Luật An ninh Quốc gia Hong Kong - ‘Canh bạc chính trị’ của Tập Cận Bình

Giúp NTDVN sửa lỗi

ĐCSTQ đang cố gắng áp dụng Luật An ninh Quốc gia lên Hong Kong, gây ra sự phản đối mạnh mẽ từ khắp nơi trên thế giới. Hoa Kỳ đã bày tỏ thái độ cứng rắn và đã đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Thủ tướng Anh cũng bày tỏ sẵn sàng tiếp nhận những người tị nạn đến từ Hong Kong, và tư vấn nhập cư của Hong Kong đã tăng vọt. Các cuộc biểu tình quy mô lớn tiếp tục diễn ra ở Hong Kong, và cảnh sát lại lặp lại việc đàn áp, bắt bớ những người biểu tình.

Tập Cận Bình trong “canh bạc chính trị” này đã phản ánh ra điều gì? Sẽ có xu hướng và kết quả như thế nào? Tại sao hiện tại của các nước như Anh và Liên minh Châu âu (EU) không còn tiêu chuẩn nữa? Người dân Hong Kong cuối cùng sẽ đưa ra lựa chọn như thế nào? Giáo sư Chương Thiên Lượng (Zhang Tian Liang), một nhà sử học nổi tiếng, và là nhà bình luận phân tích tình hình chính trị sẽ phân tích những vấn đề này.

Các "di sản chính trị" của ĐCSTQ

Giáo sư Chương Thiên Lượng cho rằng ĐCSTQ đang cố gắng áp dụng luật An ninh Quốc gia tại Hong Kong. Đây có thể nói là một canh bạc chính trị của Tập Cận Bình. Ít nhất ông Tập đã đặt cược cuộc sống của mình và cả số phận của ĐCSTQ vào chính trị và quyền lực. Đây chính là di sản chính trị quan trọng của ông Tập.

Chúng ta có thể nhận thấy rằng sau khi ĐCSTQ nắm quyền lực, hầu hết các nhà lãnh đạo của đảng này đều để lại 2 di sản chính trị, chỉ có một trường hợp ngoại lệ là ông Hồ Cẩm Đào là không để lại gì. Hồ Cẩm Đào chưa bao giờ được nắm quyền nên tất nhiên ông không để lại di sản chính trị nào.

Di sản chính trị của Mao Trạch Đông là đã xây dựng chính quyền ĐCSTQ và tự mình phát động cuộc "Đại cách mạng văn hóa". Hai di sản chính trị lớn của Đặng Tiểu Bình là "Cải cách - Mở cửa" và vụ thảm sát “Lục Tứ” ở Thiên An Môn (ngày 4/6/1989). Di sản chính trị của Giang Trạch Dân là tệ nạn tham nhũng quốc gia và cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Vào thời đầu, Giang Trạch Dân và ĐCSTQ đã mất đi sự gắn kết về ý thức hệ, nên Giang Trạch Dân đã dùng sự hủ bại để mua chuộc lòng trung thành của các đảng viên. Từ đó, nạn tham nhũng của ĐCSTQ giống như một trận tuyết lở, liên tục bùng phát không thể kiểm soát. Vào thập niên 80, nếu số tiến một quan chức muốn tham nhũng có thể là hàng nghìn, hàng chục nghìn Nhân dân tệ đã là chuyện khủng khiếp, thì giờ đây con số đó có thể lên đến hàng trăm triệu, hàng tỷ hoặc thậm chí hàng trăm tỷ Nhân dân tệ. Đây là di sản chính trị do Giang Trạch Dân để lại.

Giáo sư Chương nói, ông Tập Cận Bình đã để lại 2 di sản chính trị: một là thể chế "một quốc gia, hai chế độ" tại Hong Kong đã hoàn toàn bị chấm dứt bởi luật An ninh Quốc gia, và thứ hai là tạo ra một môi trường ngoại giao tồi tệ nhất chưa từng thấy cho ĐCSTQ. Hai điều này sẽ trở thành di sản chính trị lớn nhất của ông Tập.

