Phân tích: Vì sao Nhà Trắng không tin tưởng vào dữ liệu báo cáo về dịch COVID-19 của chính quyền Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dịch viêm phổi do COVID-19 xuất hiện ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hiện đã lan sang 28 quốc gia và khu vực. Bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) không xử lý dịch bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế, cộng thêm những sự kiện lịch sử trong quá khứ, như việc ĐCSTQ cố tình che giấu dịch SARS năm 2003, đã làm trầm trọng thêm sự nghi ngờ của chính phủ Hoa Kỳ rằng liệu ĐCSTQ có cung cấp thông tin chính xác về tình hình dịch bệnh hay không.

Một quan chức cấp cao của Nhà Trắng nói với đài CNBC rằng, Nhà Trắng trong tuần này cho biết, căn cứ trên số ca nhiễm COVID-19, nước Mỹ căn bản không tin vào số liệu đến từ Trung Quốc. Phóng viên Nhà Trắng Edward Lawrence của đài Fox News nói vào hôm 13/2 rằng, theo tiết lộ từ nội bộ chính phủ Mỹ thì họ tin là Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bỏ lỡ ít nhất 100.000 ca nhiễm virus, còn có nguồn tin nói rằng chính phủ Mỹ cho là Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ‘cực kỳ nghiêm khắc’ trong việc hạn chế báo cáo số ca tử vong do nhiễm virus.

Đồng thời, ĐCSTQ đã rất miễn cưỡng khi chấp nhận sự giúp đỡ của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) trong việc ứng phó với dịch bệnh, hơn nữa hành vi đàn áp thông tin về vụ dịch của ĐCSTQ càng khiến Hoa Kỳ mất lòng tin vào Trung Quốc.

Trong một cuộc phỏng vấn trên đài phát thanh iHeart hôm 13/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã được hỏi rằng liệu Trung Quốc (ĐCSTQ) có công bố sự thật về dịch bệnh hay không, và ông Trump trả lời: "Các bạn vĩnh viễn sẽ không bao giờ biết được".

Sự nghi ngờ của Mỹ dành cho ĐCSTQ đã bắt đầu từ những năm 1950

Sự nghi ngờ của các quan chức Hoa Kỳ đối với ĐCSTQ có từ những năm 1950 khi chính quyền Trung Quốc đặt ra hạn ngạch sản xuất không thực tế, khiến các quan chức địa phương nhập dữ liệu sai. Khi dịch SARS bùng phát vào năm 2003, ĐCSTQ đã cố tình che giấu dịch bệnh khiến người dân lo lắng bất an. Sự trái ngược về dữ liệu kinh tế của ĐCSTQ trong hai thập kỷ qua đã khiến chính phủ Hoa Kỳ chắc chắn rằng ĐCSTQ là không thể tin tưởng được.

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Peter Navarro thậm chí còn gọi ĐCSTQ là “vườn ươm bệnh tật”.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hai lần ca ngợi phản ứng của Trung Quốc đối với sự bùng phát của dịch COVID-19 kể từ cuối tháng 1, khiến các nhà phê bình phải nghi ngờ về mối quan hệ giữa hai bên. Nhưng đồng thời tổ chức này cũng không ngăn cản các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ chỉ trích ĐCSTQ về việc xử lý dịch bệnh. Hôm 13/2, cố vấn kinh tế của Nhà Trắng, ông Larry Kudlow đã nói với các phóng viên rằng, Hoa Kỳ “cảm thấy thất vọng” trong việc ĐCSTQ xử lý vụ dịch, nguyên nhân là do ĐCSTQ thiếu minh bạch.

Việc Nhà Trắng chỉ trích ĐCSTQ vốn không phải là điều gì mới. Ba điều dưới đây cho thấy chính phủ Hoa Kỳ từ lâu đã không tin tưởng vào ĐCSTQ.

Bắc Kinh không xử lý cuộc khủng hoảng Covid-19 theo các chuẩn mực quốc tế, quá khứ đã cố tình che giấu dịch SARS và các sự kiện lịch sử khác, nó đã khiến chính phủ Hoa Kỳ nghi ngờ liệu chính quyền Trung Quốc có cung cấp thông tin chính xác hay không. (STR / AFP qua hình ảnh Getty)
Bắc Kinh không xử lý khủng hoảng Covid-19 theo chuẩn mực quốc tế, quá khứ đã cố tình che giấu dịch SARS và các sự kiện lịch sử khác, nó khiến chính phủ Hoa Kỳ nghi ngờ liệu chính quyền Trung Quốc có cung cấp thông tin chính xác hay không. (Ảnh: Getty Images)
  • ĐCSTQ đã cố tình che giấu thông tin khi dịch SARS bùng phát vào năm 2003

Giáo sư Yanzhong Huang, nhà nghiên cứu y tế công tại Hội đồng quan hệ quốc tế, giám đốc Trung tâm nghiên cứu y tế toàn cầu (Đại học Seton Hall), nói với CNBC rằng sự hoài nghi của Hoa Kỳ về việc xử lý khủng hoảng sức khỏe cộng đồng của ĐCSTQ bắt đầu từ năm 2003.

Vào thời điểm đó, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc cố ý che đậy sự bùng phát của Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (còn gọi là SARS), khiến dịch này nhanh chóng lan sang nhiều quốc gia, khiến các quan chức y tế thế giới đã phải tuyên bố đây là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu.

