Sau cuộc họp ở Alaska, Trung Quốc lập tức gặp 'anh cả' Nga và 'em trai' Triều Tiên

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối thoại cấp cao giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã kết thúc trong tranh chấp gay gắt và không có kết quả gì. Một mặt Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực hiện tuyên truyền kiểu chiến lang, mặt khác lại tích cực lôi kéo Nga và Triều Tiên để có “đồng minh”.

Theo tin tức đăng ngày 22/3 của Tân Hoa Xã - cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, dưới sự “chỉ đạo của Tập Cận Bình và Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ”, ông Tống Đào (Song Tao), Bộ trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã gặp Đại sứ Triều Tiên tại Trung Quốc Ri Ryong-nam tại Bắc Kinh vào ngày 22/3.

Hai bên lần lượt chuyển tiếp các thông điệp giữa ông Kim Jong Un và ông Tập Cận Bình cho nhau. Ông Tập tuyên bố rằng Trung Quốc và Triều Tiên sẽ "kiên trì đi theo hướng giải quyết chính trị trong vấn đề bán đảo"; Ông Ri Ryong-nam cũng chuyển tải thông điệp của ông Kim Jong Un, nói rằng quan hệ hữu nghị giữa hai bên sẽ được phát triển chiểu theo "yêu cầu của thời đại" và "lợi ích cơ bản".

Trung Quốc cũng mời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov thăm Trung Quốc từ ngày 22 đến 23/3. Ông Lavrov trả lời phỏng vấn của CCTV cho biết, sẽ cùng phía Trung Quốc liên hợp đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây, bao gồm việc thúc tiến để thanh toán bằng tiền tệ trong nước, không bị phụ thuộc vào hệ thống thanh toán quốc tế do phương Tây kiểm soát (ý chỉ hệ thống thanh toán bằng đô-la Mỹ).

Một cơ quan ngôn luận khác của ĐCSTQ là Thời báo Hoàn cầu đã xuất bản một bài báo bình luận với tiêu đề “Làm sao có thể là trùng hợp ngẫu nhiên khi Bộ trưởng Ngoại giao Nga đến thăm Trung Quốc vào thời điểm này?”, tuyên bố rằng hai nước đã “vứt bỏ ảo tưởng về Hoa Kỳ” và rằng “Trung Quốc và Nga sẽ không đơn độc vì đã có nhau”.

Những hành động trên diễn ra sau khi cuộc đàm phán Alaska Mỹ - Trung kết thúc, loạt hành động này của ĐCSTQ đã làm dấy lên suy đoán rằng ĐCSTQ đang có ý định lôi kéo Nga và Triều Tiên để đối phó với các nước phương Tây.

Ông Vương Hách (Wang He), cây viết chuyên đề của The Epoch Times cho rằng, cuộc tấn công chiến lược của ĐCSTQ không phải là một cuộc tấn công dựa trên quy tắc, mà là một cuộc chiến không giới hạn và không văn minh. Điều này chủ yếu thể hiện ở hai khía cạnh. Thứ nhất, giở trò lưu manh, có hai ví dụ nổi bật là: một là tòa án đóng cửa để xét xử vụ án công dân Canada Michael Kovrig, và các phái viên ngoại giao từ 26 quốc gia bị chặn ngoài cửa, không được phép vào nghe; hai là các sinh viên Mỹ bị bắt và đánh đập ở Thượng Hải, trùng hợp là hai sinh viên bị đánh là con của nhân viên làm việc trong Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ. Thứ hai, lôi kéo Nga và Triều Tiên, gây rắc rối cho Hoa Kỳ, và chuẩn bị gây sự khắp nơi. Bây giờ Biden và Putin đang đối đầu nhau, mà ĐCSTQ lại đặc biệt mời Bộ trưởng Ngoại giao Nga đến thăm; gần như cùng lúc, Tập Cận Bình và Kim Jong Un đã gián tiếp trao đổi thông điệp.

Vào thời điểm Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Nhật Bản và Hàn Quốc, em gái của Kim Jong Un là bà Kim Yo-jong đã lên tiếng đe dọa chính phủ mới của Mỹ: "Nếu muốn hòa bình, đừng chuốc lấy rắc rối". Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đáp trả mạnh mẽ rằng "sẵn sàng tiếp đón".

Về việc Trung Quốc và Triều Tiên có vẻ bừng bừng khí thế chống lại Hoa Kỳ, ông Vương Hách cho rằng, “Ở đây còn có một yếu tố lớn, đó là quyết định đối đầu với Hoa Kỳ của ĐCSTQ. Trung Quốc đã chuyển từ phòng thủ chiến lược khi chính quyền Trump còn tại nhiệm sang tấn công chiến lược, nên cần có sự hợp tác của Kim Jong Un. Kim cũng đã nắm lấy cơ hội để gặt hái một số lợi ích từ ĐCSTQ. Nói tóm lại, hai bên đang lợi dụng nhau để cùng làm điều gì đó".

Về ý định của Triều Tiên, ông Vương Hách cho rằng Mỹ đã thay đổi chính phủ mới nhưng Kim Jong Un lại coi thường Biden, nên muốn gây rối một chút để dọa nạt Mỹ, và chuyển dịch sự chú ý khỏi cuộc khủng hoảng nội bộ của Triều Tiên, bao gồm vấn đề bệnh dịch và khủng hoảng kinh tế.

Ông Vương Hách cũng bày tỏ quan ngại về chính sách tìm kiếm sự hỗ trợ từ ĐCSTQ trong việc giải quyết vấn đề Triều Tiên của Hoa Kỳ: "Chính sách của chính quyền Trump đối với Triều Tiên là rất rõ ràng. Nó ràng buộc ĐCSTQ và Triều Tiên với nhau, chỉ cần Kim Jong Un gây rắc rối, sẽ không chỉ gây áp lực cực độ cho Kim mà còn gây áp lực lên ĐCSTQ; đồng thời trực tiếp tiếp xúc với Kim Jong Un, không để ĐCSTQ làm trung gian mưu đồ trục lợi, ĐCSTQ gần như bị nốc-ao. Chính sách này rất hiệu quả. Tuy nhiên, chính quyền Biden lại tìm cách hợp tác với ĐCSTQ để giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên. Đây là một cái bẫy của ĐCSTQ và [Mỹ] đã rơi vào, hoàn toàn tạo cơ hội cho ĐCSTQ vung tay".

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Sau cuộc họp ở Alaska, Trung Quốc lập tức gặp 'anh cả' Nga và 'em trai' Triều Tiên