Có một số người nói rằng, ông Tập Cận Bình đã phát động cuộc chiến ‘đả hổ diệt ruồi’ chống tham nhũng sau khi nhậm chức, đã bắt giữ các quan to như Quách Bá Hùng (Guo Boxiong), Từ Tài Hậu (Xu Caihou) và Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), bao gồm cả những người như Chu Vĩnh Khang là thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị.

Ông Chương cho rằng, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập chỉ là một cuộc đấu tranh chính trị lộn xộn trong nội bộ ĐCSTQ. Cuộc chiến này không có tác động lâu dài và không có tính kiên quyết đối với người dân và cộng đồng quốc tế. Một nhóm các quan chức tham nhũng cũ bị bắt, một nhóm quan chức tham nhũng mới xuất hiện và nó không có ảnh hưởng gì đến định hướng cai trị của ĐCSTQ. Nhưng vấn đề về Hong Kong chắc chắn sẽ để lại một dấu ấn sâu đậm trong lịch sử.

ĐCSTQ đang đối mặt với sự vây hãm ngoại giao toàn diện chưa từng có, còn tệ hơn sau sự kiện “Lục Tứ”

Một số người còn nói rằng chính quyền Bắc Kinh luôn giỏi chiến lược “hợp tung liên hoành”, giữa Hoa Kỳ và EU sẽ có một cuộc chiến khốc liệt, nếu Hoa Kỳ cứng rắn hơn đối với EU, khối liên minh này có thể sẽ trở thành mục tiêu lôi kéo của ĐCSTQ. Nhưng trên thực tế, chúng ta thấy rằng loại "hợp tung liên hoành" này không còn có thể áp dụng trên trường quốc tế. Một trong những lý do chính là chính quyền Bắc Kinh đã không còn đủ kinh phí để duy trì.

Ông Chương phân tích, do ảnh hưởng của dịch bệnh virus Corona Vũ Hán, tình hình ngoại giao của ĐCSTQ đã trở nên tồi tệ hơn bao giờ hết, còn tệ hơn nhiều so với thời kỳ sau sự kiện “Lục Tứ” năm 1989. Tại sao lại nói như vậy? Sau vụ thảm sát ở Thiên An Môn, theo hồi ký của Tiền Kỳ Tham (Qian Qichen) - một nhà ngoại giao và chính trị gia Trung Quốc, vào ngày 21/6/1989, Tổng thống Hoa Kỳ lúc đó là ông George W. Bush đã phái một đặc phái viên đến Bắc Kinh bí mật gặp Đặng Tiểu Bình, bày tỏ rằng mặc dù nước Mỹ dưới áp lực của dư luận không thể không trừng phạt Trung Quốc, nhưng vẫn sẵn sàng hợp tác với ĐCSTQ để tiếp tục giao thương.

Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ đã thực hiện giao thương với Trung Quốc, cũng đã giúp ĐCSTQ thoát khỏi vũng lầy của sự kiện “Lục Tứ”, bao gồm cả việc giúp chính quyền Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào những năm 1990. Vì vậy, ngoại giao của chính quyền Bắc Kinh lúc bấy giờ dường như tồi tệ nhất trên phạm vi quốc tế sau ngày 4/6/1989, nhưng với sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, nó vẫn tồn tại và thậm chí nền kinh tế bắt đầu lấy đà tiến bước phát triển một cách nhanh chóng.

Nhưng giờ đây, mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và ĐCSTQ đã hoàn toàn “sứt mẻ”, thái độ của ông Trump đối với chính quyền Bắc Kinh rất kiên quyết và cứng rắn. Đội ngũ của ông Trump với những thành viên có thái độ quyết liệt, bao gồm Ngoại trưởng Pompeo, Phó Tổng thống Pence, cố vấn Thương mại Nhà Trắng Navarro, Cố vấn An ninh Quốc gia O'Brien và những người khác, không một ai muốn tiếp tục giao thiệp với chính quyền độc tài này.

Vào ngày 20/5/2010, Nhà Trắng đã công bố một báo cáo gây sốc có tên là "Báo cáo chiến lược tiếp cận của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" (U.S. Strategic Approach to The People's Republic of China Report). Bản báo cáo này đã thẳng thừng tuyên bố rằng “chính sách ngoại giao” do Hoa Kỳ thực hiện đối với ĐCSTQ trong vài thập kỷ qua đã thất bại hoàn toàn, và giờ đây nước này cần phải áp dụng các phương pháp mới để ngăn chặn các mối đe dọa và âm mưu bành trướng của chính quyền Bắc Kinh.

