Những điều Chủ tịch Tập ‘quên’ trong bài phát biểu đe dọa Đài Loan nhân kỷ niệm 110 năm Cách mạng Tân Hợi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Đài Loan: Ai là kẻ đã quên tổ tiên, phá huỷ sạch sẽ văn hoá 5.000 của Trung Hoa vĩ đại? Ai là kẻ đã chia cắt đất nước? Ai là kẻ đã luôn đẩy một nhóm nhân dân thành kẻ thù của đảng phái để đàn áp đẫm máu? Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm cho cái chết đẫm máu của 100 triệu người Trung Quốc? Ai là kẻ đang che dấu tội ác man rợ chống lại loài người? Nhân dân sẽ hắt hủi ai, lịch sử sẽ phán xét ai?…

Tại "Đại hội kỷ niệm 110 năm Cách mạng năm 1911", Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại rằng "Bất cứ kẻ nào quên tổ tiên, phản bội Tổ quốc, chia cắt đất nước sẽ không bao giờ có kết cục tốt đẹp. Kẻ đó sẽ bị nhân dân hắt hủi và bị lịch sử phán xét”.

Phát biểu của ông Tập trong bối cảnh Trung Quốc kỷ niệm 110 cách mạng Tân Hợi, giữa thời điểm Bắc Kinh leo thang đe dọa quân sự với Đài Loan, ở mức hung hăng chưa từng có trong lịch sử. Phát biểu của ông Tập được xem như lời cảnh báo trực tiếp của ông gửi tới bà Thái Anh Văn và Đài Loan, quốc đảo được cho là đã quên mất nguồn cội của họ là tổ tông Trung Quốc đại lục và không chấp nhận số phận như Hong Kong, hợp nhất với đại lục và chịu sự cai trị của ĐCSTQ.

Bài phát biểu đầy đe dọa và cảnh báo này tại lễ kỷ niệm 110 năm cuộc cách mạng Tân Hợi đã khiến những người thấu đáo về lịch sử Trung Quốc, lịch sử soán quyền đoạt vị của ĐCSTQ kinh ngạc. Các nhân sĩ, tri thức của Trung Quốc mỉa mai rằng ông Tập đã ‘quên’ rất nhiều mấu chốt quan trọng, ý nghĩa lịch sử quan trọng khi lên tiếng đe dọa, cảnh báo Đài Loan. Những lời đe dọa của ông Tập, một cách xác đáng, phải dành cho chính ĐCSTQ chứ không phải bất kỳ ai khác trong đất nước có lịch sử 5.000 năm này.

Hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên màn hình lớn trong buổi biểu diễn kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại sân vận động quốc gia Tổ Chim ở Bắc Kinh vào ngày 28/6/2021. (NOEL CELIS / AFP qua Getty Images)
Hình ảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trên màn hình lớn trong buổi biểu diễn kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc tại sân vận động quốc gia Tổ Chim ở Bắc Kinh vào ngày 28/6/2021. (NOEL CELIS / AFP qua Getty Images)

Cách mạng Tân Hợi hay Cách mạng năm 1911, là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo, với tuyệt đại đa số là người Hán nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh. Sau cuộc cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc đã kết thúc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do phát triển mạnh mẽ ở đây, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á khác, trong đó có Việt Nam.

Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan và ĐCSTQ ở Trung Quốc đại lục đều tự coi mình như là những người kế thừa hợp pháp từ cuộc Cách mạng Tân Hợi và tôn vinh những lý tưởng của cuộc cách mạng trong đó có chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cộng hòa, hiện đại hóa Trung Quốc và đoàn kết dân tộc. Ngày 10 tháng 10 được kỷ niệm tại Đài Loan là Ngày Song Thập, ngày quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc. Tại Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Ma Cao (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), ngày này được tổ chức là Lễ kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi (theo Wikipedia).

Tuy nhiên, cuộc tranh cãi trong giới tri thức nổ ra, với rất nhiều bằng chứng và sự thật về lịch sử cai trị của ĐCSTQ, có vẻ như phát biểu của ông Tập Cận Bình lại mang tới một hiệu ứng ngược với những gì ông mong muốn.

