đục.

Ở Trung Quốc cổ đại, người ta đặt tê giác đá trên bờ để trấn áp thủy quái. Cuốn "Thục Vương bản ký" có ghi lại: "Nước sông đang gây hại, Thục nghe theo Lý Băng đã tạc ra 5 con tê giác đá, hai con để trong phủ, một con dưới cầu thành và hai con dưới nước, dùng để trấn áp thủy quái”.

Trong cuốn "Hoa Dương Quốc Chí - Thục Chí" của Tấn Thường Cừ (Jin Changqu) cũng có một ghi chép: "Tần Hiếu Văn Vương đã nghe theo Lý Băng... tạo ra năm đầu tê giác đá trấn nhiếp thủy quái, bảo vệ nước Thục".

Theo truyền thuyết, tê giác có công năng phân chia nước, Lý Băng tu sửa Đô Giang Yển (công trình thủy lợi nổi tiếng ở Tứ Xuyên), lấy việc phân chia dòng nước để lưu thông, và sông Mân Giang được chia thành hai. Tê giác đá ở lòng sông giúp khơi thêm dòng trong một không gian khác.

Từ thời xa xưa, thần thú là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phong thủy. Từ tượng sư tử đá trấn trạch ở các ngôi nhà của các hộ gia đình lớn, đến các tượng thú bằng ngọc khác nhau trong hoàng cung, cùng với ngói nhà và mái hiên của các công trình cổ xưa, khắp nơi không chỗ nào không có hình bóng của thần thú phong thủy.

Điều gì sẽ xảy ra nếu đào thần thú lên? Trong vòng chưa đầy nửa năm đã ứng nghiệm ngay, lúc này, người dân Thành Đô hô hào yêu cầu nhanh chóng trả thần thú trở lại chỗ cũ. Bởi vì nơi đây trong hơn 10 năm qua chưa từng xảy ra lũ lụt, nay đã bị ngập hoàn toàn!

Sau đó, hàng năm vào mùa mưa ở Tứ Xuyên luôn có nước lũ cuồn cuộn ngút trời. Đặc biệt là năm 2020, từ đầu tháng 6 đến nay, đã có những trận mưa lớn liên tục và gây nhiều tai hại khiến toàn bộ Tứ Xuyên bị ngập chìm trong nước. Vào ngày 22/6, sông Kỳ Giang ở Tứ Xuyên đã hứng chịu trận lụt lớn nhất kể từ năm 1940 và 21 thị trấn bao gồm Cổ Nam, Văn Long và Thạch Giác... đã bị ảnh hưởng. Mực nước cao nhất ở sông Kỳ Giang, Trùng Khánh tăng từ 10 đến 11 mét.

Theo thống kê, số người dân chịu ảnh hưởng bởi thiên tai ở Trùng Khánh ngày 22/6 là 40.000 và tăng lên 210.000 người vào ngày hôm sau.

Ngày 23/6, Cục Khảo sát Thủy văn và Tài nguyên Nước tỉnh Tứ Xuyên đã đưa ra cảnh báo lũ lụt rằng “các đơn vị liên quan ở dọc sông và người dân nên tăng cường phòng ngừa và tránh rủi ro kịp thời”.

Đoạn video cho thấy mực nước sông cao mang theo nhiều bùn cát và những ngôi nhà dọc theo sông bị cuốn trôi.

Sân vận động Olympic Bắc Kinh 2008 nhường chỗ cho Bắc Đỉnh miếu

Chính quyền Tứ Xuyên có can đảm đào thần thú, nhưng chính quyền Bắc Kinh phải nhượng bộ. Có một ngôi miếu Nương Nương Bắc Đỉnh bên cạnh sân vận động Olympic Bắc Kinh, ban đầu được lên kế hoạch phá hủy. Nhưng vào năm 2007, nó đã trở thành di tích văn hóa của thành phố cần được bảo vệ. Bởi vì “Nương Nương" làm phép trước mặt chính quyền thành phố Bắc Kinh triển hiện “đại ác báo" nếu phá huỷ miếu khiến cho toàn bộ quan chức phải khiếp sợ.

Sau khi tiến hành khởi công xây dựng Trung tâm bơi lội quốc gia “Thuỷ lập phương”, việc phá hủy ngôi miếu cũng bắt đầu. Vào lúc 3h chiều ngày 27/8/2004, ngay sau khi một số công nhân phá hủy hai cánh cửa của miếu Nương Nương Bắc Đỉnh, gần sân vận động Tổ Chim liền nổi lên trận lốc xoáy hiếm thấy.

Tạp chí "Ký sự Bắc Kinh" đưa tin rằng một cột gió đen xoay tròn đã quét toàn bộ công trường xây dựng Trung tâm bơi lội thể thao quốc gia lên không trung. Cột gió cao 7-8m và rộng 3-4m. Lốc xoáy cuốn cát vàng và cuộn hàng rào sắt lên cao hơn 10m, gần như phá hủy hoàn toàn các công trình tạm thời có thể chịu được sức gió cấp 7 vừa được xây dựng xong. Toàn bộ công trường đã bị san phẳng, hiện trường lâm vào trạng thái tê liệt, có 44 công nhân bị thương và 2 người chết tại chỗ.