Cho đến nay, chúng ta có thể thấy thị trường Hoa Kỳ đã dần đóng cửa mọi mặt đối với Trung Quốc, đặc biệt trong một số lĩnh vực công nghệ nhạy cảm gồm có chip, phần mềm, v.v., đã bắt đầu ngừng chuyển giao công nghệ và cung cấp dây chuyền sản xuất. Khi Hoa Kỳ không làm ăn với Trung Quốc, cũng đồng nghĩa ĐCSTQ đã đi đến hồi kết của mình.

Thế giới suy yếu nhanh chóng vì bị ĐCSTQ thao túng

Thế vận hội Olympic năm 2008 diễn ra tại Trung Quốc cách đây hơn một thập kỷ. Vào thời điểm đó, bộ phim truyền hình tài liệu “Đại quốc quật khởi” do Trung Quốc phát hành, khiến cho người ta cảm giác rằng ĐCSTQ thực sự sắp trỗi dậy.

Các ảnh hưởng của chính quyền Bắc Kinh trên thế giới đang mở rộng từng ngày, nhưng chúng ta cũng phải hiểu sự thao túng của ĐCSTQ đối với thế giới hoàn toàn dựa vào tiền, vì chính quyền này thiếu những kỹ năng mềm, ý thức hệ, hoặc một hệ thống tiên tiến nào đó. Tưởng như Trung Quốc đã có một xã hội tự do và hạnh phúc, nhưng thực chất không phải, những điều này đã được mua hoàn toàn bằng tiền. Do đó, một khi ĐCSTQ không còn thế mạnh về tiềm lực kinh tế, sức ảnh hưởng của họ trên trường quốc tế chắc chắn sẽ bị suy yếu nặng nề. Cái gọi là "hợp tung liên hoành" của ĐCSTQ trên thế giới chắc chắn sẽ thất bại hoàn toàn.

Lần này, khi ĐCSTQ áp dụng luật An ninh Quốc gia Hong Kong, vị thế của EU yếu hơn so với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đặc biệt cứng rắn với vấn đề virus Corona Vũ Hán, với vấn đề Luật an ninh này cũng có thái độ rất rõ ràng và dứt khoát. Ông Pompeo cho biết, Luật an ninh Quốc gia Hong Kong mà ĐCSTQ đề xuất là một tai họa, cũng chính là ‘hồi chuông báo tử’ của thể chế “một quốc gia, hai chế độ”. Khối EU hiện tại đã suy yếu về nhiều mặt, cũng không còn tiếng nói trong cộng đồng quốc tế. Một số người nói rằng chính quyền Bắc Kinh có thể lôi kéo EU để cùng chống lại Hoa Kỳ. Ông Chương nói rằng, ý tưởng này căn bản không thể thực hiện được.

Chính quyền Bắc Kinh đang phát triển những chiến lược như làm “một vành đai, một con đường”, “Made in China 2025”, và “Kế hoạch Ngàn nhân tài”. Nhưng tất cả những điều này sẽ chấm dứt, và không thể trở thành di sản chính trị của ông Tập, vì sau khi nền kinh tế sụp đổ, cũng sẽ không có tiền để tiếp tục đầu tư, những dự án đó đã phung phí rất nhiều nguồn kinh phí, thật sự đã mất tất cả.

Ngoài ra, các vụ kiện bất lợi cũng đã xuất hiện. Chính quyền Bắc Kinh đang làm loạn ở Hong Kong, một số quốc gia khác đang chuẩn bị đóng các cảng quan trọng của họ đối với ĐCSTQ, gồm có cảng Israel và cảng Hambantota của Sri Lanka. Chính quyền Bắc Kinh vốn có ý định mua lại những cảng này trước đó.