Ông Vương Đan, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hoa Kỳ, người phải lưu vong sau Sự kiện Lục tứ 1989 ở quảng trường Thiên An Môn, cho rằng những gì ông Tập phát biểu chính xác là để dành cho ĐCSTQ chứ không phải Đài Loan, bởi vì ông Tập cũng như ĐCSTQ đã bỏ quên rất nhiều tình tiết lịch sử quan trọng.

Ai đã quên nguồn gốc tổ tông: ĐCSTQ hay Đài Loan?

ĐCSTQ buộc cả dân tộc Trung Hoa cắt đứt với văn hóa Thần truyền, phá bỏ tận gốc văn hoá truyền thống 5000 năm của tổ tông, trong khi Đài Loan là nơi duy nhất cố gắng duy trì nền tảng văn hoá truyền thống của tổ tông Trung Hoa để lại.

Văn hóa là linh hồn của dân tộc. Sự phát triển văn hóa định ra lịch sử nền văn minh của một đất nước. Trên thế giới hiện nay, Trung Quốc là đất nước duy nhất có nền văn minh cổ đại được kế thừa liên tục trên 5000 năm.

Nền văn hóa Trung Hoa thấm đẫm văn hóa Thần truyền, đã bắt đầu với những thần thoại như Bàn Cổ khai thiên địa, Nữ Oa tạo ra con người, đến Thần Nông nếm thử trăm loại thảo dược… Thần phù trợ nhân loại đi qua bao năm tháng từ thời mông muội khai thiên lập địa. Văn hóa truyền thống Trung Hoa hướng đến sự hài hòa giữa con người và vũ trụ, chú trọng vào đạo đức và luân lý của từng cá nhân, gia tộc. Nó dựa trên tín ngưỡng tu luyện của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, để giáo dưỡng nên lòng khoan dung, sự tiến bộ xã hội, bảo vệ đạo đức con người, và tín ngưỡng chân chính. Trung, hiếu, tiết, nghĩa là tiêu chuẩn làm người trong xã hội Trung Hoa xưa. Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín đã đặt nền tảng đạo đức cho từng cá nhân và toàn xã hội. Với những nguyên tắc này, văn hóa Trung Hoa thể hiện ra sự chính tín, lương thiện, hòa ái và bao dung.

Mặc dù đất nước Trung Quốc đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và tấn công trong lịch sử, nhưng nền văn hóa Trung Quốc đã cho thấy một sức sống mãnh liệt, và tinh hoa của nó đã liên tục được truyền lại cho đời sau.

Thế nhưng, từ khi giành được chính quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã tập trung các nguồn lực của đất nước vào việc phá hủy nền văn hóa truyền thống của Trung Quốc. Ác ý này tuyệt đối không phải là xuất phát từ nhiệt huyết công nghiệp hóa của ĐCSTQ, cũng không phải là từ sự ngu dốt đơn thuần trong việc tôn thờ nền văn minh phương Tây. Mà nó xuất phát từ sự đối nghịch cố hữu về ý thức hệ của ĐCSTQ đối với văn hóa truyền thống của dân tộc. Vì vậy, việc phá hoại văn hóa Trung Quốc của ĐCSTQ đã được lập kế hoạch, tổ chức kỹ lưỡng, có hệ thống, và được hỗ trợ bởi việc sử dụng bạo lực của nhà nước. Kể từ khi thành lập, ĐCSTQ chưa bao giờ ngừng việc “cách mạng hóa” văn hóa Trung Quốc nhằm triệt để phá hủy tinh thần của nó.

Tượng Phật bị đốt phá trong thời Đại Cách Mạng Văn Hóa. (Epoch Times)
Tượng Phật bị đốt phá trong thời Đại Cách Mạng Văn Hóa. (Epoch Times)

Để giành và duy trì quyền lực ở Trung Quốc, ĐCSTQ trước hết đã phải gieo trồng những tư tưởng vô đạo đức của nó trên đất Trung Quốc. Mao Trạch Đông đã tuyên bố, “Nếu chúng ta muốn lật đổ một chỉnh thể, trước tiên chúng ta phải tuyên truyền, và làm công tác trong lĩnh vực tư tưởng”.

