Nỗi sợ hãi về sự lây lan của Coronavirus và các bệnh truyền nhiễm khác

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sự lây lan nhanh chóng của Coronavirus đang là một bóng ma đáng sợ và không thể xem đó là việc “chỉ diễn ra ở Trung Quốc”. Các ca nhiễm Coronavirus đã xuất hiện khắp mọi nơi. Khoảng cách về địa lý trên Thế giới đã không còn ý nghĩa.

Cảnh tượng về những người bị nhiễm bệnh chết nằm ở các hành lang bệnh viện mà không được xử lý và đường phố không bóng người ở Trung Quốc đã tạo ra một cảm giác bi thương. Những hình ảnh này tác động mạnh mẽ đến tâm can của chúng ta. Bản năng sinh tồn thể hiện ở phản ứng chiến-hay-chạy (một phản ứng căng thẳng cấp tính), là một phần tự nhiên của con người.

Một số người có xu hướng tâm lý “đổ lỗi cho Trung Quốc”. Một số người thì tự dối bản thân rằng đó là vấn đề của người Trung Quốc.

Vì vậy, điều này có thể khiến coronavirus trở thành nhân tố kích phát các loại bệnh lý khác ở con người như sợ hãi, giận dữ, định kiến bởi vì người nhiễm coronavirus có thời gian ủ bệnh dài, rất dễ lây lan và không có triệu chứng rõ ràng.

Nỗi sợ hãi chính đáng

Ở một mức độ nhất định, tất cả những phản ứng trên đều dễ hiểu. Một số người có phản ứng khá lý trí. Tuy nhiên, nếu chúng ta dùng tâm lý sợ hãi và tức giận để nhìn nhận thế giới hay có định kiến về các nước láng giềng Châu Á thì sẽ là một sự bất công xét trên phương diện đạo đức, cho dù nỗi sợ hãi về coronavirus là một phản ứng hợp lý. Virus là một bản án tử hình tiềm tàng đối với những người mắc phải nó, chứ không phải là một điều viển vông.

Rõ ràng, sợ hãi là phản ứng hợp lý trong trường hợp này và rất khó để che dấu. Đây là một phản ứng cần thiết, một cơ chế tự bảo vệ bản thân. Chẳng hạn như một người không có sợ hãi và cứ thế bước vào hang cọp thì thường sẽ bị nuốt chửng.

Giải pháp ở đây là chúng ta kiểm soát nỗi sợ hãi của bản thân chứ không phải bị nó bủa vây. Chúng ta cần hướng đến những hành động có chủ ý và tích cực nhằm giải quyết thách thức mang tính toàn cầu này. Chúng ta không được trở nên “tê liệt” hoặc phi nhân tính vì nỗi sợ hãi.

Cơn thịnh nộ ngay chính

Mặc dù bệnh dịch coronavirus đang lan rộng, nhưng lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã không đưa ra biện pháp xử lý kịp thời và thích đáng để ngăn ngừa bệnh dịch. Chính quyền Trung Quốc thậm chí trì hoãn việc công khai thừa nhận hoặc ứng phó với dịch bệnh trong một tháng hoặc lâu hơn. Đây là một minh chứng nữa về những thất bại nghiêm trọng và hậu quả chết người mà sự kiểm soát bưng bít của một chính quyền độc quyền gây ra. Ngoài ra, các báo cáo đáng tin cậy ở Trung Quốc chỉ ra rằng việc che đậy đã được thực hiện từ khi bệnh dịch bắt đầu bùng phát.

Ngoài ra còn có bằng chứng đáng tin cậy (chưa phải là một kết luận) rằng một điệp viên Trung Quốc đã đánh cắp hoặc mang virus này về từ một phòng thí nghiệm của Canada, sau đó đưa đến Phòng thí nghiệm an toàn sinh học quốc gia, phòng thí nghiệm chiến tranh sinh học tiên tiến của Trung Quốc ở Vũ Hán để phát triển thêm. Phòng thí nghiệm này cách khu chợ trời khoảng 20 dặm. Đây được xem là nơi bắt đầu bùng phát coronavirus.

Điều này có nghĩa là chính quyền Trung Quốc - vô tình hoặc cố ý đã “thả ra” vũ khí virus cho chính người dân của mình và thế giới. Dù đó là vô tình hay cố ý, ĐCSTQ xứng đáng bị lên án,thể chế này đã gây ra những tội ác khủng khiếp chống lại loài người.

Định kiến đúng đắn

Nguyên tắc hình thành quan điểm được áp dụng cho định kiến. Điều này đặc biệt đúng đối với những định kiến phân biệt chủng tộc.