Chính quyền Trung Quốc đã thực hiện chính sách "cải cách và mở cửa" trong nhiều năm, và có lẽ 80-90% thặng dư thương mại đến từ các giao dịch thương mại với Hoa Kỳ. Do đó, ĐCSTQ đã sử dụng đồng đô-la Mỹ để thiết lập những chiến lược của mình trên toàn cầu. Nếu Hoa Kỳ bắt đầu trừng phạt ĐCSTQ về kinh tế và giảm thặng dư thương mại, dự trữ đô-la Mỹ của ĐCSTQ sẽ sớm cạn kiệt.

Chúng ta có thể thấy, ĐCSTQ luôn luôn có những khoản dự trữ ngoại hối khổng lồ, có thể lên đến 3.000 tỷ đô-la Mỹ, nhưng gần 2.000 tỷ đô-la Mỹ trong số đó là các khoản nợ. Ngoài ra, hàng trăm tỷ đô la mà các công ty ở nước ngoài phải rút ra cũng sẽ bị chiếm dụng; cũng cần dự trữ một khoản tiền cho các ngành thực phẩm và năng lượng thiết yếu phục vụ cho chính quyền, cũng như các sản phẩm nhập khẩu khác như thiết bị, máy móc và linh kiện điện tử, v.v. (cần bao nhiêu sản phẩm điện tử để giám sát các dữ liệu lớn trên toàn quốc).

Do đó, nguồn dự trữ ngoại hối của ĐCSTQ trên thực tế đã rất khan hiếm, không còn lại bao nhiêu. Từ bây giờ, chính quyền Trung Quốc sẽ phải siết chặt việc đổi tiền trong nước, rồi chúng ta sẽ biết họ khẩn trương như thế nào. Nếu ĐCSTQ không có đồng đô-la Mỹ để mua sản phẩm từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, thì các quốc gia không muốn tách khỏi cũng phải tách khỏi chính quyền Trung Quốc. Do đó, miễn là Hoa Kỳ không để chính quyền Bắc Kinh kiếm tiền, thì các quốc gia khác sẽ không kiếm được tiền từ ĐCSTQ. Giáo sư Chương cho rằng, đây chính là lý do tại sao chừng nào Hoa Kỳ còn tồn tại, chính quyền Bắc Kinh muốn “hợp tung liên hoành” ở Âu Mỹ cũng không thể.

Quốc tế chỉ trích gay gắt, nội bộ Trung Quốc ngày càng căng thẳng

Giáo sư Chương Thiên Lượng cho rằng:

Hiện tại, một số quốc gia thuộc khối EU không quá cứng rắn đối với ĐCSTQ, là vì các nước này đều coi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu và nguồn tài nguyên chính. Hãy lấy Đức làm ví dụ; trong bài báo của bà Hà Thanh Liên (He Qinglian) đã đưa ra một loạt các cảnh báo "Nền kinh tế của các quốc gia đều phụ thuộc vào Trung Quốc, giống như bị nghiện ma túy", Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Đức sau Hoa Kỳ và Pháp. Ba xí nghiệp sản xuất ô tô lớn của Mercedes-Benz và bản thân hãng xe này đặc biệt phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, với khoảng ¼ doanh số bán ra của thương hiệu xe hơi Đức này đến từ thị trường Trung Quốc. Đó là bởi vì Trung Quốc lúc đó có tiền. Nhưng khi người Trung Quốc không có tiền thì họ không thể mua được xe.

Xem xét dữ liệu, mức đầu tư của Trung Quốc vào Hoa Kỳ trong quý đầu tiên của năm nay đã giảm từ mức trung bình 2 tỷ đô la Mỹ xuống còn 200 triệu đô-la Mỹ, giảm đến 90%. Tất cả những điều này là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế của ĐCSTQ đang trên đà trượt dốc trầm trọng.

Nếu không có thế mạnh kinh tế, nếu không có thị trường tiềm năng như vậy, liệu EU sẽ giữ thái độ hòa hoãn với ĐCSTQ? Tôi nghĩ lúc đó họ (EU) chắc chắn sẽ nghiêng về phía Mỹ. Bạn nên biết rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc có thặng dư thương mại khoảng 400 tỷ đô-la Mỹ mỗi năm. Chính quyền Bắc Kinh mỗi năm nhận được 400 tỷ đô-la Mỹ từ Hoa Kỳ, sau đó họ đã sử dụng số tiền này để gây sức ép với EU, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc, và tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả các chính trị gia Mỹ.

