Phóng viên Hồng Kông, cảnh sát Hồng Kông nhiễm dioxin do đạn hơi cay

Giúp NTDVN sửa lỗi

Liên hiệp toàn Hồng Kông phản đối Dự luật Dẫn độ đã tổ chức một cuộc họp báo vào ngày 15/11. Liên hiệp chỉ trích cảnh sát Hồng Kông đã ném gần 10.000 quả đạn hơi cay từ khi diễn ra phản kháng của người biểu tình, gây tổn hại sức khỏe cộng đồng và phá hủy hệ sinh thái. Liên hiệp nhấn mạnh rằng các vấn đề chính trị cần phải giải quyết bằng chính trị.

Theo dữ liệu do cảnh sát Hồng Kông công bố, từ ngày 12/6 đến ngày 13/ 11, cảnh sát đã phóng ít nhất 9.362 viên đạn hơi cay. Liên hiệp cũng chỉ trích hành động của cảnh sát đã đi quá xa với mục đích giải tán người dân. Họ đưa ra yêu cầu phải công khai thành phần hóa học của đạn hơi cay và chấm dứt sử dụng vũ khí hóa học để bảo vệ sự an toàn của người dân. Hơn nữa, họ cũng yêu cầu cảnh sát ngay lập tức chấm dứt sử dụng đạn hơi cay sản xuất tại Trung Quốc.

Nghị sĩ Đàm Khải Bang cho rằng con số thống kê chưa tính ngày 14/11, ông tin rằng con số phải vượt quá 10.000 viên đạn hơi cay được sử dụng.

Một phóng viên của Standing News Hồng Kông mới đây cho biết, anh bị chẩn đoán mắc chloracne (mụn nhọt trên mặt do nhiễm nồng độ dioxin cao). Hơn nữa, có thông tin tiết lộ nhiều cảnh sát Hồng Kông cũng bị nhiễm chloracne.

Anh Trần Dụ Khuông, một nhà báo chuyên thu thập tin ở tuyến đầu Hồng Kông, đã viết lên Facebook cá nhân rằng trong đợt kiểm tra sức khỏe mới đây bác sỹ xác nhận anh đã bị mắc chloracne.

Anh cũng trích dẫn ví dụ ứng cử viên tổng thống Ukraine ông Yushchenko từng bị đầu độc năm 2004, trong cơ thể của ông phát hiện lượng lớn chất dioxin, đây là trường hợp đầu tiên bị ngộ độc cấp tính do nhiễm hàm lượng dioxin cao.

Gần đây, trên mạng lan truyền thông tin nhiều sĩ quan cảnh sát Hồng Kông cũng bị nhiễm chloracne. Người tiết lộ tin tức cho biệt mẹ anh kinh doanh thẩm mỹ viện. Trước có một khách hàng quen là cảnh sát tới nhờ mẹ anh tư vấn kem trị mụn . Thời gian sau, vợ người cảnh sát tới tiệm làm dịch vụ, mẹ anh hỏi thăm hiệu quả kem dùng có ổn không, lúc đầu người vợ không nói gì. Lúc sau, đột nhiên cô bật khóc. Hóa ra, người chồng cảnh sát của cô không phải bị vấn đề về da thông thường, mà anh đã bị chloracne.
Đáp lại những lo ngại về phóng viên của Standing News bị nhiễm chloracne, cảnh sát cao cấp Ban Hành động Hồng Kông, Uông Uy Tố tại cuộc họp báo vào ngày 14/11, đã phủ nhận việc này có liên quan đến đạn hơi cay: “Không thể xác nhận được đạn hơi cay có tạo ra dioxin hay không, cũng không rõ vì sao có người bị nhiễm dioxin và liệu trường hợp này có liên quan tới đạn hơi cay không”.

Tuy nhiên, bác sĩ Hoàng Nhạc Nhụ tại khoa cấp cứu, Bệnh viện Queen Elizabeth Hồng Kông, trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do cho biết đạn hơi cay thường chứa các thành phần gây hại như dioxin. Đặc biệt, ngày càng có nhiều báo cáo và bằng chứng chỉ ra rằng loại đạn hơi cay mới sản xuất ở Trung Quốc đại lục khi đốt có thể đạt tới 500 - 600 độ, và trong điều kiện nhiệt độ cao sẽ giải phóng rất nhiều chất độc hại. Dioxin chắc chắn có liên quan tới bệnh chloracne, chẳng qua trước nay chưa từng xuất hiện tại Hồng Kông.

Một số cư dân mạng cho biết: "Chính phủ phớt lờ sức khỏe của cảnh sát và đẩy họ ra tiền tuyến để hít hơi cay độc, mang bệnh cả đời. Ủng hộ các cảnh sát bãi công!”

Minh Thanh



BÀI CHỌN LỌC

Phóng viên Hồng Kông, cảnh sát Hồng Kông nhiễm dioxin do đạn hơi cay