Ngoại trưởng Mỹ Blinken tôn vinh các luật sư nhân quyền Trung Quốc nhân kỷ niệm 6 năm ngày 'Đàn áp 709'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 9/7 đánh dấu sự bắt đầu cuộc bức hại nhắm vào hàng trăm luật sư nhân quyền, những người bất đồng chính kiến ​​và gia đình của họ trên khắp 23 tỉnh của Trung Quốc. Những người lên tiếng đòi công lý này đã phải chịu sự tra tấn, phải thú tội trên truyền hình, bị bắt cóc hàng loạt theo hình thức trừng phạt của chế độ Trung Quốc.

Ngày 9/7 đánh dấu sự bắt đầu của cuộc đàn áp hàng loạt của Bắc Kinh nhắm vào các luật sư nhân quyền của Trung Quốc vào năm 2015, được gọi là “cuộc đàn áp 709”. Vào ngày kỷ niệm 6 năm xảy ra sự kiện, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony J. Blinken tuyên bố rằng, Hoa Kỳ sẽ luôn hỗ trợ họ để xây dựng một xã hội Trung Quốc công bằng, ổn định và thịnh vượng hơn.

Cuộc bức hại nhắm vào hàng trăm luật sư nhân quyền, những người bất đồng chính kiến ​​và gia đình của họ trên khắp 23 tỉnh của Trung Quốc. Những người lên tiếng đòi công lý này đã phải chịu sự tra tấn, phải thú tội trên truyền hình, bị bắt cóc hàng loạt theo hình thức trừng phạt của chế độ Trung Quốc, nơi các mục tiêu bị giam giữ không phép và có khả năng bị tra tấn trong “nhà tù đen” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) — một động thái gọi là “Giám sát dân cư tại một địa điểm được chỉ định” — và các hình thức ngược đãi khác. Chiến dịch 709 được nhiều người coi là bước lùi về mặt tư pháp đối với Trung Quốc.

Trong một tuyên bố ngày 8/7, ông Blinken đã vinh danh các luật sư và nhà bảo vệ nhân quyền Trung Quốc đã bị chính quyền ĐCSTQ giam giữ, thẩm vấn và bỏ tù một cách vô cớ kể từ ngày 9/7/2015. Ông kêu gọi Bắc Kinh “trả tự do cho những người đã bị giam giữ hoặc bị bỏ tù liên quan đến 'cuộc đàn áp 709', đảm bảo các thành viên gia đình của họ không bị quấy rối, và phục hồi [chức vụ cho] các luật sư đã bị sa thải".

Ủy ban Điều hành Quốc hội Hoa Kỳ về Trung Quốc (CECC), một nhóm lưỡng đảng gồm các nhà lập pháp Hoa Kỳ, cũng lên tiếng ủng hộ các luật sư nhân quyền và những người bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc vào ngày 9/7. Ủy ban này cũng kêu gọi Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) là ông Antonio Guterres “có những hành động quyết định để giải quyết những vụ vi phạm nhân quyền khủng khiếp ở Trung Quốc”.

Chủ tịch và đồng chủ tịch ủy ban cho biết trong một tuyên bố: “Thông qua việc giam giữ tùy tiện, tra tấn, thu hồi giấy phép hợp pháp và đe dọa, chính phủ Trung Quốc đã cố gắng tước bỏ quyền đại diện độc lập cho các công dân Trung Quốc đang đối mặt với các vụ truy tố có động cơ chính trị. Việc trả tự do vô điều kiện cho các luật sư nhân quyền được Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế quan tâm. Nghề luật sư là một trụ cột của nhà nước pháp quyền, nếu không có [nghiệp vụ này], nghĩa vụ của Trung Quốc theo các hiệp ước và hiệp ước quốc tế thì chỉ là những lời nói suông".

