Quốc hội Ý thông qua nghị quyết ủng hộ Hồng Kông bất chấp phản ứng của Bắc Kinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Ý đã thông qua một nghị quyết ủng hộ các cuộc biểu tình của Hồng Kông vào ngày 3 tháng 12 , yêu cầu một cuộc điều tra về việc cảnh sát Hồng Kông lạm dụng vũ lực, thả người biểu tình và cần đưa ra lý do đối với việc cấm lãnh đạo phong trào xã hội Hoàng Chi Phong tới Châu Âu diễn thuyết.

Thông tấn xã Trung ương cho biết Thượng viện Ý đã mời Hoàng Chi Phong tham gia một cuộc họp qua video vào ngày 28/11, và Đại sứ Trung Quốc tại Ý đã đưa ra lời chỉ trích kịch liệt đối với quốc hội Ý là "sai lầm và vô trách nhiệm", khiến Thủ tướng Ý và lãnh đạo các đảng nhất trí đáp trả, quan hệ hai nước bước vào căng thẳng.

Thủ tướng Ý Giuseppe Conte cho biết Hoàng Chi Phong được một số thành viên của Quốc hội mời diễn thuyết qua video. Ông tin rằng đây là quyền của Quốc hội và cần phải hoàn toàn tôn trọng.

Bộ trưởng ngoại giao Ý Luigi Di Maio đáp trả rằng ngay cả khi Trung Quốc và Ý có mối quan hệ hợp tác song phương, ĐCSTQ cần tôn trọng bất kỳ hoạt động nào do Quốc hội Ý tổ chức. "Trung Quốc và Ý đã ký các hiệp định kinh tế và thương mại nhưng tuyệt đối không đại biểu cho việc ĐCSTQ có thể đưa ra những bình luận bừa bãi về thể chế, quốc hội và chính phủ Ý."

Chính quyền Hồng Kông và kể cả ĐCSTQ cần đưa ra lý do đối với việc cấm lãnh đạo phong trào xã hội Hoàng Chi Phong tới Châu Âu diễn thuyết.
Chính quyền Hồng Kông cần đưa ra lý do đối với việc cấm lãnh đạo phong trào xã hội Hoàng Chi Phong tới Châu Âu diễn thuyết. (Ảnh: Getty).

Tiếp theo đó ngày 2/12, Bộ Ngoại giao Trung Quốc dùng giọng điệu hòa giải nói rằng Trung Quốc và Ý là bạn tốt, hy vọng Ý ủng hộ Trung Quốc (ĐCSTQ) trong vấn đề Hồng Kông. Tuy nhiên, Quốc hội Ý vẫn đã thông qua nghị quyết ủng hộ Hồng Kông.

Truyền thông Ý cho biết nghị quyết được đề xuất bởi Dân biểu Maurizio Lupi, cựu Bộ trưởng Bộ Giao thông Ý, và được tất cả đảng chấp thuận, trong đó có Đảng vận động 5 sao của đảng cầm quyền chung, Đảng Dân chủ (PD) đều bỏ phiếu ủng hộ. Điều này cho thấy Ý đang xem xét tác động của việc gia nhập vào sáng kiến "một vành đai một con đường" của ĐCSTQ và có ý định điều chỉnh đường lối ngoại giao thân Trung Quốc.

Tờ báo mạng của Ý Affari Italiani sau cuộc họp đã phỏng vấn Lia Quartapelle, Chánh văn phòng Ủy ban Đối ngoại Dân chủ. Bà nhấn mạnh rằng bà hài lòng vì tất cả đã bỏ phiếu tán thành, và cuối cùng họ đã thức tỉnh được chính phủ Ý lên tiếng cho Hồng Kông, đó là một tín hiệu rất quan trọng.