Mao Trạch Đông cũng từng nói ông ta không theo Đạo cũng không theo Trời. Văn hóa Trung Quốc truyền thống không còn nghi ngờ gì nữa đã trở thành một chướng ngại lớn cho việc thách thức với Đạo và đấu tranh với Trời của ĐCSTQ.

Không chỉ tấn công tôn giáo, ĐCSTQ còn dựng lên phong trào “Phá tứ cựu” và thay đổi phong tục tập quán hòng ép buộc con người không dám đọc những tác phẩm kinh điển, văn tự, sử thi, truyền thuyết… Không đọc những tác phẩm kinh điển của Trung Hoa thì họ sẽ không thể hiểu được chúng. Điều này chính là một đao chặt đứt mạch truyền thừa của văn hóa truyền thống.

Adolf Hitler từng nói: “Muốn hủy diệt một dân tộc, trước tiên phải hủy diệt văn hóa của nó”, “Muốn hủy diệt một dân tộc trước tiên phải làm tan rã văn hóa của nó; Muốn làm tan rã văn hóa của nó, trước tiên phải tiêu hủy ngôn ngữ kế thừa của nó”.

Một triết gia cũng từng phát biểu: “Khiến một dân tộc bị hủy diệt rất dễ dàng, chỉ cần hai đời không đọc sách truyền thống của dân tộc này nữa là được” hay “Muốn tiêu diệt một nước nào đó, trước tiên hãy tiêu diệt lịch sử của nó”.

Với phong trào phá tứ cựu, thay đổi chữ viết, phủ nhận sạch trơn nguồn gốc văn hóa Thần truyền, ĐCSTQ đã thành công hủy diệt một dân tộc. Nhưng Đài Loan thì không. Nơi duy nhất trên địa cầu này phần ít ỏi của dân tộc Trung Hoa, của nền văn hóa Thần truyền còn được bảo tồn, đó sẽ là Đài Loan, không phải Đại lục.

Ai đã chia cắt Trung Quốc: Đài Loan hay ĐCSTQ?

Có đúng là dân tộc Trung Hoa đã chọn Đảng Cộng sản Trung Quốc, hay Đảng là do cấu bè kết phái mà thành? Chúng ta hãy cùng lật lại lịch sử để tìm câu trả lời.

Từ cuối đời Mãn Thanh cho đến đầu thời kỳ Dân Quốc (1911–1949), đất nước Trung Hoa cổ xưa phải nếm trải biết bao chấn động từ bên ngoài và cải cách lớn ở bên trong, xã hội hỗn loạn, người dân lầm than.

Kinh nghiệm khác nhau giữa các nhóm chí sĩ yêu nước khác nhau dẫn đến lý luận, học thuyết và lộ tuyến khác nhau. Thế rồi một nhóm trong đó đã gặp người liên lạc của Đảng Cộng sản Liên Xô. Tư tưởng “dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền” trong học thuyết Mác-Lê rất đồng điệu với lòng sốt sắng và nguyện vọng “cứu nước cứu dân” thời bấy giờ. Chủ nghĩa Cộng sản, một tư tưởng hoàn toàn xa lạ, đã từ bên ngoài du nhập vào Trung Quốc kể từ đó.

Năm 1966, Mao Trạch Đông cầm đầu ĐCSTQ phát động Đại cách mạng Văn hóa, sự kiện này đã khiến những nhân sĩ trí thức Quốc Dân Đảng ở bờ bên kia eo biển cảm thấy vô cùng đau lòng lo lắng.
Năm 1966, Mao Trạch Đông cầm đầu ĐCSTQ phát động Đại cách mạng Văn hóa, sự kiện này đã khiến những nhân sĩ trí thức Quốc Dân Đảng ở bờ bên kia eo biển cảm thấy vô cùng đau lòng lo lắng. (The Epoch Times)

Tổng cộng 13 đại biểu cùng gia nhập trong hội nghị ĐCSTQ đầu tiên. Năm tháng trôi qua, người thì chết, người thì bỏ đi, người thì theo quân Nhật và trở thành Hán gian, người thì bỏ ĐCSTQ để chuyển sang Quốc Dân Đảng,… cho đến năm 1949 khi ĐCSTQ giành được quyền lực, thì chỉ còn 2 trong số 13 đảng viên lứa đầu trụ lại trong Đảng, đó là Mao Trạch Đông và Đổng Tất Vũ.

