Người dân nghi ngờ người tới thăm Vũ Hán là ‘Tập Cận Bình giả’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hơn 100 ngày sau khi virus Vũ Hán bùng phát, ngày 10/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thực hiện chuyến thị sát đầu tiên tới Vũ Hán, nơi tâm chấn của dịch bệnh. Nhiều thông tin cho thấy sự giả dối của chính quyền Trung Quốc đã đạt tới kỹ năng thuần thục, khiến người dân không tin tưởng. Ngay cả, ông Tập Cận Bình tới Vũ Hán cũng đã bị cư dân mạng nghi ngờ chỉ là "người đóng thế".

Ngày 12/3, cư dân mạng trên Twitter đã đăng các bức ảnh so sánh, phân tích và đặt câu hỏi liệu ông "Tập Cận Bình", người vừa đến thăm quận Đông Hồ, Vũ Hán có phải là giả?

"Có thật chính là ông Tập Cận Bình đã đến quận Đông Hồ, Vũ Hán vào ngày 10/3 không? Mọi người hãy nhìn vào những bức ảnh, theo tôi phân tích: ông Tập Cận Bình xuất hiện tại quận Đông Hồ và ông Tập Cận Bình xuất hiện trên CCTV News rõ ràng trông rất khác ở lòng bàn tay, ngón tay, đặc biệt là ngón tay út. Ông Tập xuất hiện ở quận Đông Hồ có ngón tay út trông khá thon gọn. Trong khi ông Tập xuất hiện trên CCTV News có ngón tay út trông thô và ngắn".

Đáp lại, nhiều cư dân mạng thể hiện sự đồng tình:

"Hôm qua, tôi cũng phóng to ảnh và nhìn kỹ lòng bàn tay ông ấy, đặc biệt là các đường chỉ tay trong lòng bàn tay. Thật thật giả giả. Việc có ông Tập giả là thật. Thảo nào người dân đều hô ‘Giả! Tất cả đều là giả!’".

"Cả đường tóc chỗ huyệt thái dương cũng trông rõ ràng là khác nhau!".

"Tóc, tóc đúng là không giống!".

"Hàng nhái, không có gì lạ khi không tổ chức đại hội ngày 15/3".

"Và dái tai, cái to cái bé".

"Đặc biệt là đôi tai thực sự khác nhau".

"Có thật có giả. Tôi biết người phục vụ riêng của ông ấy, rất giống khó mà phân biệt được là người đóng thế".

"Người giả này trông trẻ hơn".

"Ồ, có vẻ đúng như thế. Tóc bên trái không giống nhau, tóc được chải theo các hướng khác nhau".

"Tai cũng không giống. Trung Quốc có công nghệ nhận diện khuôn mặt lợi hại thế mà không biết rằng họ đang hộ tống một chủ tịch giả mạo đi khắp nơi".

Một số cư dân mạng cũng cho biết: "Theo ý kiến ​​cá nhân của tôi, hiện tại ít có khả năng dùng người đóng thế, ngoại hình còn có thể hóa trang giống nhưng giọng nói và nội dung phát biểu thì có vẻ không thể thay thế và bắt chước, đặc biệt là nội dung phát biểu, nhỡ không may nói sai rất dễ bị lộ..."

"Chiều dài tai có vẻ giống, chắc do ăn mà béo lên thôi. Nếu đúng là có người đóng thế thì ông ấy đã sớm đi thị sát rồi, sao phải đợi đến bây giờ".

Lần này ông Tập Cận Bình đến Vũ Hán, thông tin trên mạng tiết lộ, để ngăn công chúng hô khẩu hiệu làm ông Tập mất mặc, cảnh sát đã vào nhà người dân để giữ trật tự và ổn định, hàng loạt diễn viên quần chúng lấy thân dựng nên bức tường chắn để bảo vệ ông Tập.

Video tiết lộ diễn viên quần chúng hô “Xin chào Chủ tịch Tập Cận Bình”, thì thầm hỏi “có thể hô được chưa?”.

Khi CCTV đưa tin ông Tập đi khảo sát bệnh viện Hỏa Thần Sơn trong chương trình thời sự, mở đầu là hình ảnh toàn cảnh tòa nhà mới xây dựng tạm thời, sau đó chiếu cảnh ông Tập Cận Bình trong một khán phòng rộng lớn kết nối trực tuyến với các bác sĩ tiền tuyến, và phát biểu ở trước một tòa nhà cổ có treo biển ‘Bệnh viện Hỏa Thần Sơn Vũ Hán’.