Khi được hỏi tại sao "Đảng vận động năm sao" ủng hộ lập trường thân Trung Quốc? Quartapelle tuyên bố rằng Ý tôn trọng tự do tư tưởng và ngôn luận. Đảng vận động năm sao cũng phải công nhận rằng đây là tiền đề trong chính sách đối ngoại của Ý. Nhưng cho dù là đối mặt với Trung Quốc hay các nước khác, không có bất kỳ lợi ích kinh tế hay áp lực bên ngoài nào có thể bóp méo niềm tin cơ bản của Ý, về vấn đề này toàn bộ chính phủ Ý đều có sự nhận thức chung.

Về việc nghị quyết có vi phạm nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác" hay không, Quartapelle nói rằng Ý tôn trọng việc xử lý nội bộ của mỗi quốc gia, nhưng khi có điều gì đó vi phạm niềm tin cơ bản của Ý, Ý cũng cần phải lên tiếng.

Về việc nghị quyết có vi phạm nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác" hay không, Quartapelle nói rằng Ý tôn trọng việc xử lý nội bộ của mỗi quốc gia, nhưng khi có điều gì đó vi phạm niềm tin cơ bản của Ý, Ý cũng cần phải lên tiếng.
Về việc vi phạm nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác" hay không, Ý tôn trọng việc xử lý nội bộ của mỗi quốc gia, nhưng khi có điều gì đó vi phạm niềm tin cơ bản của Ý, Ý cũng cần phải lên tiếng. (Ảnh: Getty).

Liệu nghị quyết này có ảnh hưởng đến quan hệ Trung Quốc-Ý? Quartapelle tuyên bố rằng Ý đã cố gắng duy trì quan hệ đa phương. Bắc Kinh là một thành viên quốc tế quan trọng. Ý sẽ tiếp tục đối thoại với Bắc Kinh, nhưng dù tăng cường trao đổi kinh tế thương mại với Trung Quốc, Ý cũng không thể từ bỏ việc bảo vệ nhân quyền và luật pháp.

Quartapelle nói rằng tiến độ chính sách với Trung Quốc, Ý phải đồng hành hơn với Liên minh châu Âu. Chính phủ trước đây do Đảng vận động năm sao và Đảng Liên minh (Lega) hợp thành, vì việc ký kết Biên bản ghi nhớ “một vành đai một con đường” với ĐCSTQ đã đưa Ý vào chủ nghĩa thân Trung đơn phương, làm tổn hại quan hệ giữa Ý và Liên minh Châu Âu. Chủ nghĩa đơn phương này gây bất lợi cho Ý.

Về vấn Mỹ Trung đang tranh chấp, đối với chính sách viễn thông 5G của Ý sẽ như thế nào? Quartapelle nói rằng Ý tập trung vào lợi ích quốc gia của chính mình và không bị dẫn dắt bởi một trong hai bên. Viễn thông là một lĩnh vực nhạy cảm. Trước tiên, cần phải xem xét bảo vệ hệ thống quốc gia như thế nào.

Ý thay đổi hướng đi ngoại giao liệu có khiến Bắc Kinh hay chính phủ Trung Quốc bất mãn? Quartapelle nói rằng việc trả thù không tốt cho bất kỳ bên nào.Hai nước cần thiết lập mối quan hệ lâu dài, cần phải hiểu rằng Ý căn cứ vào lợi ích tốt nhất cho tự thân mà đưa ra quyết sách. Đảng dân chủ trước đây đã phản đối việc ký kết Biên bản ghi nhớ ‘một vành đai một con đường, bởi vì động thái này sẽ biến Ý trở thành đồng minh chính trị với Bắc Kinh.

Quartapelle cho biết dù là chiến tranh thương mại Trung-Mỹ hay cuộc chiến tranh lạnh mới có thể xảy ra, châu Âu nên đóng vai trò tích cực hơn trên toàn cầu và nên cố gắng đề xuất một sáng kiến ​​mạnh mẽ của chung châu Âu, không phải mỗi quốc gia châu Âu làm theo ý mình.

Minh Thanh



BÀI CHỌN LỌC

Quốc hội Ý thông qua nghị quyết ủng hộ Hồng Kông bất chấp phản ứng của Bắc Kinh