Người Trung Quốc giăng biểu ngữ yêu cầu chính quyền hạ đài

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cách đây vài ngày, nhà hoạt động nhân quyền Tiêu Xuân đã giương cao biểu ngữ với dòng chữ "Nhân quyền, Dân chủ và Pháp quyền" trên đường phố, yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hạ đài và phải chịu trách nhiệm về các hành vi đàn áp người dân Trung Quốc của họ.

Trong cuộc phỏng vấn với Epoch Times, Tiêu Xuân cho biết, anh đã giăng các biểu ngữ trước cổng trường Đại học Hạ Môn từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa hôm 18/10. Trong đó có một biểu ngữ ghi dòng chữ ‘Nhân quyền, Dân chủ, Pháp quyền’, và một biểu ngữ khác ghi tên những người bị ĐCSTQ giam giữ bất hợp pháp, bao gồm Hứa Chí Vĩnh, Hoàng Kỳ, Lý Hoài Khánh, Vương Tạng, Dư Văn Sinh, Trình Uyên, Đinh Gia Hỷ và Trương Triển.

Tiêu Xuân bày tỏ, anh có thể đứng lên vào lúc ĐCSTQ đang mạnh tay đàn áp ngôn luận như hiện nay bởi vì là một công dân, anh hy vọng đại lục sẽ chấm dứt chế độ độc tài chuyên chế và có một nền dân chủ chính trị như Đài Loan.

"Chúng tôi đang theo đuổi những quyền mà người dân lẽ ra phải có. Đây vốn là quyền lợi của chúng tôi. Điều thứ hai trong Hiến pháp quy định rằng: Mọi quyền lợi đều thuộc về nhân dân, nhân dân là những người giám sát chính quyền. Đó là những quyền lợi vốn có của người dân được quy định trong Hiến pháp". Anh Tiêu nói.

"Những người dân chúng tôi là những người bỏ tiền ra nộp thuế để nuôi chính phủ. Chính phủ là vì nhân dân mà phục vụ, [nhưng] bây giờ chính phủ đã làm ngược lại. Đảng Cộng sản [Trung Quốc] đã cưỡng hiếp người dân. [Vì vậy] chúng tôi phải đứng lên đòi lại công lý”.

Tiêu Xuân nói rằng anh không chỉ yêu cầu ĐCSTQ phải hạ đài, mà còn yêu cầu họ phải chịu trách nhiệm về những việc làm của mình. Ngoài ra, anh cũng đưa ra ví dụ về những việc làm tàn ác của ĐCSTQ như: sau khi dịch bệnh bùng phát, chính quyền ĐCSTQ đã cố tình che giấu thông tin và đàn áp những người dân chủ động phơi bày sự thật; mỗi ngày có hàng trăm nghìn người đến kêu oan tại Bắc Kinh, trong đó một số người còn ngủ trước cửa Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm Nhân dân sát Tối cao, Cơ quan Quản lý Khiếu nại, còn có người đã kêu oan hơn mười năm, hai mươi năm nhưng những vụ án oan vẫn chưa được giải quyết...

"Trước đây bị nó (ĐCSTQ) tẩy não, bị những lời nói đường mật của nó che đậy. Bây giờ chúng tôi đã nhận thức rõ ràng rằng, phải vạch trần những lời dối trá của nó, và đứng lên bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của bản thân mình”. Anh Tiêu nói, “Bạn [ĐCSTQ] đã nắm quyền trong nhiều thập kỷ qua và (gây ra) các vụ án oan sai, tất cả những người tham ô hủ bại, vi phạm pháp luật đều là Đảng viên ĐCSTQ, [điều này] chứng tỏ cái đảng này đã không còn khả năng cầm quyền nữa”, “Đảng Cộng sản [Trung Quốc] không đủ năng lực quản lý, trị vì đất nước này, [vì vậy] chúng tôi yêu cầu bạn hạ đài”.

Đối với những nguy cơ có thể gặp phải khi đứng lên, Tiêu Xuân nói: "Trước khi làm đều đã có tâm lý chuẩn bị”,“người bình thường khi (bị) đánh (đàn áp) thì rút lui. [Nhưng] tôi thì càng tiến về phía trước, tôi càng có động lực, tôi không sợ”.

Tiêu Xuân quê ở huyện Cừ, thành phố Đạt Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Anh từng mở Văn phòng phục vụ giải quyết tranh chấp lao động tại Thâm Quyến, lấy thân phận là đại diện công dân để giúp đỡ các công nhân Thâm Quyến bảo vệ quyền lợi của họ. Do đó, anh luôn bị chính quyền sách nhiễu, bao gồm hạn chế tự do, bị cướp hoặc bị đánh đập v.v.

Tiêu Xuân từng bị toà án kết án phi pháp 4 năm tù với tội danh ‘lợi dụng tổ chức tà giáo để phá hoại thi hành pháp luật' vào tháng 7/2018, do trước đó anh đã tổ chức một lượng lớn dân oan đến Quảng trường Thiên An Môn biểu tình, yêu cầu chính quyền thả hai nhà hoạt động nhân quyền là Hoàng Kỳ và Hồ Giai, đồng thời yêu cầu thi hành hiến pháp dân chủ.

Anh Tiêu đã phơi bày việc xét xử bí mật của ĐCSTQ đối với anh; sau khi vào tù anh bị cưỡng ép lao động, mỗi tuần làm việc 6 ngày, mỗi ngày làm việc hơn 10 tiếng. Mặc dù thời gian làm việc nhiều như vậy, nhưng anh chỉ được trả công từ 2- 20 tệ (khoảng 7 - 70 nghìn VNĐ) mỗi tháng. Anh Tiêu cũng cho biết còn có rất nhiều tù nhân khác bị mắc các bệnh về đường hô hấp do không có thiết bị phòng hộ thích hợp khi làm việc.

Sau khi ra tù, Tiêu Xuân lại bị chính quyền sách nhiễu dưới các hình thức như theo dõi, giam cầm phi pháp, liệt thẻ căn cước công dân vào danh sách đen để anh không mua được vé tàu v.v. Tháng 7/2012, anh Tiêu đã viết thư cho các lãnh đạo đương quyền lúc bấy giờ là Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, phản ánh về việc bị bức hại nhiều năm trong tù chỉ vì tham gia các hoạt động bảo vệ quyền lợi cho công nhân.

Ngọc Trân

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Người Trung Quốc giăng biểu ngữ yêu cầu chính quyền hạ đài