Để lợi dụng sự ủng hộ của nông dân, Mao Trạch Đông vuốt ve “không có bần nông thì không có cách mạng, đả kích nông dân là đả kích cách mạng” rồi hứa hẹn “dân cày có ruộng”… Đến lúc cần giai cấp tư sản ủng hộ, Đảng thổi phồng họ lên thành “bạn đồng hành của cách mạng vô sản” rồi hứa hẹn một chế độ “dân chủ cộng hoà”. Khi Đảng Cộng sản Trung Quốc gặp nguy cơ suýt bị Quốc Dân Đảng tiêu diệt, bèn hô hào “người Trung Quốc không hại người Trung Quốc”. Kết quả là gì? Kháng chiến Trung-Nhật vừa kết thúc, ĐCSTQ gom toàn lực lật đổ chính quyền Quốc Dân Đảng.

Sách giáo khoa Trung Quốc hiện nay viết rằng Đảng Cộng sản lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Nhật đến thắng lợi vẻ vang.

Thực tế chỉ có quân Quốc Dân Đảng đã ra chiến trường đánh Nhật, đã chết hơn 200 tướng trong chiến trận. Khi đó, ĐCSTQ hầu như không mất một viên tướng nào. Ấy vậy, ĐCSTQ vẫn trắng trợn tuyên truyền với người dân rằng Quốc Dân Đảng không đánh Nhật, mà là Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dẫn dắt nhân dân đến thắng lợi vĩ đại. Nói khó nghe một chút, ĐCSTQ đã cướp quyền cai trị đất nước từ Quốc dân đảng.

Sau khi cướp được chính quyền từ Quốc Dân Đảng vào năm 1949, ĐCSTQ thanh trừng tất cả dân sĩ nào đề cập đến dân chủ, khép vào tội theo cánh hữu làm phản. Bất kể ai không đồng ý hay không theo tư tưởng, hành xử và tổ chức của Đảng đều bị tiêu diệt. Cuộc sống no đủ của nông dân Trung Quốc cũng không kéo dài được lâu, chỉ sau 3 tháng lên nắm quyền, ĐCSTQ liên tiếp tiến hành các cuộc cải cách. Tiêu biểu là chiến dịch kinh tế Đại nhảy vọt dưới thời Mao Trạch Đông, đã khiến từ 18 đến 45 triệu người Trung Quốc chết đói do nông nghiệp đình trệ và cuộc Cách mạng văn hóa đã khiến cho hàng nghìn người trở thành nạn nhân tại Trung Quốc. Tất cả các lời hứa của ĐCSTQ với giới vô sản và nông dân đã bay theo gió.

Trong suốt hơn 70 năm cầm quyền, ĐCSTQ liên tiếp phát động các cuộc đấu tranh lớn nhỏ trong đất nước để duy trì quyền lực chính quyền trên đầu nòng súng như triết lý trị nước của Mao. Một cách có tính toán, ĐCSTQ không lúc nào ngừng nghỉ trong việc biến một nhóm công dân thiểu số của Trung Quốc thành tội đồ của dân tộc, tuyên truyền việc phải đàn áp, giết chóc, diệt chủng họ. Nhóm dân số bị đàn áp này khi thì là địa chủ, khi thì là thành phần tiểu tư sản, khi thì là trí thức, khi thì là sinh viên (sự kiện Thiên An Môn 1989) và ngày nay là diệt chủng lạnh người Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, mổ cướp tạng của các học viên Pháp Luân Công.

Ai đang chia cắt dân tộc Trung Hoa? Ai đang thúc đẩy phân hoá giai cấp trong dân tộc Trung Hoa? Ai đang thúc đẩy các nhóm dân trong dân tộc này trở thành kẻ thù của nhau? Bàn tay ai đẫm máu dân mình?

