Nhà báo điều tra: CCTV đưa tin giả về Thứ trưởng An ninh Trung Quốc - người bị cho là 'đào thoát' sang Mỹ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tháng trước, có thông tin rằng ông Đổng Kinh Vĩ, Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc, đã bỏ trốn sang Hoa Kỳ. Sau đó, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin rằng, ông Đổng đã tham dự Hội nghị lần thứ 16 của Thư ký Hội đồng An ninh các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải qua video. Động thái này được cho là Bắc Kinh đang bác bỏ tin đồn quan chức đào thoát. Tuy nhiên, trang tin tức Yahoo Ấn Độ lại nói rằng, năm nay Trung Quốc đã không tham dự hội nghị này.

Theo tin tức trên trang thông tin điện tử Bộ Công an Trung Quốc: Ngày 23/6 đã diễn ra Hội nghị lần thứ 16 của Thư ký Hội đồng An ninh các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) qua video. Ông Triệu Khắc Chí (Zhao Kezhi), Bộ trưởng Công an Trung Quốc, đã tham dự cuộc họp và có bài phát biểu. Ngoài ra còn có 4 quan chức khác gồm: Thứ trưởng Bộ Công an Đỗ Hàng Vĩ (Du Hangwei), Thứ trưởng An ninh Quốc gia Đổng Kinh Vĩ (Dong Jingwei), Phó Tổng thư ký Quốc vụ viện Mạnh Dương (Meng Yang), Người chuyên trách vấn đề an ninh đối ngoại của Bộ Ngoại giao Trình Quốc Bình (Cheng Guoping). Ông Lưu Bân (Liu Bin), Đại sứ Trung Quốc tại Tajikistan, đã tham dự hội nghị ở thủ đô Dushanbe của nước này. Thời gian xuất hiện trong các bức ảnh do Bộ Công an Trung Quốc đăng lên là ngày 22-23/6/2021.

Hình ảnh Hội nghị lần thứ 15 của Thư ký Hội đồng An ninh các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. (Nguồn ảnh: Internet)
Hình ảnh Hội nghị lần thứ 15 của Thư ký Hội đồng An ninh các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. (Nguồn ảnh: Internet)
Hình ảnh Hội nghị lần thứ 16 của Thư ký Hội đồng An ninh các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. (Nguồn ảnh: Internet)
Hình ảnh Hội nghị lần thứ 16 của Thư ký Hội đồng An ninh các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. (Nguồn ảnh: Internet)

Tuy nhiên, vẫn có nhiều ​​nghi vấn về việc Trung Quốc có thực sự tham gia cuộc họp năm 2021 hay không.

Phân tích 2 bức ảnh quan chức Trung Quốc tham dự hội nghị năm 2020 và 2021

Đầu tiên, quan sát 2 bức ảnh có thể thấy, kiểu dáng của bàn, ghế hầu như không thay đổi, màu sắc của bàn có hơi khác một chút. Ngoài ra, trong hình ảnh của Hội nghị lần thứ 15 thì trên bàn của ai cũng có micro, họp video thì nên có micro để giao tiếp, nhưng đến Hội nghị lần thứ 16 thì không có micro, vậy làm sao để trao đổi với các bên tham gia?

Thứ hai, vị trí chỗ ngồi của các quan chức Trung Quốc tại hai cuộc họp đã thay đổi từ trái sang phải. Những người tham gia không hề thay đổi, trừ ông Triệu Khắc Chí - Bộ trưởng Công an Trung Quốc ngồi ở vị trí chủ tọa ra thì thứ tự bên trái và bên phải hoàn toàn bị đảo ngược? Thật trùng hợp, ông Đổng Kinh Vĩ lại đeo cùng một chiếc cà vạt trong hai lần hội nghị?

Ông Đổng Kinh Vĩ lại đeo cùng một chiếc cà vạt trong hai lần hội nghị? (Ảnh Internet, bên trái là năm 2020, bên phải là năm 2021)
Ông Đổng Kinh Vĩ lại đeo cùng một chiếc cà vạt trong hai lần hội nghị? (Ảnh Internet, bên trái là năm 2020, bên phải là năm 2021)

Thứ ba, còn một sơ hở nữa là Hội nghị lần thứ 16 được tổ chức từ ngày 23 đến 24/6. Tại sao hình ảnh trên trang web của Bộ Công an Trung Quốc lại ghi ngày 22 đến 23/6? Nước chủ nhà của hội nghị là Tajikistan, và thời gian của Trung Quốc sớm hơn Tajikistan 3 tiếng. Cả Nga và Ấn Độ đều có đại diện tham gia cuộc họp tại chỗ và tương tác trực tiếp. Chỉ riêng Trung Quốc tham dự qua video sao?

Ảnh chụp màn hình trang web chính phủ Trung Quốc cho thấy cuộc họp tổ chức từ ngày 22 đến 23/6.
Ảnh chụp màn hình trang web chính phủ Trung Quốc cho thấy cuộc họp tổ chức từ ngày 22 đến 23/6/2021.
Ảnh chụp màn hình báo nước ngoài cho thấy Hội nghị SCO lần thứ 16 được tổ chức từ ngày 23 đến 24/6. (Nguồn ảnh: Internet)
Ảnh chụp màn hình báo nước ngoài cho thấy Hội nghị SCO lần thứ 16 được tổ chức từ ngày 23 đến 24/6/2021. (Nguồn ảnh: Internet)

Nhà báo điều tra: CCTV đưa tin giả

Gần đây, cô Simone Gao (Cao Tiêu Minh), một nhà báo thâm niên ở nước ngoài, đã phát hiện ra rằng, theo các báo cáo liên quan trên nhiều kênh truyền thông nước ngoài, rất có thể Trung Quốc đã không cử đại diện và quan chức tham gia Hội nghị SCO năm 2021. Nói cách khác, việc CCTV đưa tin vào ngày 23/6 rằng Bộ trưởng Bộ Công an Triệu Khắc Chí, cùng ông Đổng Kinh Vĩ và các quan chức khác đã tham dự cuộc họp lần thứ 16 vào cùng ngày có khả năng là tin giả.

