Nỗi sợ tăng nhanh khi số ca viêm phổi do virus ở Trung Quốc tăng đột biến

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một người đàn ông ban đầu chỉ bị ho nhẹ, nhưng sau đó anh ta bị ợ liên tục, kèm theo khó thở...

Các thành viên trong gia đình anh không nghĩ rằng đó là vấn đề quan trọng. Bác sĩ nói dường như anh có vấn đề về tim và khuyên anh nhập viện. Anh vẫn biểu hiện khoẻ mạnh, ngoại trừ một bên phổi có ổ nhiễm trùng nho nhỏ.

Hai tuần sau anh tử vong - cả hai phổi nhiễm trùng và có biểu hiện suy tạng. Các bác sĩ điều trị xác định nguyên nhân tử vong là một bệnh "viêm phổi chưa rõ nguyên nhân" - tại bệnh viện Kim Ngân Điền, Vũ Hán.

Sự việc này đã xảy ra nhiều ngày trước, khi các quan chức của bộ Y tế Trung Quốc đã xác định được nguyên nhân gây viêm phổi: một chủng virus mới tên là 2019-nCoV. Chủng Coronavirus này xuất hiện lần đầu tại Vũ Hán, một thành phố thương mại sầm uất, và cũng chính là quê nhà của nạn nhân.

Kể từ khi được phát hiện, chủng virus lạ đã gây bệnh cho 540 người ở khắp Trung Quốc và trên thế giới. Những ca được xác nhận đã xuất hiện tại Hồng Kông, Ma Cao, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, và Việt Nam.

Còn nhiều điều vẫn chưa sáng tỏ về loại virus này, gây nỗi sợ hãi lan khắp toàn thế giới, mối lo gia tăng mạnh khi Tết Nguyên đán đã tới rất gần - dịp lễ truyền thống lớn nhất trong năm, thời điểm mà hàng trăm triệu người Trung Quốc hồi hương hoặc đi du lịch ngoại quốc. Các chuyên gia nói điều này có thể khiến cho bệnh nhanh chóng lan rộng.

Chủng virus này đã lan rộng ở Trung Quốc và ảnh hưởng tới 17 tỉnh và vùng miền.

Còn với gia đình của người đàn ông kể trên, thì cái chết ấy vẫn chưa phải là tận cùng của nỗi đau. Họ hàng của anh ta đã có 05 người đã bị bệnh, 01 người trong đó đang ở tình trạng cấp cứu và điều trị tại bệnh viện Vũ Hán, nhưng không phải ai cũng được nhập viện... bác sĩ đã từ chối cháu gái và cháu trai bên nhà vợ của nạn nhân, nói rằng bệnh viện đã hết phòng cho họ. Thuốc thì cũng phải chờ đợi hàng giờ mới mua nổi 01 liều cho người thân.

Chị gái của nạn nhân may mắn hiện đang ở Na Uy, thì bị chính quyền Trung Quốc ép phải giữ im lặng - cô nói với thời báo Epoch Times. Cô bị cấm không cho phép đăng tải bất kì thông tin nào về cái chết của em trai. Cô yêu cầu không công bố danh tính vì sợ bị trả thù.

Hình vẽ minh họa người cháu gái... (Joyce Wei/The Epoch Times)

"Nước mắt của tôi giờ đã cạn”.

Người chị gái còn nói rằng nếu cháu gái và cháu trai bên vợ của em trai mình không được điều trị sớm, cô sẽ yêu cầu gia đình mình tại Trung Quốc xuống đường phản đối chính quyền.

"Chúng tôi là những người không là ai cả và chẳng có gì trong tay, nhưng chúng tôi cũng cần được sống”

Các chủng virus

Các chuyên gia Y tế so sánh chủng Virus ở Vũ Hán với chủng SARS-CoV (gây hội chứng suy hô hấp cấp nặng) và chủng MERS-CoV (gây hội chứng suy hô hấp Trung Đông) thì thấy rằng chúng đều thuộc họ Coronavirus.

Một số chuyên gia nghi ngờ căn bệnh mới bắt nguồn từ dơi, đây cũng là vật chủ trung gian đầu tiên trước khi 02 chủng SARS-CoV và MERS-CoV được tạo thành. Tuy nhiên, câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp là: Chủng virus mới này đã thay đổi như thế nào so với hình dạng ban đầu?

Nhà sinh học phân tử Michale Lai hiện đang làm việc ở Viện nghiên cứu Sinica Đài Loan cho biết: chủng Coronavirus có khả năng thích ứng và thay đổi rất nhanh.