Họ nêu rõ: “Nhân kỷ niệm cuộc đàn áp các luật sư nhân quyền và những người bảo vệ nhân quyền ở Trung Quốc, Chủ tịch kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho tất cả các luật sư bị giam giữ, bao gồm Zhou Shifeng, Yu Wensheng, Li Yuhan, Xia Lin, Ding Jiaxi, Qin Yongpei và Chang Weiping, và cho những trường hợp này sẽ được nêu ra bởi Hoa Kỳ và tại Liên Hợp Quốc. Các Chủ tịch kêu gọi thêm các nỗ lực ngoại giao mới để tìm kiếm thông tin về tình trạng của Gao Zhisheng — bị bắt giữ, tra tấn và mất tích một cách tùy tiện kể từ tháng 8/2017”.

Tình hình nhân quyền dưới triều đại ĐCSTQ 'tiếp tục xấu đi'

Wang Yu là luật sư nạn nhân đầu tiên bị chiến dịch bắt giữ bất hợp pháp vào đầu giờ ngày 9/7/2015. Chồng cô và đứa con trai 15 tuổi khi đó của cô cũng bị bắt cùng ngày. Luật sư Wang sau đó bị tra tấn và buộc phải thực hiện màn thú tội trên truyền hình khi cảnh sát đe dọa con trai cô để uy hiếp cô.

Tiếp đó, cô Wang bị giam hơn một năm và sau đó bị quản thúc hơn một năm, trước khi được thả vào tháng 8/2018. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2019 với The Epoch Times, cô Wang đã mô tả các phương pháp tra tấn khác nhau mà cô phải chịu dựng trong tù.

Trao đổi với The Epoch Times, cô Wang nói: “Trong nhiều năm, tình hình nhân quyền của Trung Quốc tiếp tục xấu đi".

Wang Yu, luật sư nhân quyền, tham gia trong một cuộc phỏng vấn tại Hong Kong vào ngày 20/3/2014. (Philippe Lopez / AFP qua Getty Images)
Wang Yu, luật sư nhân quyền, tham gia trong một cuộc phỏng vấn tại Hong Kong vào ngày 20/3/2014. (Philippe Lopez / AFP qua Getty Images)

Trong cuộc phỏng vấn, luật sư Wang cũng bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến tất cả những người ủng hộ — trong nước và quốc tế — vì sự quan tâm của họ đến cuộc bức hại mà các luật sư nhân quyền của Trung Quốc phải chịu trong chiến dịch của chế độ ĐCSTQ.

Cô Wang đã đại diện cho các nhóm dễ bị tổn thương của Trung Quốc trong nhiều vụ kiện, bao gồm cả những trường hợp bị ảnh hưởng bởi cuộc đàn áp Pháp Luân Công — một pháp môn tu luyện theo truyền thống cổ xưa của Trung Quốc, đề cao các giá trị của Chân - Thiện - Nhẫn.

Xem thêm: Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1): Pháp Luân Công là gì?

Vào tháng 6/2015, cô Wang tuyên bố ủng hộ các học viên Pháp Luân Công của Trung Quốc, những người đã đệ đơn kiện lên tòa án tối cao chống lại Giang Trạch Dân, nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ, với tội danh diệt chủng người Pháp Luân Công.

Vào ngày 26/11/2020, cô bị Cục Tư pháp Thành phố Bắc Kinh tước quyền công tác.

Vào tháng Ba, những nỗ lực của luật sư Wang trong việc vận động cho nhân quyền ở Trung Quốc đã được ghi nhận nhiều hơn, khi cô nhận được “Giải thưởng Phụ nữ Dũng cảm Quốc tế” từ chính phủ Hoa Kỳ.

Nhiều luật sư nhân quyền vẫn bị ĐCSTQ giam giữ trong tù

Trong tuyên bố của mình, ông Blinken đề cập đến tên của 4 luật sư, bao gồm Xu Zhiyong, Ding Jiaxi, Li Yuhan và Yu Wensheng, những người đang bị tạm giữ hoặc bỏ tù.

