Mổ cướp nội tạng – tội ác tàn bạo vẫn đang bị ‘nhắm mắt làm ngơ’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm để bán là một phi vụ kinh doanh béo bở. Nhưng các nền dân chủ không thể tiếp tục khoanh tay đứng nhìn.

Kho nội tạng

Ngày nay có một tội ác tàn bạo thực sự đang diễn ra nhưng lại rất ít người biết đến, hoặc nếu biết cũng không ai dám tin đó là thật. Sự tàn bạo này là tra tấn, giết người hàng loạt và cưỡng bức thu hoạch nội tạng do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn vì lợi nhuận khổng lồ mà nó mang lại. Nhiệm vụ cấp bách nhất lúc này là cần phải làm cho sự việc này được mọi người biết đến rộng rãi, và cộng đồng quốc tế cần có những hành động khẩn cấp và hiệu quả để giải quyết vấn đề này.

Các nạn nhân chính của hành vi tàn bạo này là các tù nhân lương tâm, đặc biệt là các học viên Pháp Luân Công. Rõ ràng, nhóm đức tin lớn tiếp theo có nguy cơ phải đối mặt với việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng vào bất cứ lúc nào là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Cho dù là do nguyên nhân chủng tộc hay niềm tin vào tín ngưỡng và tôn giáo, những nhóm người này đều là trở thành mục tiêu bị mổ cướp nội tạng một cách tàn nhẫn vì những thách thức về ý thức hệ của họ đối với ĐCSTQ, đặc biệt khi là số lượng học viên Pháp Luân Công đang ngày càng tăng. Mặc dù những người này có sự khác biệt về tâm linh và tôn giáo, nhưng điểm chung của họ là đề cao các giá trị nhân văn như lòng nhân từ và chân lý. Điều này hoàn toàn khác với chủ nghĩa duy vật mang bản chất của chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bành trướng của ĐCSTQ. Những nạn nhân này đã chết trong quá trình bị cưỡng bức mổ cướp nội tạng, và thi thể của họ sau đó bị hỏa táng để xóa dấu vết.

Thủ phạm của hành vi tàn bạo này là chính quyền Trung Quốc. Các cơ quan và tổ chức của ĐCSTQ tham gia vào tội ác này đang hoạt động với quy mô như là một ngành công nghiệp lớn. Theo ước lượng, hiện nay ở Trung Quốc mỗi năm có thể có từ 60.000 đến 100.000 ca ghép tạng. Đây đều là tạng do cưỡng bức mổ cướp mà có được, bao gồm tim, phổi, thận, gan, và giác mạc, v.v. Đây là một ngành kinh doanh khổng lồ của Trung Quốc trị giá hàng tỷ USD. Những người nhận nội tạng bao gồm những người tương đối giàu có ở Trung Quốc, cũng như những người giàu có từ khắp nơi trên thế giới, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Một số người trong số họ chắc chắn là biết nguồn gốc của nội tạng được hiến tặng cho họ, nhưng một số lại không biết. Chỉ có một số quốc gia như Đài Loan, Israel, Tây Ban Nha, Ý có biện pháp ngăn chặn hoạt động “du lịch ghép tạng” này, còn các quốc gia khác cũng đang tham gia và tiếp tay cho tội ác chống lại loài người này.

Tội ác Diệt chủng

"Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng của Liên Hợp Quốc" (United Nations Genocide Convention) được ban hành vào năm 1948 đã định nghĩa tội ác diệt chủng là: "cố ý hủy hoại toàn bộ hoặc một phần một dân tộc, chủng tộc hoặc nhóm tôn giáo nhất định". Năm ngoái, "Tòa án Độc lập Trung Quốc" (China Tribunal - một tòa án độc lập do Sir Geoffrey Nice QC làm chủ tọa) đã kết luận rằng, nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng xác thực đã và đang xảy ra ở Trung Quốc trên quy mô lớn trong nhiều năm. Tòa án này tuyên bố rằng: “Những người cầm quyền có trách nhiệm đề xuất điều tra và tố tụng lên Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice) hoặc Liên Hợp Quốc để kiểm tra xem có thực sự là tội ác diệt chủng này đã diễn ra hay không. Những người nắm quyền cũng cần có hành động ngay lập tức để quy kết trách nhiệm cho bất kỳ hành vi vi phạm Công ước Diệt chủng nào”.

Do ý đồ (của hành vi này) không đơn giản như vậy, bản thân "Tòa án Độc Lập Trung Quốc" đã không kết luận rằng sự kiện "diệt chủng" này đã xảy ra, bởi vì hành vi cưỡng bức mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ không chỉ vì để tiêu diệt các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ, mà còn để khai thác kinh tế và sử dụng nội tạng của họ để thu lợi nhuận khổng lồ. Nói cách khác, đối với Trung Quốc, lợi ích thương mại "phụ trội" này đã khéo léo ngăn chặn các cáo buộc trực tiếp về tội diệt chủng. Bất luận thế nào thì tòa án độc lập này luôn coi Trung Quốc là một "quốc gia tội phạm". Tuy nhiên, vấn đề diệt chủng này vẫn chưa được Liên Hợp Quốc xác định.

Đồng lõa chiến lược

Các chính phủ và các công ty tư nhân hoặc các công ty muốn tiếp tục và mở rộng thương mại với Trung Quốc, thường vì những lợi ích đó mà làm ngơ trong việc xem xét các bằng chứng về cưỡng bức mổ cướp nội tạng. Về vấn đề này, nếu họ tin rằng hành động của họ sẽ trở thành nỗi xấu hổ cho lịch sử, liệu họ có thể thay đổi cách làm của mình? Có vẻ như họ vẫn hy vọng rằng họ có thể tùy ý bỏ qua bằng chứng và trốn tránh trách nhiệm, cũng giống như nhiều chính phủ đã từng gán ghép cho Nelson Mandela là “phần tử khủng bố” và vui vẻ tiếp tục làm ăn với Nam Phi, ủng hộ Nam Phi thi hành chế độ phân biệt chủng tộc. Loại tác phong vô đạo đức và tư lợi này của các chính phủ và các tổ chức thương mại, đương nhiên sẽ khuyến khích sự bất công và cuối cùng khuyến khích những hành động tàn bạo quy mô lớn.

Trước vấn đề thiếu vắng đạo đức lãnh đạo trong lĩnh vực chính trị hiện nay, liệu những phản đối kịch liệt của công chúng quốc tế có thể thay đổi tình hình kinh tế để từ đó thay đổi tình trạng tồi tệ và đáng xấu hổ này hay không? Tất nhiên là có thể, nhưng ai biết được những lời kêu gọi như vậy sẽ có sức ảnh hưởng và hiệu quả như thế nào trong thời đại này, trong một thế giới mà các cuộc đối thoại và lực chú ý bị phân tán bởi các vấn đề khác... Chúng tôi chỉ có thể truy cứu vấn đề này từ góc độ của riêng mình, và nói với bất cứ ai muốn nghe vào đúng thời điểm.

Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Đông Phương

Theo Secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Mổ cướp nội tạng – tội ác tàn bạo vẫn đang bị ‘nhắm mắt làm ngơ’