Đó không phải là Đài Loan, hòn đảo mà Tưởng Giới Thạch phải tìm tới trú ẩn và phát triển nó rực rỡ, thịnh vượng dựa trên nền dân chủ, tự do, kế thừa nền văn hóa Thần truyền 5.000 lịch sử Trung Hoa kể từ tháng 12/1949. Trong lịch sử 70 năm của quốc đảo này, không có người dân nào phải đấu tranh đến chết vì chính sách của chính phủ, không có giai cấp nào phải đấu đá với nhau, chính phủ cũng không bị cáo buộc bất cứ tội ác chống lại loài người nào.

Các thành viên của Lực lượng Bảo vệ Danh dự Quốc phòng diễu hành trong lễ kỷ niệm Quốc khánh ở Đài Bắc, Đài Loan ngày 10/10/2020. (Ảnh I-Hwa Cheng / Bloomberg / Getty)
Các thành viên của Lực lượng Bảo vệ Danh dự Quốc phòng diễu hành trong lễ kỷ niệm Quốc khánh ở Đài Bắc, Đài Loan ngày 10/10/2020. (Ảnh I-Hwa Cheng / Bloomberg / Getty)

Ngày nay, Đài Loan đã là một trong 4 con Rồng kinh tế châu Á cùng với Hàn Quốc, Hong Kong và Singapore. Người dân được quyền trực tiếp bầu cử Tổng thống, hệ thống tổng tuyển cử trực tiếp dân chủ đa đảng, lấy Học thuyết Tam Dân của cố lãnh tụ Tôn Trung Sơn làm nòng cốt, mọi người dân đều có quyền được hưởng mức độ cao về tự do kinh tế, dân sự, báo chí, ngôn luận, tôn giáo, chăm sóc sức khỏe, giáo dục công và phát triển nhân văn.

Lịch sử cai trị đẫm máu của chính quyền ĐCSTQ và lịch sử thịnh vượng, tự do của Đài Loan khiến người Đài Loan không thể trở thành một phần của ĐCSTQ. Bất kỳ một cá nhân có lý trí nào cũng thấu hiểu sâu sắc điều đó. Công cuộc đàn áp Hong Kong trong những năm qua và sự ‘bất tín’ của ĐCSTQ với vùng đất tự trị này đã là bài học xương máu cho Đài Loan. Đài Loan có thể trở về với Trung Hoa nhưng không thể là dưới sự cai trị của ĐCSTQ.

Ai sẽ bị nhân dân hắt hủi và lịch sử phán xét?

Trong suốt 72 năm soán quyền đoạt vị, ĐCSTQ đã tiến hành hàng loạt các cuộc cải cách đối với người dân Trung Quốc, phá huỷ hoàn toàn nền văn hoá truyền thống 5.000 nghìn năm, biến người dân Trung Quốc trở thành những con người bị coi thường trên thế giới với một tư tưởng văn hoá Đảng hoàn toàn biến dị do ĐCSTQ nhồi nhét.

Bởi vì ĐCSTQ xây dựng chính quyền trên nền tảng “giả, ác, đấu”, nó đã không từ một thủ đoạn nào kể từ khi giành được chính quyền để tiêu diệt các giai cấp và dựng lên chế độ thống trị thông qua con đường “bạo lực cách mạng”. ĐCSTQ đã cố gắng tiêu diệt những người bất đồng chính kiến và các tầng lớp xã hội đối lập, sử dụng bạo lực và lừa dối để bắt toàn thể nhân dân Trung Quốc trở thành những đầy tớ trung thành và ngoan ngoãn dưới ách nô dịch tàn bạo của nó.

Có thể nói, nếu như trong 30 năm đầu (1949-1979), ĐCSTQ tiến hành hàng loạt cuộc vận động chính trị như “Cải cách Ruộng đất”, “Tam phản”, “Ngũ phản”, “Đại nhảy vọt”, “Phản hữu”, “Phá tứ cựu”, “Cách mạng Văn hóa”, “Phản kích làn gió hữu khuynh lật án”, v.v… để giết hại gần 100 triệu người dân của chính mình ngay trong thời bình, thì mấy chục năm sau Đảng cũng lại có đủ các loại vận động như: “Phản tinh thần ô nhiễm”, “Phản tự do hóa”, Đàn áp phong trào quần chúng ở Thiên An Môn, bức hại Pháp Luân Công, đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền, đánh đập các luật sư nhân quyền… “Giết! Giết! Giết!” đã trở thành dấu chân trên khắp các nẻo đường mà ĐCSTQ đi qua, bao gồm cả lạm sát người vô tội không có chủ đích và giết người không chịu khuất phục một cách có chủ đích.