Theo các chuyên gia khí tượng, trong dữ liệu khí tượng của Bắc Kinh không có ghi chép về việc từng xuất hiện "lốc gió bụi". Mặc dù cơn lốc đã san phẳng toàn bộ công trường xây dựng sân vận động, nhưng miếu Nương Nương Bắc Đỉnh nằm trong khu vực tấn công của cơn lốc xoáy vẫn nguyên vẹn không chút tổn hại. Mọi người đều cảm thấy rất kỳ diệu và sợ hãi, mọi người bắt đầu bàn tán và nhiều công nhân thực sự sợ mạo phạm đến Thần Tiên nên vội vã rời khỏi công trường xây dựng không làm nữa. Nhưng công việc phá dỡ miếu vẫn tiếp tục.

Ngày hôm sau, một tin tức ly kỳ hơn truyền ra từ Trung tâm bơi lội quốc gia: tại công trường xây dựng đã đào được một hang động khổng lồ, một số công nhân hiếu kỳ đã bí mật khám phá bên trong động và phát hiện ra ở trong đều là rắn! Việc thi công lập tức phải dừng lại ngay. Đúng vào ngày ngừng thi công, một sự cố mất điện không rõ nguyên nhân xảy ra vào ban đêm tại sân vận động và trung tâm bơi lội. Lúc đó mọi người nhìn ra xa và thấy miếu Bắc Đỉnh được thắp sáng rực rỡ, như thể có hàng chục ngàn chiếc đèn điện ở đó, nhưng thực tế là trong miếu không có lắp đèn điện.

Tổng công trình sư đã triệu tập cuộc họp nghiên cứu ngay trong đêm và theo khuyến nghị của các chuyên gia phong thủy, cuối cùng chính quyền đã quyết định "giữ ngôi miếu Nương nương thời nhà Minh có giá trị di tích văn hóa này và phân bổ ngân sách để tu sửa phục hồi”. Vì thế, sân vận động Olympic Bắc Kinh "phải di chuyển 100 mét về phía bắc” so với kế hoạch ban đầu.

Thay đổi tuyến tàu điện ngầm số 5 Bắc Kinh

Ngoài miếu thờ Nương Nương, ở Bắc Kinh còn có một truyền thuyết rằng có một "giếng rồng bị khóa" ở cầu Bắc Tân và có một ‘hải nhãn’ ở đáy giếng. Độ sâu của giếng không thể đo được, có tiếng nước chảy róc rách và được cho là thông tới đáy biển. Đây chính là đôi mắt của Thần biển hướng vào lục địa.

Truyền thuyết kể rằng lão Long Vương muốn lũ ngập thành phố Bắc Kinh nhưng đã bị Lưu Bá Ôn hàng phục, và bị nhốt ở trong giếng này bằng một sợi xích sắt lớn. Lưu Bá Ôn để lại lời dặn rằng chờ cho cây cầu cũ rồi mới thả lão Long Vương ra. Nhưng mọi người đã không xây dựng cầu ở đây, mà đã xây dựng một ngôi đền Nhạc Vương trên cái giếng này và đặt tên nơi này là "Cầu Bắc Tân".

Vì thế, cây cầu này sẽ không bao giờ cũ cả, nên lão Long Vương sẽ vĩnh viễn bị trấn ở trong giếng. Giếng này nằm ở góc đông bắc của ngã tư cầu Bắc Tân.

Người ta nói rằng ở góc đông bắc của ngã tư cầu Bắc Tân, có một gian miếu cũ bị sửa thành cửa hàng bán hoa, bên trong thực sự có một cái giếng, đây chính là ‘giếng giữ rồng’ năm xưa. Hiện giờ vị trí đó đã xây một trung tâm thương mại. Các công nhân khi xây dựng đã chôn lấp cái giếng.

Xích sắt trong giếng không thể di chuyển, nếu không thành phố Bắc Kinh sẽ bị ngập lụt. Nghe nói khi Nhật xâm chiếm Trung Quốc, họ đã bắt người dân phải kéo dây xích sắt lên, dây xích như cứ dài mãi không thấy đầu, kéo dần kéo dần thì dưới giếng bắt đầu cuộn nước đen, kèm theo tiếng nước chảy ầm ầm cùng với mùi rất tanh hôi.

Những binh sĩ Nhật cũng kinh hoàng, sau đó nhanh chóng đặt sợi xích sắt trở lại giếng và đậy giếng lại không dám động vào nữa. Sau đó, trong cuộc Cách mạng Văn hóa, Hồng vệ binh cũng từng một lần kéo xích sắt, nhưng kết quả không thành công, và cuối cùng cũng sợ hãi.