Dựa trên thông tin công khai, cả 2 luật sư Xu Zhiyong và Ding Jiaxi đều đang bị giam giữ tại trại giam huyện Linshu ở tỉnh Sơn Đông, miền bắc Trung Quốc. Luật sư Li Yuhan bị giam giữ tại trại giam số 1 thành phố Thẩm Dương ở tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc. Còn luật sư Yu Wensheng bị giam tại nhà tù thành phố Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô, đông nam Trung Quốc.

Xu Yan, vợ của luật sư nhân quyền Yu Wensheng, làm video chúc mừng sinh nhật chồng trước Trung tâm giam giữ thành phố Từ Châu. Hình ảnh này được chụp vào ngày 30/10/2019. Sinh nhật của luật sư Yu vào ngày 11/11/2019, đánh dấu 680 ngày của anh ấy bị giam giữ ở Từ Châu. (Nicolas Asfouri / AFP qua Getty Images)
Xu Yan, vợ của luật sư nhân quyền Yu Wensheng, làm video chúc mừng sinh nhật chồng trước Trung tâm giam giữ thành phố Từ Châu. Hình ảnh này được chụp vào ngày 30/10/2019. Sinh nhật của luật sư Yu vào ngày 11/11/2019, đánh dấu 680 ngày của anh ấy bị giam giữ ở Từ Châu. (Nicolas Asfouri / AFP qua Getty Images)

Vợ của luật sư Yu là cô Xu Yan nói với The Epoch Times rằng, cuộc đàn áp của chính quyền ĐCSTQ đối với các luật sư của đất nước Trung Quốc đã diễn ra tàn bạo trong 6 năm qua và vẫn đang tiếp diễn. Kết quả của “cuộc đàn áp 709”, một số luật sư đã bị sa thải, sự nghiệp của họ bị hủy hoại sau khi được trả tự do.

Xem thêm: Vì sao ĐCSTQ muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P2): Âm mưu, thủ đoạn và tội ác

Cô nói thêm rằng hiện tại, sức khỏe của chồng cô đang xấu đi trong tù. Anh Yu bị run tay phải, quá yếu để viết, đánh răng hoặc cầm đũa vào bữa tối, cũng như bị huyết áp cao và sỏi thận.

Chia sẻ với The Epoch Times, cô Xu Yan nói: “Trong tâm trí tôi, anh ấy luôn vô tội” Xu Yan nói với Đại Kỷ Nguyên. “Đó là lý do tại sao tôi đã cố gắng tìm cách khắc phục sự cố bất chấp nhiều lần bị ngược đãi”.

Những phu nhân kiên định của các luật sư nhân quyền

Cô Xu Yan không đơn độc trong việc nỗ lực ủng hộ người chồng đang bị giam cầm của mình.

Sau khi nhiều luật sư nhân quyền của Trung Quốc bị tống vào các trung tâm giam giữ, những phu nhân của họ trên khắp đất nước đã bắt đầu hành động, bao gồm Wang Qiaoling, Li Wenzu và Yuan Shanshan.

Vòng tròn nhỏ của những người vợ đã hợp nhất để kiến ​​nghị với các cơ quan tư pháp. Họ đến thăm các cơ sở giam giữ, đồn cảnh sát và tòa án, đồng thời phát động các cuộc biểu tình đòi chính phủ ĐCSTQ công nhận các quyền hợp pháp của vợ chồng họ và trả tự do cho chồng của họ.

Vợ của luật sư Wang Quanzhang là Li Wenzu và vợ của 3 luật sư nhân quyền khác của Trung Quốc chỉ trích cảnh sát thành phố Lâm Nghi trước đồn cảnh sát vào ngày 31/8/2019. (Ảnh chụp màn hình / Li Wenzu’s Twitter)
Vợ của luật sư Wang Quanzhang là Li Wenzu và vợ của 3 luật sư nhân quyền khác của Trung Quốc chỉ trích cảnh sát thành phố Lâm Nghi trước đồn cảnh sát vào ngày 31/8/2019. (Ảnh chụp màn hình / Li Wenzu’s Twitter)

Wang Qiaoling, vợ của luật sư nhân quyền Li Heping, nói với The Epoch Times rằng, tác động của "cuộc đàn áp 709" đối với gia đình cô là rất lớn, đặc biệt là đối với sức khỏe thể chất và tinh thần của chồng cô, trong khi cô với tư cách là người phối ngẫu của anh ấy cũng phải chịu nhiều đau khổ.

