Lũ lụt lịch sử tàn phá khắp miền Nam Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mưa lớn liên tục ở các khu vực hạ lưu sông Trường Giang đã gây ra lũ lụt nghiêm trọng ở các khu vực miền nam Trung Quốc. Cuối tuần qua, 2 thành phố Trấn Giang và Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô đã nâng cấp cảnh báo lũ lên mức cao nhất.

Ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc đã tổ chức 2 cuộc họp để hướng dẫn chính quyền địa phương ứng phó với đê vỡ và chỉ đạo việc ‘hy sinh’ các khu vực nông thôn ở các tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô và Giang Tây để bảo vệ các thành phố lớn.

Lưu vực sông Trường Giang là nơi sinh sống của khoảng 459 triệu người dân, trong đó 51% (234 triệu người) sống ở khu vực nông thôn.

Ngày 19/7, mực nước của sông này đạt cao hơn mức báo động ở hầu hết các khúc sông trải dài hơn 6.200km.

Ngày 18/7, hãng thông tấn thuộc nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã đưa tin rằng đập Tam Hiệp đã tích trữ lượng nước lũ lớn nhất từ ​​trước đến nay và con đập này đã “bị dịch chuyển, rò rỉ và biến dạng”.

Ngày 19/7, Trung tâm Khí tượng Quốc gia Trung Quốc thông báo, mưa lớn vẫn tiếp diễn tại các khu vực lưu vực sông Trường Giang; nước từ con sông này và 3 hồ lớn nhất nối liền với sông là hồ Bà Dương, hồ Động Đình, và hồ Tai đã tràn qua đê và đê có thể bị vỡ.

Trung tâm Khí tượng cảnh báo, do mưa lớn, các tỉnh Liêu Ninh, An Huy, Hồ Bắc, Hồ Nam, Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam và khu vực Tây Tạng có thể xảy ra sạt lở bùn vào ngày 20/7, đồng thời có thể có mưa xối xả.

Ngày 19/7, Bộ Ứng phó Khẩn cấp Trung Quốc cho biết, gần 24 triệu người từ 24 tỉnh đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong tháng Bảy. Tuy nhiên, người dân cho rằng con số thực sự có thể cao hơn.

Người dân cho biết, các khúc đê bị vỡ khiến làng của họ chìm trong nước lũ.

Trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại vào ngày 17/7, ông Sun, cư trú tại làng Jianxin Zhou, thành phố Ma’anshan, tỉnh An Huy, cho biết: “Cuộc sống của chúng tôi rất khó khăn trong năm nay. Rất khó khăn. Bây giờ chúng tôi chỉ hy vọng có thể sống sót".

Hai con sông và ba hồ

Ngày 18/7, Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi Trung Quốc E Jingping xác nhận mức độ nghiêm trọng của trận lụt.

Nước sông Trường Giang tại thành phố Yichang, tỉnh Hồ Bắc dâng cao bằng mức cao nhất trong trận lụt lịch sử năm 1998, còn nước sông tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô đã dâng cao lên một mức kỷ lục mới.

Mùa hè năm 1998, mưa lớn đã gây ra lũ lụt tại các sông Dương Tử, Min, Xi, Songhua và Nen, khiến ít nhất 4.150 người thiệt mạng.

Giới chức cảnh báo, các khu vực ở thượng nguồn sông Trường Giang sẽ có mưa lớn từ ngày 21/7 đến 23/7, với lượng mưa đạt khoảng 50mm mỗi ngày. Khu vực giữa và hạ lưu sông Trường Giang liên tục có mưa lớn cho đến ngày 20/7, với lượng mưa lớn hơn 50mm mỗi ngày.

Ông E Jingping cho biết mưa lớn sẽ khiến nước ở sông Trường Giang, hồ Động Đình, hồ Poyang, hồ Tai và sông Hoài tiếp tục dâng cao hơn.

Để bảo vệ các thành phố, ông E Jingping yêu cầu chính quyền địa phương xả nước lũ từ sông Trường Giang vào các vùng nông thôn ở khu vực giữa thành phố Yichang và Yueyang, nước từ hồ Động Đình và Poyang sẽ được xả ra các vùng nông thôn xung quanh khu vực hồ, nước từ hồ Tai sẽ được xả ra khu vực nông thôn ở phía bắc và phía nam của hồ.

Lời kêu cứu của những người dân

Ông Zhang là một bác sĩ cư trú tại thị trấn Susong, tỉnh An Huy. Ngày 18/7, ông Zhang cho biết, chính quyền đã cho phá đê ở đây, khiến hàng chục ngôi làng bị nhấn chìm kể từ ngày 12/7.

Ông Zhang nói về các lệnh di tản: "Chỉ một lệnh, chính quyền điều động cảnh sát đến và buộc mọi người rời đi. Bây giờ thì tất cả đã bị nhấn chìm trong nước lũ".

Ông Zhang cho biết, nhiều người dân làng không kịp gói ghém quần áo và đồ đạc có giá trị của họ vì bị buộc phải rời khỏi nhà ngay lập tức.

Ông Li và hơn 1000 người dân cư trú tại làng Sizhou ở thị trấn Susong hiện đang tránh lũ ở một trường học địa phương được trưng dụng làm nơi lánh nạn. Ông Li cho biết: “Chính quyền đã điều động người đến làng của tôi và ép buộc chúng tôi rời đi”.

Ông Li cho biết dân làng có khoảng 6 tiếng để sơ tán, vì vậy hầu hết mọi người cố gắng nhanh chóng chuyển đồ đạc của họ lên tầng 2 hoặc chỗ cao nhất trong ngôi nhà của họ. Tuy nhiên, nước lũ đã nhấn chìm toàn bộ ngôi làng.

Ông Cai cư trú ở làng Shaxi thuộc thành phố Nam Xương, tỉnh Giang Tây, cho biết, ông và hơn 1.000 người làng ông đang tránh lũ tại một trường trung học được trưng dụng. Hiện tại tất cả các ngôi nhà của chúng tôi đều chìm dưới nước.

Người dân ở các thành phố lớn cũng thông tin về tình hình lũ lụt ở địa phương họ.

Ngày 17/7, người dân tại thành phố Enshi, tỉnh Hồ Bắc, cho biết, nước lũ đã dâng cao đến tầng 2 của các ngôi nhà. Một người dân cho biết, lũ lụt là do chính quyền đã xả nước từ hồ chứa Dalongtan gần đó.

Một người dân ở huyện Vạn Châu, thành phố Trùng Khánh cho biết, tình hình khu vực này “rất nguy hiểm, rất nguy hiểm”; nước lũ dân cao 1,5m khiến nhiều tòa nhà dân cư bị ngập lụt.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Lũ lụt lịch sử tàn phá khắp miền Nam Trung Quốc