Bây giờ ông Trump nói, tôi sẽ không “chơi đùa” với các vị nữa, túi tiền của ĐCSTQ sẽ lập tức bị thâm hụt. Đó là lý do tại sao tôi nói rằng chính quyền Bắc Kinh không thể dùng chiêu “hợp tung liên hoành” giữa Hoa Kỳ và EU. Sau đó, nếu tình hình của [nhà cầm quyền TQ] trên thế giới ngày càng tồi tệ, tôi tin rằng sự chỉ trích của quốc tế đối ĐCSTQ cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, đây chỉ còn là vấn đề về thời gian trước khi EU bày tỏ thái độ cứng rắn đối với ĐCSTQ.

Trên thực tế, Úc cũng giống như vậy, 1/3 sản lượng xuất khẩu của Úc là dựa vào Trung Quốc. Năm 2017, tổng sản lượng xuất khẩu của Úc đạt 230,7 tỷ USD, trong đó lượng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 76,1 tỷ USD, chiếm khoảng 33% tổng xuất khẩu của Úc. Tuy nhiên, Úc đã tỏ rõ thái độ cương quyết không nhượng bộ, truy cứu trách nhiệm và yêu cầu ĐCSTQ bồi thường thiệt hại vì đã gây ra đại dịch virus Corona Vũ Hán. Tôi nghĩ các chính trị gia Úc nhìn thấu đáo được các vấn đề và đã dự đoán được nền kinh tế của ĐCSTQ sẽ sụp đổ.

Vì vậy, có thể thấy rằng ông Tập đang “chơi" một canh bạc chính trị, một canh bạc đánh cược cả vận mệnh của ĐCSTQ. Một khi Hong Kong mất đi vị thế là một cảng biển tự do của thế giới, không còn duy trì được thể chế "một quốc gia, hai chế độ", nền kinh tế của đặc khu này sẽ sụp đổ hoàn toàn, và một số lượng lớn các nhà đầu tư sẽ rời khỏi Hong Kong. Đồng thời, chính quyền TQ có thể bị chỉ trích dữ dội và phải chịu các lệnh trừng phạt từ quốc tế. Những điều mà Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường báo cáo với chính phủ như ổn định việc làm, ổn định ngoại thương, ổn định sinh kế của người dân, v.v., sẽ không có cách nào ổn định. Một khi nền kinh tế sụp đổ sẽ khơi dậy sự phẫn nộ của công chúng, và cũng sẽ cho các thế lực đối nghịch một cơ hội trỗi dậy, từ xã hội đến Đảng, những sự kiện bất ngờ có thể xảy đến.

‘Luật An ninh quốc gia’ gây làn sóng phẫn nộ; số đơn xin nhập cư từ người dân Hong Kong vào Anh Quốc đã tăng gấp 10 lần

Hãng truyền thông Daily Express của Anh đưa tin, trong một cuộc họp tại Checkers Court hồi đầu năm nay, Thủ tướng Anh Johnson đã bày tỏ với các bộ trưởng rằng ông đã chuẩn bị để đón các công dân Hong Kong bị chế độ Trung Quốc đàn áp mạnh mẽ. Đề xuất tị nạn chính trị này đã được thông qua mà không có ai phản đối.

Hiện tại, có khoảng 315.000 người ở Hong Kong có Hộ chiếu hải ngoại Anh (BNO) và tổng số dân ở Hong Kong là 7,5 triệu người. Nếu kế hoạch của ông Johnson thật sự được đưa vào áp dụng, đây sẽ là cuộc khủng hoảng lớn thứ hai kể từ cuộc khủng hoảng độc tài ở Ukraine vào những năm 1970, là hoạt động có quy mô cứu người tị nạn lớn nhất.

Theo hãng tin Apple Daily, việc tìm kiếm thông tin nhập cư trực tuyến của Hong Kong đã tăng lên. Nhiều chuyên gia tư vấn nhập cư đã tiết lộ rằng, sau khi Bắc Kinh cho ra mắt luật An ninh Quốc gia tại Hong Kong, lượng yêu cầu tư vấn nhập cư đã tăng vọt. Một nhà tư vấn cho biết "Tôi đã nhận được 5 cuộc điện thoại trong vòng một phút", vì mọi người dân Hong Kong đều hy vọng nhanh chóng có được một thân phận mới ở một quốc gia khác.

