Mít-tinh kêu gọi 'Lệnh trừng phạt toàn cầu' lên ĐCS Trung Quốc tại 22 thành phố trên thế giới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 19/1, người dân Hồng Kông tại 22 thành phố ở 11 quốc gia trên toàn thế giới đã phát động cuộc diễu hành "Lệnh trừng phạt toàn cầu", thúc giục chính phủ các nước nhanh chóng thực thi chế tài, trừng phạt quan chức của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Hồng Kông vi phạm nhân quyền. 

Tại Hồng Kông, cuộc mít-tinh ở Chater Garden do Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền tổ chức với chủ đề “Nghiệp báo đến với ĐCS, bao vây toàn cầu ĐCS Trung Quốc năm 2020”.

Các nhà tổ chức cho biết thời điểm cao nhất có khoảng 150.000 người đã tham gia cuộc biểu tình; trong khi cảnh sát đưa ra số lượng ước tính thấp hơn nhiều, chỉ với 11.680 người.

Nhóm này đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc diễu hành sau cuộc mít-tinh, xuất phát từ Đường Chater đến Vịnh Causeway, nhưng cảnh sát đã từ chối đơn xin phép của họ, với lý do lo ngại về an toàn.

Cuộc mít-tinh mặc dù đã được cảnh sát phê chuẩn nhưng cũng đã sớm bị cảnh sát bắn hơi cay để giải tán đám đông lớn tụ tập gần Chater Garden.

Nhà chức trách của bệnh viện thành phố cho biết có 7 người độ tuổi từ 17-60 tham gia mít-tinh đã được đưa đến các bệnh viện để điều trị chấn thương.

'Trục xuất ĐCSTQ'

Trước khi buổi mít-tinh bắt đầu lúc 3h chiều giờ địa phương, văn phòng The Epoch Times Hồng Kông đưa tin, cảnh sát đã chặn và khám xét ba thanh niên mặc đồ đen tại Edinburgh Place, cách Chater Garden vài dãy nhà. Cả ba người sau đó cũng được thả đi.

Cảnh sát Hồng Kông cũng tuyên bố đã bắt giữ 4 người đàn ông ở quận trung tâm gần đó, vì sở hữu “vũ khí tấn công” như búa, gậy, sơn xịt và găng tay, “cho các mục đích bất hợp pháp”.

Đại diện Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền, ông Ventus Lau tố cáo cảnh sát đã thẩm vấn, khám xét người dân và các nhà báo xung quanh khu vực diễn ra cuộc mít-tinh. Ông nói hành động của cảnh sát đã lên tới mức đàn áp tự do báo chí và tự do hội họp.

Tại cuộc mít-tinh, người dân hô to các khẩu hiệu: “Trời diệt Trung Cộng”, “Tôi muốn tự do bỏ phiếu thực sự”, và “Trục xuất ĐCSTQ, tự do cho Hồng Kông”.

Người biểu tình cũng giương cờ Anh và Mỹ. Một người tham dự đã giơ lên ​​một tấm áp phích có nội dung: “Chúng tôi đang đối mặt với một chính phủ tàn bạo không được bầu chọn, hoàn toàn từ chối lắng nghe người dân Hồng Kông và chỉ phục tùng chủ nhân ở Bắc Kinh, và chúng tôi nói rằng Thế Là Quá Đủ Rồi”.

Các cuộc biểu tình chống lại sự xâm quyền của Bắc Kinh vào Hồng Kông lần đầu được châm ngòi vào tháng 6, khi chính quyền đưa ra Dự luật dẫn độ cho phép Trung Quốc dẫn độ các cá nhân từ Hồng Kông về Trung Quốc đại lục để xét xử. Từ những cuộc biểu tình phản đối đó, người dân Hồng Kông đã mở rộng các yêu cầu của họ bao gồm kêu gọi bầu cử tự do và điều tra độc lập về việc cảnh sát sử dụng vũ lực chống lại người biểu tình.

Một người biểu tình tên K, nói với đài truyền hình NTD rằng anh lo ngại việc cảnh sát Hồng Kông đã trở nên hung hăng hơn và đánh đập những người biểu tình, không chỉ với những người biểu tình năng nổ hơn ở tiền tuyến, mà cả với những người bất bạo động.

Một nữ sinh viên tên T, kêu gọi các quốc gia khác chú ý hơn đến những gì đang xảy ra ở Hồng Kông và lắng nghe yêu cầu của người biểu tình.

Bắn đạn hơi cay và bắt giữ

Do sức chứa có hạn của địa điểm, nhà tổ chức đã thông báo rằng trong trường hợp có nhiều người tham gia, những người tới trước chỉ lưu lại một lát và sau đó rời đi theo tuyến đường đã được vạch sẵn để nhường chỗ cho những người khác tới sau thay thế họ.

Khoảng 4h30 chiều giờ địa phương, cảnh sát Hồng Kông đã yêu cầu nhà tổ chức ngừng cuộc mít-tinh sớm, do có những người biểu có dấu hiệu sử dụng tình bạo lực. Cảnh sát mô tả đã có các hành động như ném chai nước, lập rào chắn đường, và ném bom sơn vào các tòa nhà.

Ông Lau cho biết, khi cảnh sát mặc thường phục đến đàm phán với ông, một cảnh sát ban đầu từ chối xuất trình thẻ cảnh sát khiến đám đông giận dữ. Cuối cùng, viên cảnh sát này đã phải dịu xuống.

Cảnh sát Hồng Kông sau đó đã đăng trên Facebook, nói rằng có ít nhất 2 cảnh sát đã bị người biểu tình đánh trong cuộc hỗn chiến. Cảnh sát cho biết thêm rằng họ sẽ “thi hành luật một cách nghiêm khắc để bắt giữ những kẻ tấn công”.

