Năm học viên Pháp Luân Công bị bức hại cho đến chết trong trại giam ở Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong vòng chưa đầy một tháng kể từ ngày 14/3 đến ngày 12/4, đã có ít nhất năm học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đại lục bị bức hại cho đến chết trong các trại giam của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các nơi giam giữ khác.

Pháp Luân Công còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một môn tu luyện Phật Gia. Pháp môn này đã thu hút 70-100 triệu học viên vào cuối thập niên 90. Các học viên đến từ mọi tầng lớp trong xã hội, từ chính quyền trung ương đến các gia đình tầng lớp bình dân.

Lo sợ về sự phổ biến của Pháp môn này, vào ngày 20/7/1999, lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã phát động một chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Kể từ đó, hàng triệu người ở Trung Quốc đã bị mất việc, đuổi học, bỏ tù, tra tấn hoặc bị giết hại chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

Công nhân xây dựng

Ông Lục Quan Như vốn là nhân viên Công ty Xây dựng Nhà ở của Cục Hành chính Dầu khí Đại Khánh và là nhân viên phụ trách hoạch định chi phí xây dựng nhà ở. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1994 và hàng năm, ông đều được tuyên dương là Công nhân tiên tiến trong công ty.

Vào ngày 9/11/2018, cảnh sát khu vực Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang đã bắt giữ hơn 60 học viên Pháp Luân Công, trong đó có ông Lục, và đột kích vào nhà của gần 100 học viên khác, theo một báo cáo từ Minh Huệ.

Theo lời giới thiệu trên trang web chính thức, Minghui (Minh Huệ) là “trang web chuyên trách đưa tin về cộng đồng Pháp Luân Công trên toàn thế giới.”

Trong thời gian bị bắt giữ tại trại giam Đại Khánh, ông Lục đã bị bức thực đến mức xuất huyết dạ dày và phải nhập viện hồi sức nhiều lần.

Theo báo cáo từ trang Minh Huệ, ông Lục đã "bị trói, chịu cái lạnh khắc nghiệt và tra tấn dã man trong một thời gian dài."

Vào ngày 1/7/2019, ông Lục bị kết án bảy năm tù chỉ vì giữ vững đức tin của mình, cùng với khoản tiền phạt 6.200 đô la.

Vào ngày 4/4, ông Lục đã qua đời vì xuất huyết đột quỵ trong nhà tù Thái Lai ở Đại Khánh, tỉnh Hắc Long Giang, hưởng thọ 69 tuổi.

Gia đình ông nghi ngờ rằng có thể ông có thể đã bị tra tấn cho đến chết.

Đại tá về hưu

Vào đêm ngày 12/4, ông Cung Pi Kỳ, nguyên là một đại tá về hưu 66 tuổi và là học viên Pháp Luân Công sống tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.

Khi lãnh đạo đơn vị quân đội của ông ấy biết rằng ông Cung là một học viên Pháp Luân Công, họ đã buộc ông ấy phải nghỉ hưu non.

Ngày 20/7/2018, ông Cung bị tuyên án 7 năm rưỡi tù giam vì giữ vững đức tin của mình.

Vào đêm ngày 12/4, gia đình và bạn bè của ông Cung được thông báo rằng ông đã qua đời vì xuất huyết não đột ngột. Họ vội vàng đến bệnh viện vào sáng hôm sau, hy vọng được nhìn thấy thi thể của ông lần cuối nhưng bị bệnh viện và nhà tù đã từ chối.

Đoạn video giám sát trong trại giam cho thấy vào đêm ông Cung tử vong, ông không được khỏe và phải nằm trên giường. Khi đó, một bác sĩ trại giam đến đo huyết áp cho ông và rời đi sau đó mà không có một biện pháp chữa trị nào. Vào khoảng 8h32 tối hôm đó, ông Cung bị ngã xuống đất.

Bất chấp sự phản đối gay gắt của gia đình ông Cung, chỉ có anh và cháu trai của nạn nhân được phép tiếp cận thi thể, nhưng họ không được phép chụp ảnh hoặc quay phim.

"Theo lời anh trai của ông Cung; đầu ông ấy bị thương, sưng tấy và có máu tụ ở tai”, Minghui (Minh Huệ) đưa tin.

Nhân Viên kế toán

Vào ngày 10/7/2019, một toán cảnh sát đã ập vào nhà bà Mao Khôn, một nhân viên kế toán và là học viên Pháp Luân Công ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên. Cả bà Mao cùng với năm học viên Pháp Luân Công đến thăm bà đều đã bị bắt giữ.

"Cánh tay của bà Mao đã bị gãy và khuôn mặt bị bầm tím do vụ bắt giữ bạo lực," trang Minghui (Minh Huệ) cho biết.

Vào ngày 28/12/2020, bà Mao bị kết án 11 năm rưỡi tù giam. Bà đã nộp đơn kháng cáo lên tòa án. Hiện vụ án của bà vẫn đang trong tình trạng kháng cáo.

Vào ngày 9/4, bà Mao được Trung tâm giam giữ Thành phố Thành Đô đưa đến Bệnh viện Nhân dân số 3 Thành Đô để cấp cứu hồi sức. Trại tạm giam cũng đã thông báo cho gia đình nộp đơn xin ân xá khẩn cấp cho bà.