Cư dân mạng nghi CCTV làm giả vì theo thông tin truyền thông của nhà nước trước đây, Bệnh viện dã chiến Hỏa Thần Sơn được xây dựng trên một không gian mở, và không thể có khán phòng, tòa nhà cổ. Một số cư dân mạng lục tìm và phát hiện ra rằng tòa nhà cổ này với tấm biển ‘Bệnh viện Hỏa Thần Sơn’ ban đầu là viện điều dưỡng nhân viên Vũ Hán nằm gần Bệnh viện Hỏa Thần Sơn.

Hình ảnh "Bệnh viện Hỏa Thần Sơn" của CCTV (bên trên) và ảnh so sánh với tòa nhà viện điều dưỡng nhân viên Vũ Hán (bên dưới) (Nguồn hình ảnh: Internet)
Hình ảnh "Bệnh viện Hỏa Thần Sơn" của CCTV (bên trên) và ảnh so sánh với tòa nhà viện điều dưỡng nhân viên Vũ Hán (bên dưới) (Nguồn hình ảnh: Internet)

Trên mạng cũng có cách nói bao che rằng viện điều dưỡng nhân viên cũng thuộc Bệnh viện Hỏa Thần Sơn, nên chính quyền đã không lừa dối người dân.

Theo xác minh của Đài Á Châu Tự do, chính quyền Vũ Hán thực sự đã trưng dụng viện điều dưỡng nhân viên Vũ Hán, nhưng chỉ là nơi nghỉ ngơi cho các quan chức và nhân viên y tế của Bệnh viện Hỏa Thần Sơn. Tòa nhà của viện điều dưỡng cách Bệnh viện Hỏa Thần Sơn ít nhất 500 mét, và ở giữa có các tòa nhà khác và một khoảng rừng cây lớn ngăn cách.

Truyền thông nói rằng chính phủ tuyên bố ông Tập Cận Bình "đã đến thăm Bệnh viện Hỏa Thần Sơn", rốt cuộc có phải là lừa dối công chúng không, "là do mọi người tự suy xét”.

Hình ảnh cho thấy khoảng cách giữa tòa nhà Viện điều dưỡng nhân viên Vũ Hán và Bệnh viện Hỏa Thần Sơn (Nguồn hình ảnh: Đài Á châu Tự do)
Hình ảnh cho thấy khoảng cách giữa tòa nhà Viện điều dưỡng nhân viên Vũ Hán và Bệnh viện Hỏa Thần Sơn (Nguồn hình ảnh: Đài Á châu Tự do)

Trong bức ảnh chụp tập thể ông Tập Cận Bình đứng bên ngoài tòa nhà viện điều dưỡng trong video CCTV phát sóng, hình ảnh bóng ở dưới chân của ông Tập Cận Bình, người lính đứng bên phải cạnh ông Tập, và những người lính cùng các quan chức cách đó không xa, cả 3 đều không cùng hướng. Cư dân mạng nghi ngờ rằng đây là ảnh đã qua Photoshop.

Trong chương trình CCTV, ông Tập Cận Bình đã chụp ảnh chung trước tòa nhà được gọi là Bệnh viện Hỏa Thần Sơn. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng bóng của các nhân vật trong hình chỉ ba hướng khác nhau. (Nguồn hình ảnh: ảnh chụp màn hình video)
Trong chương trình CCTV, ông Tập Cận Bình đã chụp ảnh chung trước tòa nhà được gọi là Bệnh viện Hỏa Thần Sơn. Một số cư dân mạng chỉ ra rằng bóng của các nhân vật trong hình chỉ ba hướng khác nhau. (Nguồn hình ảnh: ảnh chụp màn hình video)

Tuy nhiên, theo báo Apple Daily của Hồng Kông trích dẫn phân tích của các nhân viên chế tác ảnh phim hậu kỳ, cho rằng những bức ảnh trên không phải qua xử lý hậu kỳ, hướng bóng khác nhau có thể chỉ là do góc chụp gây ra cảm giác sai.

Ngoài ra, một bức ảnh hiếm hoi "ông Tập Cận Bình ngồi một mình một góc ở Vũ Hán" cũng lan truyền trên mạng. Một số cư dân mạng cũng chỉ ra: “Các nhà lãnh đạo không thể nào như thế này! !! Tôi thực sự nghi ngờ đây là người đóng thế!”

Bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc trước nay làm việc giấu giếm, mờ ám, nên người dân càng ngày càng mất lòng tin. Hiện những nghi vấn ở trên mạng này vẫn chưa xác minh được..

Minh Thanh
Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Người dân nghi ngờ người tới thăm Vũ Hán là ‘Tập Cận Bình giả’