Vị trí của giếng này nằm gần Tuyến tàu điện ngầm số 5. ​​Trong quá trình xây dựng Tuyến tàu điện ngầm Bắc Kinh số 5, Bắc Kinh đã lan truyền tin tức tàu điện ngầm phải thay đổi tuyến vì để tránh đụng vào giếng cổ. Kinh nghiệm thực tế của người Nhật và Hồng vệ binh khiến chính quyền Bắc Kinh không dám mạo hiểm.

"Long trụ" dưới đường cao tốc ở Thượng Hải

Liên quan đến vấn đề phong thủy long mạch, chính quyền Thượng Hải đã xây dựng đường cao tốc và chỉ dựng lên một cột "long trụ" duy nhất. Hầu hết người dân địa phương đều biết rằng cột "long trụ" này là điểm trung tâm để chống đỡ cho vị trí giao nhau giữa đường cao tốc trọng điểm hướng đông - tây và hướng nam - bắc của Thượng Hải.

Trong những năm 90, Thượng Hải bắt đầu thực hiện dự án xây đường trên cao. Năm 1999, khi dự án tiến hành xây dựng điểm giao nhau đường trên cao hướng đông - tây (đường cao tốc Diên An) và đường trên cao hướng nam - bắc, công ty xây dựng đã huy động tất cả các lực lượng kỹ thuật để giải quyết vấn đề nhưng nhiều lần mãi mà vẫn không thể đóng cọc móng xuống được.

Vì lý do này, Thượng Hải đã mời các tinh anh kỹ thuật từ khắp Trung Quốc và các nhà lãnh đạo đích thân tới giám sát, nhất định phải đóng cọc móng xuống thế nhưng vẫn không thể làm được! Nỗ lực hết sức cũng chỉ đóng được một phần và còn cách xa tiêu chuẩn thiết kế và yêu cầu kỹ thuật. Do không thể tìm ra mấu chốt của vấn đề, không thể xây được trụ chính, đường cao tốc nam - bắc và đông - tây không kết nối được nên toàn bộ dự án đã không thể hoàn thành đúng tiến độ.

Sự việc lúc đó có liên quan đến tiền đồ chính trị của ông Hoàng Cúc (Huang Ju), bí thư Đảng ủy thành phố Thượng Hải. Sau khi tìm hiểu, ông Hoàng đã đích thân mời một vị cao tăng của ngôi chùa nào đó của Thượng Hải đến giúp đỡ. Sau khi đến công trường và xem xét kỹ lưỡng, vị cao tăng nhắm mắt lại và chắp tay trước ngược một lúc lâu mà không nói lời nào.

Sau đó, vị cao tằng nói với ông Hoàng Cúc rằng: Có một con cá sấu tinh lớn bên dưới đang trấn áp (cũng có người nói là đầu rồng của long mạch Thượng Hải), mũi khoan thép cắm đúng vào lưng cá sấu, vì vậy không thể khoan được.

Ông Hoàng Cúc vội hỏi: "Vậy phải làm sao?”. Cao tăng nói: "Trừ khi ngài làm pháp sự để di chuyển con cá sấu".

Ông Hoàng đã nhờ cao tăng giúp. Lúc đầu cao tăng kiên quyết từ chối, nói rằng hậu quả sẽ nghiêm trọng. Do ông Hoàng Cúc liên tục van nài, cao tăng đã bị dao động và nhận lời, ông bắt đầu thắp hương, cầu nguyện, làm pháp sự trong 7 ngày, bùa chú được phá giải nên đã giải thoát cá sấu thú. Xong việc, cao tăng căn dặn vào một khắc nào đó có thể tiến hành đóng cọc, rồi ông rời đi không trở lại.

Sau đó, các cọc được đóng xuống thuận lợi, không bị nghiêng lệch và hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Cột trụ lớn ở trung tâm của cầu vượt được dựng lên dễ dàng.

Hoàng Cúc vui vẻ mang quà đến cảm ơn vị cao tăng. Cao tăng với vẻ mặt hốc hác cầu xin Hoàng Cúc đồng ý với ông một việc. Ông nói rằng do bản thân thả cá sấu đã vi phạm luật trời, ông sẽ chết vài ngày sau đó. Ông yêu cầu Hoàng Cúc, sau khi ông chết nhất định cần khắc 9 hình rồng (cá sấu) lên cột trụ lớn. Điều này có thể vãn hồi một chút tổn thất. Hoàng Cúc đã đồng ý. Vài ngày sau, vị cao tăng qua đời.

Dấu vết duy nhất có thể nhìn thấy bây giờ là 7 trụ cọc bê tông khổng lồ được bao quanh bởi thép trắng để tạo thành 1 cột trụ lớn và được trang trí bằng hình rồng. Thực sự là 9 hình rồng giương nanh múa vuốt. Người dân địa phương gọi là "long trụ”. Đây cũng là bằng chứng rõ ràng cho thấy chính quyền Thượng Hải phải lưu lại dấu ấn của phong thủy.

Minh Thanh

Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Sự kiện phong thủy thời cận đại ở Trung Quốc: Câu chuyện về thần thú 'trấn thủy'