Vào tối ngày 11/4, bà Mao qua đời tại Bệnh viện Nhân dân số 3 Thành Đô. Khi đó, bà đã 57 tuổi.

Cụ ông 83 tuổi

Vào ngày 26/3, một học viên Pháp Luân Công 83 tuổi, cụ ông Hoàng Khánh Đăng ở thị trấn Hồng Kiều, tỉnh Chiết Giang đã qua đời sau khi bị tra tấn tại trại giam số 2 Hàng Châu.

Vào khoảng 2 giờ chiều ngày 26/3, cụ Hoàng được đưa từ trại giam về nhà trong tình trạng phải thở oxy.

“Toàn thân ông ấy trông xanh xao và xám xịt. Gia đình nghi ngờ rằng ông ấy đã bị tiêm thuốc độc trước khi được thả về nhà”, trang Minghui (Minh Huệ) đưa tin.

Trước đó, vào ngày 17/4/2019, cảnh sát đã đột kích vào nhà và bắt giữ cụ Hoàng do cụ đã gọi điện nói rõ sự thật cho mọi người biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công của chính quyền Trung Quốc. Cụ Hoàng bị Tòa án thành phố Nhạc Thanh kết án bảy năm tù giam.

Vào giữa tháng 11/2020, các quan chức nhà tù đã gọi điện và nói với gia đình rằng cụ Hoàng đang hồi sức tại bệnh viện. Các bác sĩ cho biết tính mạng của cụ Hoàng đang gặp nguy hiểm. Nhưng các quản ngục đã từ chối thả cụ Hoàng theo diện tạm tha y tế. Cụ Hoàng đã bị giam giữ cho đến lúc chết.

Nhân viên bệnh viện

Ông Quách Bảo Quân tốt nghiệp Đại học Sư phạm Trịnh Châu, ông từng là giáo viên tiểu học và sau đó làm việc cho Bệnh viện Thị trấn Hậu Trại. Ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1995. Tất cả mọi người từ thôn xóm cho đến đồng nghiệp trong đơn vị làm việc của ông đều cho rằng ông Quách là một người thiện lương.

Vào tháng 11/2019, ông Quách bị bắt giữ khi đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công tại một ngôi làng ở địa phương. Vào ngày 29/6/2020, ông bị kết án hai năm tù giam.

Trong hơn một năm qua, gia đình đã không được phép vào thăm ông ấy. Vào ngày 3/12/2020, con trai ông nhận được một cuộc điện thoại từ Trung tâm giam giữ số 3 thành phố Trịnh Châu, nơi ông bị giam giữ, thông báo rằng ông Quách đang trong bệnh viện.

Theo lời con trai ông Quách, ngày hôm đó trông ông rất tiều tụy. Mí mắt ông sưng húp và tấy đỏ một cách nghiêm trọng, trong mũi đặt một ống thông dạ dày và một ống thông khác ở phần dưới của cơ thể, chân bị xiềng bằng một cái cùm dày bằng ngón trỏ.

Gia đình ông Quách đã không được phép gặp ông kể từ chuyến thăm cuối cùng của người con trai.

Vào ngày 14/3, trại giam thông báo cho gia đình ông Quách rằng ông đã qua đời.

Vào ngày 19/3, trại giam đã đưa cho gia đình ông Quách một lá thư thông báo rằng ông ấy đã qua đời do suy hô hấp. Người nhà đã từ chối ký vào giấy thông báo này và yêu cầu báo cáo khám nghiệm tử thi. Tuy nhiên, trung tâm giam giữ đã phủ nhận mọi thứ và không cho phép gia đình được nhìn thấy thi thể của ông Quách.

Cuộc bức hại 'dường như vẫn đang tiếp diễn'

Trong báo cáo thường niên vào tháng 4, Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) đã tuyên bố rằng; “hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị sách nhiễu và bắt giữ trong năm 2020 vì tu luyện theo đức tin của mình, và một số học viên có thể đã tử vong do bị ngược đãi và tra tấn khi bị giam giữ. Các báo cáo quốc tế đáng tin cậy cũng cho rằng việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng tù nhân, trong đó bao gồm các học viên Pháp Luân Công, có thể vẫn sẽ tiếp tục.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với 17 quan chức nước ngoài do các vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền. Ông Hoàng Nguyên Hùng, cảnh sát trưởng tại đồn cảnh sát Ngô Thôn tại thành phố Hạ Môn, miền nam tỉnh Phúc Kiến, đã bị xử phạt vì có liên quan đến việc giam giữ và thẩm vấn các học viên Pháp Luân Công.

Ông Lại Kiến Bình, một cựu luật sư tại Bắc Kinh nói với The Epoch Times rằng; cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ là bất hợp pháp, “vô nhân đạo và hoàn toàn không có lương tâm”.

Ông nói rằng các nhà tù và các cơ sở liên quan đến cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công, cho dù là những người cho phép cuộc bức hại này xảy ra hay cả những người thực hiện nó, đến cuối cùng rồi họ cũng sẽ phải chịu trách nhiệm.

Khải Anh
Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Năm học viên Pháp Luân Công bị bức hại cho đến chết trong trại giam ở Trung Quốc