Cô tiết lộ rằng, gia đình cô phải đối mặt với những hạn chế nghiêm ngặt ngay cả sau khi luật sư Li được thả, bao gồm cuộc sống ở trường của con họ và chuyến du lịch của anh Li.

Xem thêm: Những bằng chứng tội ác của ĐCSTQ khiến bạn phải rùng mình khiếp sợ

Cô cho biết, cô ấy đã có thể vượt qua khó khăn với sự hỗ trợ của gia đình và đối mặt với những thử thách của mình một cách tích cực. Trong quá trình này, cô cũng đã gặp những người phụ nữ khác cũng gặp phải hoàn cảnh tương tự, những người mà cô đã cùng tạo nên một tình bạn tuyệt vời.

Cô Wang nói: “Chúng tôi tự hào về quá khứ khi chúng tôi cùng nhau chiến đấu về cách đối xử [của ĐCSTQ]". Trong cùng cảnh ngộ, cô cho biết những người phụ nữ đã động viên nhau sống tích cực.

Cô nói: “Chúng tôi tin rằng thế giới được điều hành bằng công lý bởi Chúa, không phải bởi một cá nhân nào đó.“Đó là nguồn gốc của sự tự tin của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng, những người thân yêu của chúng tôi sẽ quay trở lại”.

Luật sư nhân quyền không bao giờ bỏ cuộc

Các luật sư nhân quyền Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện các vai trò khác nhau của mình, mặc dù nhiều người trong số họ đã bị tước quyền công tác, bị hạn chế đi lại hoặc phải vật lộn để kiếm sống.

Xie Yanyi là một trong số các luật sư bị bỏ tù trong “cuộc đàn áp năm 709”. Vào ngày 12/7/2015, anh bị chính quyền ĐCSTQ bắt giam. Sau đó, ông bị chuyển đến các địa điểm khác nhau, bao gồm 2 cơ sở không xác định và Trung tâm giam giữ số 2 Thiên Tân, nơi anh không được phép sử dụng tên thật của mình, theo lời kể của vị luật sư. Anh đã phải chịu những cuộc thẩm vấn gắt gao, đánh đập, ngồi trừng phạt kéo dài và đe dọa. Anh ấy được trả tự do vào ngày 18/1/2017.

Luật sư nhân quyền Xie Yanyi và gia đình trong một bức ảnh không ghi ngày tháng gần đây. (The Epoch Times)
Luật sư nhân quyền Xie Yanyi và gia đình trong một bức ảnh không ghi ngày tháng gần đây. (The Epoch Times)

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, luật sư Xie chia sẻ, 6 năm qua đã chứng minh cho anh thấy rằng, bất kỳ sự chuyên chế, xấu xa hoặc bất công nào cũng đều thất bại. Anh tin rằng, sức mạnh của sự thức tỉnh của người dân Trung Quốc là không thể ngăn cản, và các chế độ độc tài như ĐCSTQ sẽ không bao giờ có thể đánh bại việc theo đuổi tự do, nhân phẩm và công lý của người dân.

“Một Trung Quốc dân chủ theo đuổi quyền tối cao của nhân quyền và pháp quyền đại diện cho lợi ích và phúc lợi chung của tất cả chúng ta và các thế hệ tương lai của chúng ta, bất kể địa vị xã hội cá nhân”, vị luật sư nói.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Ngoại trưởng Mỹ Blinken tôn vinh các luật sư nhân quyền Trung Quốc nhân kỷ niệm 6 năm ngày 'Đàn áp 709'