Chúng ta thường dễ dàng có những suy nghĩ và cảm xúc mang tính định kiến. Đây là một khía cạnh thuộc bản chất con người mà chúng ta phải thừa nhận và có quan điểm đúng đắn về nó. Không cần phải có một đại dịch chết người mới tạo ra những cảm xúc mang tính định kiến ở con người, tuy nhiên, đại dịch này đã có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của chúng ta.

Mọi định kiến không phải đều sai hoặc không hợp lý. Ví dụ, một người Do Thái ở Berlin vào năm 1938 hiểu rằng bất cứ ai mặc đồng phục của Đức Quốc xã đều có thể đe dọa đến tính mạng của họ. Trong trường hợp này người Do Thái không cần phải quen hay hiểu biết về người mặc đồng phục mới biết được mối đe dọa đó. Chỉ cần một người mặc đồng phục này là đã thể hiện người đó là ai, những điều họ sẵn sàng tin và làm đối với người Do Thái. Trong bối cảnh này, định kiến là một cứu cánh.

Tuy nhiên, định kiến chống lại cả một dân tộc hay quốc gia chỉ đơn giản vì bệnh dịch xuất hiện ở đó thì không đúng và không hợp lý. Chúng ta không nên lên án những người đang chịu đau khổ mà trái lại cần giúp đỡ họ.

Can đảm và lòng trắc ẩn dễ lan tỏa

“Thuốc giải độc” cho nỗi sợ hãi và định kiến là sự can đảm và lòng trắc ẩn. Điều này có nghĩa là chúng ta hãy suy nghĩ và hành động với những phẩm chất tốt của chúng ta, chẳng hạn như tính can đảm và lòng trắc ẩn. Chúng ta tìm thấy sự can đảm và lòng trắc ẩn từ chính trong bản thân mình và từ niềm tin rằng Thần Phật từ bi đối với con người.

Một nghịch lý liên quan đến nỗi sợ hãi, nhất là về những nỗi sợ hãi kinh hoàng, đó là không có nó nỗi sợ hãi thì chúng ta không cần phải có lòng can đảm. Chúng ta có lòng can đảm để vượt qua nỗi sợ hãi vì lợi ích của bản thân hoặc của người khác. Có lòng can đảm sẽ giúp chúng ta vượt qua nỗi sợ hãi.

Đó cũng là lý do tại sao lòng trắc ẩn thường đi kèm với sự can đảm, ví dụ như những người chăm sóc bệnh nhân phải đủ can đảm để làm những gì họ cần làm. Họ vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân để chăm sóc người khác, cho dù họ đang tự đặt mình vào nguy hiểm tiềm tàng.

Thật tốt là lòng can đảm và lòng trắc ẩn rất dễ lan tỏa trong cộng đồng.

Hành động khôn ngoan và mục đích rõ ràng

Chúng ta phải hành động một cách khôn ngoan và với mục đích rõ ràng để không chỉ ngăn chặn được tai họa đáng sợ này, mà còn tìm đúng người chịu trách nhiệm. Chúng ta không nên đổ lỗi cho bất kỳ người người châu Á nào.

Tuy nhiên, có lòng trắc ẩn không có nghĩa là chúng ta không thực hiện tất cả các hành động cần thiết để ngăn chặn bệnh dịch này. Chúng ta phải có can đảm để làm những điều cần thiết.

Chẳng hạn:

Hạn chế đi đến và từ Trung Quốc là cần thiết.

Kiểm dịch là chắc chắn cần.

Nhưng chúng ta cần có lòng trắc ẩn và cảm thông đối với những người đang chịu đựng bệnh dịch và những người châu Á bao gồm thành viên gia đình, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp hoặc bất kỳ ai xung quanh chúng ta.

Đâu là nguyên nhân của đại dịch toàn cầu này?

Chúng ta biết rằng sự kiêu ngạo và sợ hãi đã điều khiển đầu óc và tâm can của những kẻ độc ác trong ĐCSTQ. Những kẻ này đã từ bỏ nhân tính của chính mình chỉ vì quyền lực và cuộc sống xa hoa. Sự bùng phát bệnh dịch này chỉ là một trong nhiều hậu quả khủng khiếp mà ĐCSTQ đã mang lại cho người dân của họ, và có thể cho toàn thế giới.

Chúng ta hãy lên án một cách chính đáng. Tuy nhiên, dù là nguyên nhân từ đâu thì dịch bệnh cũng đã xuất hiện và lây lan. Do đó, chúng ta hãy can đảm, tốt bụng và quyết liệt để chiến đấu và đánh bại bệnh dịch này. Chúng ta không nên biến nó thành sự đối kháng chủng tộc như đã từng xảy ra trong lịch sử loài người.

James Gorrie là một nhà văn và diễn giả tại Nam California. Ông là tác giả của cuốn “cuộc khủng hoảng Trung Quốc”.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Tiểu Mai (biên dịch)
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Nỗi sợ hãi về sự lây lan của Coronavirus và các bệnh truyền nhiễm khác