Số người tìm hiểu về nhập cư vào Anh quốc dự kiến ​​sẽ tăng vọt gấp 10 lần kể từ khi bùng phát vụ việc. Đối với những người Hong Kong chưa có hộ chiếu nước ngoài hoặc chưa có quyền tạm trú, việc xin phép nhập cư của người dân được phản ánh trong các trang tìm kiếm ở mức cao nhất. Theo bản tin, luật An ninh Quốc đã công bố vào tối hôm đó, theo số liệu phân tích của ASI, “luật An ninh Quốc gia” và "Di dân" trong các công cụ tìm kiếm cao tới 99%, điều đó cho thấy luật An ninh Quốc đối với người dân Hong Kong là một mối đe dọa to lớn.

Theo dữ liệu xu hướng tìm kiếm của Google, sau khi chính quyền Bắc Kinh công bố kế hoạch xem xét luật An ninh Quốc gia Hong Kong, các từ khóa "Di cư", "Đài Loan", "BNO" và "VPN” (máy chủ vượt tường lửa) ngay lập tức trở thành từ khóa phổ biến trên Google ở ​​Hong Kong; số lượng tìm kiếm đã tăng hơn gấp 4 lần và thậm chí cho dù vào giữa đêm khuya, nó vẫn tăng gấp đôi so với bình thường.

Dự tính, ​​Vương quốc Anh và các nước châu Âu và châu Mỹ có thể nhận được một số lượng lớn người tị nạn từ Hong Kong.

Giáo sư Chương nói, nếu các nước chấp nhận mở cửa cho những người tị nạn Hong Kong, không biết sẽ có bao nhiêu người sẽ rời Hong Kong. Năm ngoái, trong cuộc “Biểu tình chống lại dự luật dẫn độ" đã có đến 2 triệu người tham gia, công dân Hong Kong rất xem trọng và trân quý quyền tự do của họ. Trên thực tế, một nhóm lớn công dân ở Hong Kong là vì để thoát khỏi chế độ độc tài của ĐCSTQ mà đã đến Hong Kong.

Vào năm ngoái người dân Hong Kong phải chịu sự đàn áp khi phản đối “dự luật dẫn độ". Tình cảnh này lại tái diễn thêm một lần, trong những cuộc biểu tình phản đối Luật an ninh quốc gia gần đây, hàng trăm người đã bị bắt giữ phi pháp.

Người dân Hong Kong hiện tại chỉ còn hai con đường để chọn: 1 là phản kháng, 2 là rời đi. Những người dân Hong Kong ở lại đất nước này sẽ rất nhiều, vì họ không có nơi nào để đi, chỉ có thể chống cự.

Chiều ngày 24/5, một số lượng lớn người dân Hong Kong đã xuống đường, đây là cuộc tụ tập đông người đầu tiên sau đại dịch. Cuộc biểu tình quy mô lớn này gồm có các công dân bày tỏ việc phản đối ĐCSTQ đã kiên quyết áp đặt "luật an ninh quốc gia" lên quê hương họ. Cuộc giằng co giữa người dân Hong Kong và ĐCSTQ dường như là không thể tránh khỏi. Chúng ta thấy rằng việc đàn áp "dự luật dẫn độ" gần như được lặp lại vào ngày 24/5, đã có hơn 100 người đã bị bắt.

Hơn 370 thành viên ủng hộ dân chủ của 18 quận giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hội đồng quận Hong Kong năm ngoái đã đưa ra tuyên bố chung vào ngày 23/5, về việc phản đối mạnh mẽ luật An ninh Quốc gia Hong Kong. Các dân biểu mạnh mẽ yêu cầu chính quyền Bắc Kinh phải rút lại dự luật này.

Bởi vì một khi luật “tà ác” này áp dụng ở Hong Kong, các không gian ngôn luận của Hong Kong sẽ trở nên giống như đại lục, lúc ấy không ai dám nói “Trời diệt Trung Cộng", “đả đảo Trung Cộng" cũng không ai dám nói “Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga xuống đài". Theo đạo luật “tà ác" đó thì những lời này là một tội ác phỉ báng, sẽ phải chịu hình phạt rất nặng.

