Lịch sử kiến chứng, người Trung Quốc đã mất con đường đào thoát cuối cùng!

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hong Kong còn được gọi là Hòn ngọc Phương Đông, là nơi trốn thoát quan trọng nhất đối với người dân ở Trung Quốc đại lục. Kể từ năm 1957, đã có bốn làn sóng chạy trốn sang Hong Kong quy mô lớn ở Trung Quốc: năm 1957, 1962, 1972 và 1979, ước tính có khoảng hơn 1 triệu người trốn sang Hong Kong.

Cư dân mạng đã đăng tải một đoạn video xúc động được quay vào năm 1962: Một chiếc xe buýt chở đầy những du khách Đại Lục nhập cư trái phép, họ vừa trải qua nạn đói lớn khiến 40 triệu người chết. Họ đã trốn chạy tới Hong Kong nhưng bị trục xuất trở về Đại Lục. Người dân Hong Kong tự phát chuyển thức ăn lên những chiếc xe buýt cho những người nhập cư trái phép bị trục xuất trở lại Đại Lục...

Một nhà bình luận nổi tiếng có biệt danh "Tài kinh lãnh nhãn" (财经冷眼) nói: "Đây không phải là bạo lực đường phố. Đây là người Hong Kong quăng bánh tặng cho những hành khách bị buộc trở về Đại lục vào năm 1962 để họ mang về Đại Lục cứu mạng những người dân bị đói. Mỗi khi xem cảnh này, tôi lại chảy nước mắt".

‘Tài kinh lãnh nhãn’ nói: "Cùng sống trên mảnh đất, tại sao họ muốn bỏ trốn? Tại sao họ không trốn thoát trước năm 1957? Đại đào thoát sang Hong Kong khốc liệt đến mức nào, chỉ trong năm 1957, 1962, 1972 và 1979, đã phát sinh 4 làn sóng đào thoát quy mô lớn tới Hong Kong. Số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy hơn 1 triệu người đã may mắn lên bờ và hơn 1,5 triệu người đã bị chôn vùi dưới biển sâu hoặc trong rừng rậm. Vào những năm 1980, chủ tịch của tập đoàn Jinlilai ở Hong Kong, doanh nhân giàu có Tằng Hiến Tử (Zeng Xianzi) đã chạy trốn sang Hong Kong".

‘Tài kinh lãnh nhãn’ cho biết: "Vào những năm 1960, trong thời kỳ nạn đói kéo dài ba năm, việc người Đại lục chạy trốn sang Hong Kong đã đạt đến đỉnh điểm. Trước tình hình nạn đói tràn lan, vào ngày 5/5/1962, bí thư của Ủy ban tỉnh Quảng Đông - Đào Đúc (Tao Zhu) đã ra lệnh rút lính canh gác biên giới, mở cửa biên giới, để người dân Đại lục tự do đến Hong Kong. Cho đến ngày 25/5, chính quyền trung ương đã ra lệnh đóng cửa biên giới. Trong nửa tháng, ước tính có khoảng 300.000-500.000 người chạy sang Hong Kong. Vào tháng 7 năm 1962, chính phủ Đài Loan đã nhiều lần phái tàu tới Hong Kong để tiếp nhận dân đói Đại lục”.

Về video này, cư dân mạng đã để lại những lời bình luận:

"Tôi không tin rằng trong những cảnh sát tà ác Hong Kong (hắc cảnh) không có hậu duệ của những người chạy thoát sang Hong Kong. Đó có phải là ví dụ của nhân vật Tiểu Tứ trong Bá Vương Biệt Cơ? ĐCSTQ lợi dụng hắc cảnh, và hắc cảnh không phải là không lợi dụng ĐCSTQ. Hạnh phúc là tự mình tạo ra, và đau khổ cũng chính tự tìm tìm tới. Một thực tế là Thủ tướng Đức Angela Merkel tâm huyết với chính sách tị nạn mà cuối cùng đã quỳ gối ủng hộ chế độ độc tài ĐCSTQ. Điều không tưởng lại biến thành sự thật trần trụi”.

"Tôi là người Đại lục và tôi không thể không khóc khi xem video này! Tôi không biết phải nói gì, tôi chỉ cảm thấy tiếc cho người Hong Kong! Ngày nay, trong giáo dục của Đại lục đều lấy lợi ích làm chính, đào tạo ra đều là những kẻ chủ nghĩa ích kỷ tinh ranh. Thật quá khó thấy được một hành động vô tư như vậy ở Đại Lục, ở đó chỉ toàn là những tiết mục về vong ân bội nghĩa mà thôi!!!"

"Người Mỹ đã giúp đỡ Trung Quốc rất nhiều về giáo dục trong Khoản Bồi thường năm Canh Tý. Sau khi thành lập ĐCSTQ, Nhật Bản là quốc gia cung cấp cho Trung Quốc các khoản vay không hoàn lại nhiều nhất. Thật không may, cả hai nước này đều trở thành kẻ thù không đội trời chung của người Trung Quốc. Còn kẻ chuyên bắt nạt Trung Quốc từ thời nhà Thanh, lại trở thành 'cha Nga' của người Trung Quốc. Người Trung Quốc nhận giặc làm cha, vong ân phụ nghĩa. Cuối cùng, người Mỹ đã tỉnh ngộ và tự nhận đã sai lầm kể từ năm 1930. Người Hong Kong và người Đài Loan cũng đã thức tỉnh!"

"Trận động đất ở Tứ Xuyên đã nhận được quyên góp rất nhiều, và kết quả đều bị tham nhũng. Không phải là mọi người không nói về tình đồng bào, mà là ĐCSTQ hết lần này tới lần làm người dân trở nên bần cùng và ti tiện".

"Xem video này, tôi nghĩ về Hong Kong hôm nay, điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai? Liệu có tốt hơn không? Tình cảm ấm áp của người dân Hong Kong khiến tôi rơi nước mắt".

"Điều tồi tệ nhất là những người thời trẻ trốn sang được Hong Kong, và cuối cùng họ không dễ gì có được một ngôi nhà. Khi họ già, bọn thổ phỉ lại đuổi truy sát họ, không chỉ đánh đập con cái họ, mà còn cố gắng chiếm nhà của họ. Kết cục lấy gì làm nhà?"

"Năm 1962, truyền thông Hong Kong đưa tin cảm động về sự kiện “Hoa Sơn cứu người thân”. Hơn 30.000 người trốn sang Hong Kong đã bị giam giữ tại Hoa Sơn, Hong Kong. Trung bình, trong số 10 người Hong Kong có 1 người lo lắng về những người thân chạy trốn ở đó. Hàng trăm ngàn công dân Hong Kong, đã đem thức ăn và nước uống vội vã tới hỗ trợ những người chạy trốn này. Ngay cả cảnh sát cũng không đành lòng bắt giữ họ".

"Là một người dân Đại Lục, tôi cảm ơn người Hong Kong vì tất cả những gì đã làm cho người dân Đại lục, bao gồm cả tổ tiên của họ che chở cho những người Đại lục chạy trốn khỏi nạn đói lớn trong Cách mạng Văn hóa. Còn có cả những bậc cha chú của các bạn đã ủng hộ cho nền dân chủ tự do Đại lục trong sự kiện 4/6/1989. Ngoài ra, còn có rất nhiều điều nữa!"

Minh Thanh
Theo SOH

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Lịch sử kiến chứng, người Trung Quốc đã mất con đường đào thoát cuối cùng!