Vào 4h30 phút chiều, ông Lau thông báo cuộc biểu tình đã bị yêu cầu dừng lại.

Cảnh sát nhanh chóng vào Chater Garden để giải tán đám đông. Họ cũng chặn và xét hỏi một vài phóng viên.

Tại nhiều địa điểm ở Trung tâm, cảnh sát đã bắn một loạt hơi cay để nỗ lực giải tán người biểu tình.

Tại Pedder Street, cách Chater Garden vài tòa nhà, cảnh sát đã bắt giữ ít nhất 12 người, trong đó có 9 người đàn ông.

Theo truyền thông Hồng Kông, khoảng 7h tối, ông Lau đã tổ chức một cuộc họp báo. Nhưng ông ngay lập tức đã bị bắt với lý do kích động đám đông, và vi phạm các quy định trong đơn xin phép tổ chức mít-tinh.

Vào khoảng 10h tối tại khu phố Mongkok, mọi người bắt đầu chặn đường. Cảnh sát đã sớm có mặt, sử dụng bình xịt hơi cay để giải tán đám đông.

New York diễu hành ủng hộ lệnh trừng phạt

Ngoài ra, trưa Chủ nhật (19/1) tại Astor Place Cube, Manhattan, New York đã diễn ra mít-tinh và diễu hành đến Quảng trường Thời đại. Trước đó, vào ngày 8/1, Quốc hội Hoa Kỳ và Ủy ban Lập pháp – Hành pháp về Trung Quốc của Quốc hội Mỹ (CECC) đã công bố báo cáo thường niên năm 2019, chỉ trích ĐCSTQ vẫn tiếp tục đàn áp nhân quyền ở Hồng Kông.

Theo báo cáo, Chủ tịch CECC Jim McGocate và đồng Chủ tịch Marco Rubio đã hứa sẽ đệ trình một danh sách các biện pháp trừng phạt chính thức lên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ông Dương Cẩm Hà, ​​thành viên hội đồng của Ủy ban Dân chủ Hồng Kông (HKDC) tại Washington, dẫn lời ông McGowan, nói rằng ông hy vọng người dân Hồng Kông sẽ tiếp tục phấn đấu cho "năm yêu cầu chính" trước khi các lệnh trừng phạt được thực thi.

Ông Trịnh Văn Kiệt tham dự cuộc biểu tình "Lệnh trừng phạt toàn cầu" tại London

Ngày 19/1, vào lúc 1h chiều giờ địa phương ở London đã diễn ra một cuộc biểu tình "Lệnh trừng phạt trên toàn cầu". Tại nơi diễn ra biểu tình, người tham gia đã hô lớn "Ngăn chặn Huawei", "Không có nhân quyền, không có thỏa thuận thương mại", "Đóng cửa các trại tập trung”...

Ông Trịnh Văn Kiệt, cựu nhân viên Lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông, đã tham dự cuộc biểu tình "Lệnh phạt dưới toàn cầu" ở London vào ngày 19/1, kêu gọi các chính phủ, đặc biệt là chính phủ Anh, xem xét cuộc khủng hoảng thảm họa nhân đạo ở Hồng Kông và không bán vũ khí cho chính phủ độc tài (Ảnh: Tang Shiyun / The Epoch Times)

Cựu nhân viên lãnh sự quán Anh tại Hồng Kông - ông Trịnh Văn Giới cũng tham gia cuộc biểu tình. Ông nói rằng cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã bị chặn lại. Ông nói: "Nếu bạn đã nộp đơn xin phép và nhận được thông báo không phản đối, nhưng vẫn bị chặn lại, ngay cả việc bước ra mít-tinh và diễu hành mà cũng bị kìm kẹp như vậy. Thật thất vọng với cách làm của cảnh sát. Cảnh sát có trách nhiệm cho phép công dân được hưởng các quyền lợi hợp pháp của họ. Tôi hy vọng chính phủ sẽ có đủ khoan dung trong vấn đề này. Việc bắt giữ người tham gia diễu hành là vô cùng bất công".

Ông cũng cho biết: "Điều quan trọng hơn là phải hiểu tại sao lại có nhiều người vẫn tiếp tục tham gia mít-tinh dù bị cấm như vậy. Bạn có thực sự cảm thấy rằng bạn có tất cả vũ khí và quyền lực pháp lý trong tay là có thể khiến người dân Hồng Kông không lên tiếng? Đây chỉ là thủ tục và phương tiện, điều quan trọng nhất là cảnh sát Hồng Kông nên biết rằng họ nên bảo vệ công dân, chứ không phải duy hộ chính phủ độc đoán, và họ nên đứng về phía người dân vào thời điểm quan trọng này".

Đối với những gì cộng đồng quốc tế có thể làm cho Hồng Kông, ông nói rằng chính phủ Anh trước đây đã cấm xuất khẩu công cụ hỗ trợ để kiểm soát đám đông sang Hồng Kông. Gần đây, có tin đồn rằng cảnh sát Hồng Kông đang xem xét bổ sung súng điện, ông kêu gọi các chính phủ, đặc biệt là chính phủ Anh cần suy xét cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Hồng Kông. "Họ không nên bán những vũ khí này cho chế độ độc tài để đàn áp người dân", ông kêu gọi chính phủ Anh ngừng bán vũ khí cho cảnh sát Hồng Kông.

Minh Thanh



BÀI CHỌN LỌC

Mít-tinh kêu gọi 'Lệnh trừng phạt toàn cầu' lên ĐCS Trung Quốc tại 22 thành phố trên thế giới