Để thể hiện sự ủng hộ của họ đối với các vụ kiện toàn cầu chống lại cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân, các học viên Pháp Luân Công đã tuần hành ở Sydney vào ngày 4/9/2015. (William West / AFP qua Getty Images)

Trong đó, cuộc bức hại tàn bạo nhất của ĐCSTQ nhắm vào người dân Trung Quốc phải kể đến cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Năm 1999, khi số người tập Pháp Luân Công lên đến 100 triệu người, vượt quá số đảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc và cuốn sách chính của Pháp Luân Công là Chuyển Pháp Luân trở thành cuốn sách bán chạy nhất, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân cảm thấy vô cùng lo sợ.

Mặc dù việc luyện tập thiền định không có động cơ chính trị, nhưng ĐCSTQ lại coi sự tồn tại của một tập thể lớn như vậy là mối đe dọa đối với các nguyên tắc mà nó đã xây dựng từ khi thành lập chính quyền: Phá hủy các giá trị truyền thống, gieo rắc thù hận, khiến người Trung Quốc thiếu tin tưởng và nghi ngờ lẫn nhau.

Do đó Giang đã huy động toàn bộ lực lượng quốc gia để đàn áp môn tu luyện ôn hoà này, và thành lập “phòng 610” - một cơ quan ngoài vòng pháp luật chuyên để đàn áp Pháp Luân Công.

Một cách khách quan, tập đoàn quyền lực của Giang Trạch Dân không chỉ là đám sâu mọt tham nhũng đơn thuần trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Tập đoàn này còn là kẻ chủ mưu tạo nên tội ác diệt chủng lạnh vô tiền khoáng hậu, mổ cướp tạng diệt chủng nhóm người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và những người tu luyện Pháp Luân Công.

Quả là vậy, tội ác lớn nhất của tập đoàn Giang là diệt chủng Pháp Luân Công, cướp nội tạng của hàng trăm nghìn người tu luyện Phật gia ôn hòa này để kiếm tiền (theo một tư liệu đã công bố, con số ước tính số người tu luyện Pháp Luân Công bị mổ cướp tạng có thể lên tới 2 triệu người). “Nhờ” mổ cướp tạng các công dân lương thiện của mình, tập đoàn Giang đã biến ngành ghép tạng Trung Quốc thành một ngành công nghiệp toàn cầu, phục vụ nhu cầu ghép tạng cho thị trường toàn cầu bằng nội tạng từ công dân của họ - những học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng còn sống khỏe mạnh.

Vấn nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ lần đầu tiên được phơi bày trước cộng đồng quốc tế là vào năm 2006. Trong hơn mười năm qua, cộng đồng quốc tế đã liên tục điều tra và báo cáo về tội ác này.

Vào 3/2020, Tòa án Nhân dân Độc lập tại London, Anh đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vấn nạn này như sau:

"Nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng người (từ cơ thể sống) đã xảy ra với quy mô lớn trên khắp Trung Quốc trong nhiều năm qua, và các học viên Pháp Luân Công là một trong những số đó, hơn nữa còn có thể là nguồn cung cấp nội tạng chính”.

Xem thêm: Luật sư cố vấn của Nữ Hoàng Anh: Phán quyết về việc ĐCS Trung Quốc phạm tội cưỡng bức thu hoạch nội tạng là ‘chính xác’

Ngoài ra, chính tội ác của Giang có thể đã đẩy ĐCSTQ thời ông Tập chủ trì rơi vào đường cùng khiến ông Tập, vì lựa chọn bảo vệ quyền lực của bản thân và của đảng, phải quay lưng với cả thế giới và gánh chịu mọi hậu quả từ tội ác mà Giang Trạch Dân gây ra.