Ông nói: “Chủng virus này có thể dễ dàng sao chép khi lây truyền qua người, điều này làm cho nó càng dễ lây nhiễm hơn"; “Virus trong người bệnh nhân sẽ tiếp tục đột biến… và nó có thể dễ dàng tồn tại trong cộng đồng một thời gian rất lâu”, Ông cũng nói rằng chính phủ Trung Quốc hãy nhớ lại bài học kinh nghiệm từ vụ dịch SARS.

Nhân viên cảnh vệ đang kiểm tra nhiệt độ của hành khách ở Wharf tại Sông Yantze ở Vũ Hán, tỉnh Hubei, Trung Quốc, vào ngày 22/1/2020. (Getty Images).

15 năm trước, chính quyền Trung Quốc ngay từ ban đầu đã che giấu khiến dịch SARS lan rộng từ Trung Quốc đến hàng chục quốc gia khác trong khoảng thời gian từ 2002-2003. Căn bệnh đã giết chết khoảng 800 người và gây bệnh cho hơn 8000 người.

Ông Ih-Jen Su, người đứng đầu "đội phản ứng nhanh với dịch SARS" của Đài Loan khi đó cho biết: với tình trạng như hiện nay thì có đến hàng tá ca mới mắc mỗi ngày. Ông nói thêm: “Tôi lo ngại rằng bệnh dịch đang lan rộng với tốc độ nhanh và nghiêm trọng hơn dịch SARS”. Ông Su cũng là một điều tra viên Y tế của Viện Nghiên cứu Sức khoẻ Quốc gia Đài Loan.

Trong đại dịch SARS, ca bệnh đầu tiên đã xuất hiện ở Trung Quốc vào tháng 10/2002 và lan ra Hồng Kông và Đài Loan vào tháng 03/2003.

Sự sợ hãi đang lan rộng

Một phụ nữ yêu cầu được giấu tên ở Vũ Hán cho biết, cô đã đeo khẩu trang bất kì khi nào đi ra ngoài. Cô nói với thời báo Epoch Times rằng: “Tôi chỉ có thể tránh đến những nơi đông người, tránh đi ra ngoài. Ngoài ra tôi không biết làm điều gì khác”.

Một cư dân khác ở Vũ Hán họ Pan nói rằng họ không dám chỉ trích Chính phủ vì sợ gặp phải rắc rối. Anh ta nói với thời báo Epoch Times rằng: “hoạt động kinh doanh của bệnh viện giờ đang tiến triển tốt – có nhiều người xếp hàng dài để được gặp bác sĩ. Vũ Hán giờ đã trở nên nổi tiếng”.

Một phụ nữ đeo khẩu trang khi đi xe đạp điện ở Vũ Hán, tỉnh Hubei, Trung Quốc vào ngày 22 tháng 1 năm 2020. (Ảnh Getty)

Một trong những dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của vụ dịch là: Văn phòng thành phố Vũ Hán đã ra thông báo vào ngày 22/01 (28 tháng Chạp) rằng họ đã bắt đầu tiến hành cách ly thành phố và đóng cửa các phương tiện vận chuyển công cộng bao gồm: tàu điện ngầm, bến cảng, và sân bay để ngăn chặn bệnh dịch lan rộng.

Một y tá ở Bệnh viện Cam Túc (Xiehe) Vũ Hán đã nói rằng nhân viên bệnh viện không được nghỉ, và cũng không được rời khỏi Thành phố. Cô nói thêm, một y tá khác ở khoa cô đã nhiễm bệnh.

Chính quyền Trung Quốc cho hay ngay trong một bệnh viện đã có hơn mười nhân viên Y tế bị nhiễm bệnh.

Laurie Garret là một chuyên gia phân tích y tế, cô cũng là một cựu nhà báo đã từng đoạt giải Pulitzer vì đã đưa tin về vụ dịch bùng phát Ebola vào năm 1995 - cho rằng công việc chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp có thể khiến nhân viên y tế tiếp xúc với virus nguy hiểm nếu như toàn bộ cơ thể của họ không được bảo vệ, bao gồm cả tóc và mắt.

Hồi tưởng lại kinh nghiệm thực thi các biện pháp bảo hộ từ vụ dịch SARS năm 2002, Garrett đã nói rằng biện pháp bảo hộ không đầy đủ có thể dẫn đến việc những nhân viên y tế bị nhiễm bệnh truyền virus tới nhiều người hơn thông qua tiếp xúc với các bệnh nhân khác.

Cô nói: “Vụ dịch đã có thể được được kiểm soát dễ dàng hơn ngay từ tuần đầu của tháng Một”, nhưng “đã có rất nhiều sự trì hoãn, rất nhiều hi vọng cho rằng đây chỉ là một chuyện tầm thường - chỉ xảy ra đối với một vài người lang thang trong chợ. Một giả định thật điên rồ!”

Phong Trần (biên dịch)
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Nỗi sợ tăng nhanh khi số ca viêm phổi do virus ở Trung Quốc tăng đột biến