Những công dân Hong Kong tổ chức các hoạt động để kỷ niệm "ngày 4/6" hàng năm, hoặc "chấm dứt chế độ độc tài ĐCSTQ", v.v., sẽ trở thành hình phạt nặng chiếu theo luật An ninh Quốc gia. Bởi trong con mắt của chính quyền Bắc Kinh thì đó là âm mưu lật đổ chế độ, và người phát ngôn có thể sẽ bị cầm tù vĩnh viễn.

Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc sẽ trực tiếp phái lực lượng cảnh sát đại lục đến Hong Kong để thi hành luật “tà ác” này. Các thẩm phán từ Đại lục, các đặc vụ bí mật ở Đại lục sẽ làm việc với sự phô trương và tạo ra một cuộc khủng bố tinh thần lên người dân ở Hong Kong. Hong Kong sẽ hoàn toàn trở thành như Đại lục.

Vì vậy, để tránh cho thảm kịch này tái diễn, Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế sẽ phải ngăn chặn luật An ninh Quốc gia của ĐCSTQ “đổ bộ” vào Hong Kong, cần phải gây sức ép lớn lên chính quyền Bắc Kinh.

Sơ bộ về ‘Luật An ninh Quốc gia’

Ông Chương đặc biệt chỉ ra rằng: Luật An ninh Quốc gia của ĐCSTQ là nhằm xử lý những “phần tử” mà chính quyền này coi là gây loạn, bạo lực, và những ai đòi độc lập Hong Kong. Một số người nói rằng vì công dân Hong Kong trước đây gây loạn và bạo lực, nên mới công khai hoạt động “luật an ninh quốc gia”. Tôi nghĩ rằng điều này là hoàn toàn là đánh lừa dư luận.

Hãy để chúng tôi hỏi một câu đơn giản: Tại sao Hong Kong không hỗn loạn trước khi ĐCSTQ đến? Tại sao công dân Hong Kong không theo đuổi việc "độc lập Hong Kong" khi người Anh còn nắm quyền? Đó là bởi vì người Hong Kong có tự do. Có hay không có dân chủ cũng không phải là tối trọng yếu. Tôi không cho rằng dân chủ là giải pháp xã hội duy nhất. Nếu một xã hội có pháp trị, có tự do ngôn luận, chính phủ công chính thanh liêm, đảm bảo quyền con người và tự do của người dân, thì trên thực tế cũng ước thúc chính quyền phạm tội.

Dưới sự nắm quyền của Anh, Hong Kong có trật tự và thịnh vượng như thế nào, trật tự công cộng tốt như thế nào, chính phủ minh bạch ra sao và người dân Hong Kong sống và làm việc yên bình như thế nào. Chính là từ sau khi ĐCSTQ ra đời, họ đã áp đặt các hệ tư tưởng của mình lên Hong Kong, do đó đã có cuộc diễu hành 500.000 người vào năm 2003 và biểu tình phản đối dự luật dẫn độ vào năm 2019.

Nếu không có sự đàn áp của cảnh sát và sự bôi nhọ của truyền thông ĐCSTQ, tình hình ở Hong Kong sẽ không bao giờ “leo thang” đến mức này. Về cơ bản, tất cả các xung đột và bạo lực, tất cả chúng đều do một tay ĐCSTQ tạo ra.

Nhân quyền cao hơn chủ quyền, các chính phủ quốc gia nên can thiệp vào các thảm họa nhân đạo

Về các vấn đề mà Hong Kong phải đối mặt hiện nay, các chính phủ quốc gia đều đang gây áp lực lên ĐCSTQ. Một số người nói rằng vấn đề ở Hong Kong là vấn đề thuộc nội bộ của Trung Quốc, và việc kêu gọi sự tham gia của các chính phủ nước ngoài như Hoa Kỳ và EU chỉ đơn giản là hành động của một kẻ hán gian và quân bán nước.

