Nghị viện Anh tuyên bố Trung Quốc phạm tội diệt chủng ở Tân Cương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo gót Mỹ, Canada và Hà Lan, vào tối ngày 22/4, Nghị viện Anh đã bỏ phiếu thông qua một kiến nghị không ràng buộc, tuyên bố cuộc đàn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là “tội ác diệt chủng”.

Tối ngày 22/4, Hạ viện Anh đã thông qua một kiến nghị không ràng buộc, tuyên bố ĐCSTQ đã phạm "tội ác chống lại loài người và tội ác diệt chủng" đối với người Duy Ngô Nhĩ, các dân tộc thiểu số và các nhóm tôn giáo thiểu số khác ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc.

Các nghị sĩ của Đảng Bảo thủ, Công Đảng, Đảng Dân chủ Tự do, Đảng Dân tộc Scotland và Đảng Liên minh Dân chủ của Anh đều lên tiếng ủng hộ kiến nghị này. Kiến nghị này kêu gọi chính phủ Anh "thực hiện các nghĩa vụ theo 'Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng' và tất cả các luật quốc tế có liên quan để chấm dứt hành vi này".

Bản kiến ​​nghị cho biết, Mỹ và Canada đã tuyên bố rằng, Trung Quốc (ĐCSTQ) đã thực thi chính sách diệt chủng đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Mặc dù lần bỏ phiếu này không có hiệu lực pháp lý buộc chính phủ phải phản hồi, nhưng nó đã cho thấy lập trường mạnh mẽ của Nghị viện Anh về vấn đề này.

Chính quyền ĐCSTQ luôn từ chối thừa nhận việc họ vi phạm nhân quyền ở Tân Cương. Vài giờ trước khi cuộc tranh luận tại Nghị viện Anh bắt đầu, Bắc Kinh vẫn cố gắng đáp trả bằng cách, cáo buộc Anh vi phạm nhân quyền trên diện rộng và thực thi tiêu chuẩn kép đối đối với việc phân biệt chủng tộc.

Chính phủ Anh cho rằng, chỉ có Tòa án Công lý Quốc tế mới đủ tư cách tuyên bố tội diệt chủng, do đó động thái này của Nghị viện Anh sẽ làm tăng áp lực lên chính phủ Boris Johnson.

Những người ủng hộ kiến ​​nghị này cho biết, Nghị viện Anh phải thực hiện hành động vì Trung Quốc không ký gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) và cũng không cho phép Liên Hợp Quốc tiến hành các cuộc điều tra thích đáng ở Tân Cương.

Bà Nusrat Ghani, Nghị sĩ của Đảng Bảo thủ Anh, cũng là người khởi xướng kiến nghị này, cho biết: "Chính phủ (Anh) nói rằng, tội ác diệt chủng chỉ có thể do toà án có thẩm quyền xác định. Nhưng mọi con đường đến tòa án đều đã bị Trung Quốc (ĐCSTQ) chặn lại”.

"Chính phủ của chúng tôi đã bị Liên Hợp Quốc còng tay, tê liệt. Chúng tôi cần giành lại quyền kiểm soát. Con đường mà chúng tôi tuyên bố tội ác diệt chủng không thể bị Trung Quốc (ĐCSTQ) kiểm soát", bà Ghani bổ xung thêm.

Sau khi Anh tuyên bố trừng phạt các quan chức Trung Quốc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương, ĐCSTQ đã điên cuồng đáp trả bằng cách trừng phạt 7 nghị sĩ Anh, trong đó có bà Ghani.

Bà Ghani cũng là nhà lập pháp chủ chốt trong việc đề xuất "Tu chính án tội diệt chủng" đối với Đạo luật Thương mại Anh. Tu chính án này nhằm ngăn chặn Anh đạt được các thỏa thuận thương mại với các quốc gia được cho là phạm tội diệt chủng.

Trong cuộc tranh luận tại Hạ viện, bà Ghani kêu gọi chính phủ Anh liệt các công ty liên quan đến Tân Cương vào danh sách đen, trừ khi các công ty này "có thể cung cấp đầy đủ bằng chứng cho thấy họ không tồn tại hiện tượng nô lệ”.

Mai Hạ

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Nghị viện Anh tuyên bố Trung Quốc phạm tội diệt chủng ở Tân Cương