Nhà báo Gao nói rằng cô đã thống kê lại báo cáo của các nước liên quan về Hội nghị SCO lần thứ 16 và nhận thấy một số điểm mấu chốt, cũng phát hiện ra nhiều điểm mâu thuẫn.

Vấn đề đầu tiên là, trên trang web chính thức của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, không có báo cáo nào về cuộc họp do CCTV đưa tin. Trang web này sử dụng 3 ngôn ngữ: tiếng Trung, tiếng Nga và tiếng Anh, không có bất kỳ báo cáo nào về hội nghị này trong cả 3 phiên bản ngôn ngữ.

Điều cần chú ý là, hội nghị được tổ chức vào các năm trước đều có báo cáo, duy nhất năm nay lại không có báo cáo.

Cô Gao cho biết, lúc đó cô cảm thấy kỳ lạ nên đã dùng tiếng Anh để tìm kiếm trên Internet tin tức về hội nghị lần thứ 16 này và tìm thấy rất nhiều kết quả.

Truyền thông của Ấn Độ, Pakistan, Afghanistan và Nga đều đưa tin về sự kiện này. Sau đó cô đã tìm thấy nhiều điểm đáng nghi hơn.

Simone Gao cho biết: "Tất cả các báo cáo này đều có một điểm chung, đó là đều nói rằng các cố vấn an ninh quốc gia của các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đã bay đến Dushanbe, thủ đô của Tajikistan, để tổ chức cuộc họp. Không có một báo cáo nào đề cập rằng Trung Quốc tham gia cuộc họp. Cũng không có báo cáo nào đề cập rằng cuộc họp có kết nối video. Bức ảnh tập thể được chụp vào cuối cuộc họp cũng không có đại diện của Trung Quốc. Không những vậy, tờ Yahoo của Ấn Độ còn thêm một câu vào cuối bài báo là, không có đại diện Trung Quốc tham gia cuộc họp (there were no representatives from China either)".

Trang tin tức Yahoo của Ấn Độ đưa tin rằng Trung Quốc không có đại diện tham dự cuộc họp. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình video)
Trang tin tức Yahoo của Ấn Độ đưa tin rằng Trung Quốc không có đại diện tham dự cuộc họp. (Nguồn: Ảnh chụp màn hình video)

Nhà báo Gao nói rằng, báo cáo của các quốc gia tham dự hội nghị đều rất chi tiết, không chỉ đề cập đến quốc gia nào tham gia, họ còn đề cập đến những vấn đề đã thảo luận và đạt được sự đồng thuận nào. Cuối cùng, còn đưa ra một thông cáo chung. Nếu Trung Quốc tham dự cuộc họp qua video, thì theo lẽ thường, họ nên đề cập trong thông cáo rằng Trung Quốc đã tham gia cuộc thảo luận. Nhưng không có thông tin nào cho thấy Trung Quốc đã tham gia hội nghị.

Cô Gao cũng đề cập đến một chi tiết khác, đó là những bức ảnh chụp hội nghị mà các kênh truyền thông nước ngoài đăng rất khác so với những bức ảnh do truyền thông Trung Quốc và CCTV công bố.

Cô nói: "Tất cả những bức ảnh do truyền thông nước ngoài đăng lên đều giống nhau. Những người này đang ngồi trong khách sạn, trong một căn phòng hội nghị giống như phòng khiêu vũ (ballroom) của khách sạn, nhưng chúng rất khác so với những bức ảnh do CCTV công bố. Trong bức ảnh chụp màn hình của CCTV, những người tham gia đang ngồi ở một nơi có bức tường màu xanh lam hoặc màn hình lớn màu xanh lam phía sau họ, và trên tường có viết các ngôn ngữ khác nhau. Nó khác với hình ảnh trong báo cáo của các kênh truyền thông nước ngoài".

Nhà báo Gao nói rằng cô không có cách nào để chứng minh ông Đổng Kinh Vĩ có đào tẩu hay không, nhưng cô có thể kết luận chắc chắn rằng CCTV đã đưa tin sai sự thật hôm 23/6. Cô cho rằng “tin tức Đổng Kinh Vĩ đào thoát” dường như vẫn chưa kết thúc.

Cô Gao cũng tiết lộ rằng, cô Jennifer Van Laar - phóng viên tờ Red State của Mỹ, người trước đây đã đưa tin về vụ đào tẩu của Đổng Kinh Vĩ - vẫn khẳng định rằng báo cáo của mình là đúng, và trong thời gian tới sẽ tiếp tục báo cáo những tin tức mà Đổng Kinh Vĩ đưa đến.

Đông Phương

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Nhà báo điều tra: CCTV đưa tin giả về Thứ trưởng An ninh Trung Quốc - người bị cho là 'đào thoát' sang Mỹ