Ông Chương cho biết về vấn đề này, trước hết, chúng ta phải nói đến nhân quyền cao hơn chủ quyền. Ý nghĩa của nhân quyền nằm ở việc bảo vệ quyền con người của công dân trong các lãnh thổ có chủ quyền, như đã nêu trong Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ. Nếu một chính phủ không chỉ không thể đảm bảo quyền công dân, mà còn can thiệp và đàn áp, thì mọi người đều có quyền đứng lên yêu cầu thay đổi người cầm quyền. Đây là một ví dụ rất điển hình về nhân quyền cao hơn chủ quyền. Bản “Tuyên ngôn độc lập” đều dựa trên những điều này. Do đó, bất kể ai có thể giúp Hong Kong duy trì nhân quyền, có nghĩa là họ đã đứng về phía công lý.

Khi một thảm họa nhân đạo quy mô lớn xảy ra, nếu ĐCSTQ thực sự dám nổ súng ở Hong Kong, tất cả các quốc gia trên thế giới cũng có quyền can thiệp vào, bởi vì sự tàn sát những công dân vô tội không phải là vấn đề nội bộ, mà là tội ác chống lại loài người. Thế giới có quyền ngăn chặn điều đó xảy ra.

Năm 1994, có một cuộc diệt chủng ở Rwanda. Lúc ấy Liên Hợp Quốc không hề can thiệp, họ đã rút quân khỏi chiến địa. Khoảng 800.000 người Rumani đã bị tàn sát trong 100 ngày, đây là một thảm kịch gây chấn động toàn thế giới. Tổng thống Mỹ lúc đó là ông Bill Clinton đã bị chỉ trích ở cả trong và ngoài nước vì không thực hiện bất kỳ hành động nào để ngăn chặn vụ thảm sát này. Bốn năm sau, vào năm 1998, ông Clinton đã đến thăm Rwanda, lên tiếng xin lỗi thế giới và người dân Rwanda về hành động của mình. Ông nói rằng vì Hoa Kỳ đã không "hành động đủ nhanh" vào thời điểm đó, đã gây ra cái chết của 800.000 nghìn người.

Nếu Hoa Kỳ sớm can thiệp thì thảm kịch này đã không xảy ra. Do đó, khi một thảm họa nhân đạo xảy ra ở một nơi nào đó, các chính phủ quốc tế nên can thiệp vào. Nắm giữ chủ quyền không có nghĩa là có quyền tàn sát con người, cũng không có bất kỳ lý do nào ngăn cản quốc tế can thiệp.

Vận mệnh của ĐCSTQ đã tận

Trong những năm gần đây, vận may chính trị của Tập Cận Bình trong mọi nước cờ đều đã không còn, khi ông làm bất kỳ điều gì cũng đều bị tai tiếng và hỏng việc. Từ khi ông Tập đánh cược vào cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ, và bầu cử Hội đồng quận Hong Kong, đến cuộc bầu cử của Đài Loan, rồi ông lại đặt cược rằng dịch bệnh Vũ Hán sẽ không lan rộng toàn cầu và có thể được kiểm soát như SARS, nhưng những điều mà ông Tập đánh cược hoàn toàn thất bại. Ông Tập nghĩ rằng ông có thể trốn tránh trách nhiệm của mình bằng cách ném cái “bình phong” ra quốc tế, nhưng điều đó là không thể.

Điều này cho thấy vấn đề gì? Điều đó cho thấy ông Tập đang mất dần vận may của mình, và vận mệnh của tập đoàn “tà giáo” ĐCSTQ đã tận. Trong lịch sử quá khứ, khi một vương triều làm quá nhiều điều xấu ác và đến ngày diệt vong, cũng là khi thiên tai nhân họa liên tiếp theo nhau ập đến. Tập Cận Bình và ĐCSTQ hiện tại là ví dụ điển hình cho “vận số đã tận”.

Vậy lần này ông Tập đặt cược vào Hong Kong, ông có thể chiến thắng được sao? Cảnh diễn lần này kết thúc ra sao, rất đáng để chúng ta nghiêm túc chú ý.

Lý Tịnh

Theo Sound of Hope



BÀI CHỌN LỌC

Luật An ninh Quốc gia Hong Kong - ‘Canh bạc chính trị’ của Tập Cận Bình