Ca nhiễm SARS đầu tiên xảy ra vào tháng 11 năm 2002. Bộ Y Tế Trung Quốc đã được thông báo về sự bùng phát của căn bệnh hô hấp bí ẩn này vào giữa tháng 12 cùng năm, nhưng cho đến vài tháng sau ĐCSTQ vẫn không công bố dịch SARS với công chúng.

Các nhân viên y tế đã báo cáo một đợt bùng phát của dịch SARS ở tỉnh Quảng Đông vào ngày 11 tháng 2 năm 2003, với hơn 300 trường hợp nhiễm SARS. ĐCSTQ sau đó mới bắt đầu thực hiện một số biện pháp khắc phục, bao gồm việc hợp tác với WHO và các tổ chức khác để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh.

Ông Huang nói với đài CNBC rằng ĐCSTQ ban đầu đã không thông báo cho công chúng về dịch SARS đã khiến các nước phải lo lắng, sợ hãi và tự suy đoán về tình hình, trong đó có Hoa Kỳ.

Theo ông Huang thì “phản ứng với dịch SARS tương tự như phản ứng với dịch COVID-19”, nhưng lần này ĐCSTQ phản ứng khá hơn so với hồi bùng phát dịch SARS.

  • Thao túng tiền tệ

Vào tháng 8 năm ngoái, chính quyền tổng thống Donald Trump đã chính thức chỉ định Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ, động thái này được cả hai đảng của Hoa Kỳ ủng hộ.

Lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện, ông Chuck Schumer nói vào thời điểm đó rằng: "Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thao túng tỷ giá hối đoái đồng Nhân dân tệ trước khi Tổng thống Trump nhậm chức. Ông (Trump) cuối cùng đã nói với Bộ trưởng Bộ Tài chính gắn cho Trung Quốc ‘danh hiệu’ là kẻ thao túng tiền tệ. Tất cả những gì ông cần làm là làm được điều đó".

David Dollar, nhà nghiên cứu cao cấp tại John L. Thornton China Center của Viện Brookings nói với đài CNBC rằng việc hỗ trợ cho động thái của ông Trump đã thể hiện rõ sự thất vọng và nghi ngờ về dữ liệu kinh tế của Hoa Kỳ đối với lịch sử của ĐCSTQ.

Ông David chia sẻ: "Ngay từ năm 2005, 2006, có thể nói rằng Trung Quốc (ĐCSTQ) đã can thiệp để giữ đồng nhân dân tệ ở mức thấp. Trong lịch sử, họ đã đạt được ‘danh hiệu’ là kẻ thao túng tiền tệ từ cách đây 15 năm".

Trước khi Mỹ và Trung Quốc ký kết giai đoạn đầu tiên của hiệp định thương mại, Hoa Kỳ đã loại Trung Quốc khỏi danh sách thao túng tiền tệ vào tháng 1. Nhưng ông David nói rằng, rõ ràng là Trung Quốc (ĐCSTQ) luôn khống chế sự tăng giá của đồng nhân dân tệ để duy trì lợi thế thương mại với Hoa Kỳ và các nước khác. Ông nói rằng giai đoạn lịch sử này và các tranh chấp liên quan đến thương mại khác là trọng điểm của tranh chấp và mất lòng tin giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán vào ngày 25 tháng 1 năm 2020
Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Chữ thập đỏ Vũ Hán vào ngày 25 tháng 1 năm 2020. (Ảnh: Getty Images)
  • Số liệu GDP của Trung Quốc không chính xác

Nói về dữ liệu tăng trưởng GDP chính thức do ĐCSTQ công bố, ngay cả Thủ tướng đương nhiệm Lý Khắc Cường cũng từng tự nhận mình là "không đáng tin cậy". Khi Lý Khắc Cường còn là Bí thư Tỉnh ủy Liêu Ninh vào năm 2007, khi tiếp đãi khách nước ngoài đã cho biết ông thích theo dõi các xu hướng kinh tế thông qua ba chỉ số để vắt kiệt số liệu thống kê. Ba chỉ số đó là: khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, lượng điện tiêu thụ và khoản tiền ngân hàng đã cho vay.

Những câu nói của Lý Khắc Cường là do nhân viên ngoại giao của Mỹ bí mật tiết lộ, cũng là nguồn tin về các chỉ số của Lý Khắc Cường.

Trọng điểm nghiên cứu của Thomas G.Rawski, giáo sư kinh tế - lịch sử tại Đại học Pittsburgh là phát triển kinh tế Trung Quốc hiện đại. Ông nói với đài CNBC rằng các nhà kinh tế và quan chức ĐCSTQ thường cho rằng dữ liệu cấp tỉnh là không chính xác.

Giáo sư Rawski nói: "Khi tình hình diễn biến không thuận lợi, chúng tôi đã thấy rằng ở cả cấp quốc gia và cấp tỉnh, dữ liệu họ công bố cho thấy mọi thứ tốt hơn thực tế”. Ông còn nói rằng, quan trọng nhất là ông không còn quan tâm việc số liệu ĐCSTQ báo cáo có chính xác hay không.

Đài CNBC đưa tin rằng kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra vào năm 1997, Giáo sư Rawski đã theo dõi sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc khi ông bắt đầu thấy dữ liệu đi chệch khỏi thực tế. Ông đã xuất bản một bài báo vào năm 2001, tuyên bố rằng dữ liệu về sản lượng sản xuất của Trung Quốc không phù hợp với dữ liệu cơ bản về tiêu thụ điện.

Thiên Hoa
- Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Phân tích: Vì sao Nhà Trắng không tin tưởng vào dữ liệu báo cáo về dịch COVID-19 của chính quyền Trung Quốc?