Pháp Luân Công là một môn tu luyện thượng thừa của Phật gia, được ông Lý Hồng Chí truyền ra công chúng vào tháng 5 năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Môn này lấy nguyên lý "Chân - Thiện - Nhẫn" làm chỉ đạo căn bản trong tu luyện. Thông qua việc không ngừng rèn luyện và đề cao tiêu chuẩn đạo đức, người học Pháp Luân Công có thể đạt đến trạng thái thân thể khỏe mạnh, thăng hoa về cảnh giới tinh thần.

Hiện nay Pháp Luân Công đã được phổ biến tại hơn 140 quốc gia trên khắp thế giới với hơn 100 triệu người theo học.

Trong suốt 21 năm bị đàn áp, các học viên Pháp Luân Công đã không ngừng vạch trần sự tàn ác của ĐCSTQ, giảng rõ sự thật cho người dân thế giới và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại phi pháp này.

Kết cục không thể tránh khỏi

Người Trung quốc tin vào Nhân - Quả, nơi “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Với những tội ác tày trời đã gây ra, kết cục “đại huỷ diệt” là điều không thể tránh khỏi đối với ĐCSTQ.

ĐCSTQ không chỉ gây ra cái chết bất thường cho khoảng 80 - 100 triệu người dân Trung Quốc trong bảy thập kỷ qua mà còn mở rộng ảnh hưởng sang các nước phương Tây trong những năm gần đây. Những hành động phá hoại của nó đã làm lung lay nền tảng văn minh phương Tây truyền thống vốn coi trọng đức tin, tự do ngôn luận, nhân quyền và đạo đức. Với sự hậu thuẫn của Phố Wall, những gã khổng lồ công nghệ, các chính trị gia hủ bại và các doanh nhân tìm kiếm lợi nhuận, ĐCSTQ đang mưu đồ thống trị thế giới khi thay đổi trật tự thế giới bằng kế hoạch truyền bá chủ nghĩa độc tài của nó.

Xem thêm: 9 lý do khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc sụp đổ

Tháng 6/2002, một tảng đá to bị nứt vỡ ra từ 500 năm trước tại thôn Chưởng Bố, huyện Bình Đường, Quý Châu, Trung Quốc. Người ta vô cùng kinh ngạc khi phát hiện ra 6 chữ “Trung Quốc Cộng sản đảng vong” trên tảng đá này. Điều làm các nhà nghiên cứu còn đau đầu cho đến ngày nay là tảng đá và 6 chữ này có cùng niên đại vào 270 triệu năm trước.

Khi đó đoàn khảo sát văn hóa khoa học Trung Quốc gồm các nhà khoa học nổi tiếng và 15 nhà địa chất học đã tiến hành khảo sát, kết quả giám định gây chấn động thế giới: “Tàng tự thạch” bị vỡ làm đôi do rơi xuống đất từ một vách đá, và vết nứt vỡ đủ rộng để chứa hai người. Trên mặt đứt ngang của tảng đá này hiện ra hàng chữ chữ giản thể lớn “Trung Quốc Cộng sản đảng vong”, hàng chữ không có dấu vết điêu khắc của người, hoàn toàn tự nhiên thiên mà thành. “Vong” là chữ vong trong diệt vong. Hơn 100 tờ báo khác, cùng các đài truyền hình và website trên toàn thế giới đã đăng lại tin về cuộc khảo sát khoa học này.

Ngay cả khi không ai dám đề cập đến chữ thứ 6 - “vong”, và họ chỉ đưa tin về 5 chữ đầu, thì bất cứ ai cũng có thể thấy và hiểu được ý nghĩa của nó: Thượng Thiên mượn tảng đá biểu đạt Thiên ý.

Thần đã dùng “Tàng tự thạch” để báo trước kết cục của ĐCSTQ. Lịch sử phát triển tới hôm nay, ĐCSTQ đã tích lũy quá nhiều tội ác, viễn cảnh về ngày diệt vong của nó là không thể tránh khỏi.

Mai Hạ - Trà Nguyễn

Nguồn tham khảo: (The Epoch Times ;Vision Times)



BÀI CHỌN LỌC

Những điều Chủ tịch Tập ‘quên’ trong bài phát biểu đe dọa Đài Loan nhân kỷ niệm 110 năm Cách mạng Tân Hợi