Lũ đến Vũ Hán, chính quyền nói 'an toàn', cư dân mạng tiết lộ loạt xe quân sự đợi lệnh 'hy sinh Bà Dương bảo vệ Vũ Hán'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khắp nơi ở miền nam Trung Quốc mưa bão vẫn liên tiếp kéo dài gây ra thảm họa lũ lụt. Hồ chứa đập Tam Điệp do mưa lớn đã bắt đầu toàn lực xả lũ từ ngày 29/6, khiến toàn bộ lưu vực sông Dương Tử ngập lụt tràn lan. Trong đó, tình hình hồ Bà Dương ở Giang Tây rất nghiêm trọng. Một video chia sẻ trên mạng cho thấy lượng lớn xe quân sự dừng lại gần hồ Bà Dương. Các cư dân mạng cáo buộc chính quyền có ý định "hy sinh hồ Bà Dương để bảo vệ Vũ Hán".

Vào ngày 13/7, Bộ Tài nguyên nước của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cho biết rằng 38 triệu người dân ở 27 tỉnh của Đại Lục đã bị ảnh hưởng do thiên tai, ít nhất 141 người đã thiệt mạng hoặc mất tích. Bộ Tài nguyên nước và Cục Khí tượng dự đoán rằng mực nước của sông Dương Tử có thể tiếp tục cao như hiện tại trong một khoảng thời gian nữa và mưa lớn sẽ dịch chuyển lên phía bắc của sông Dương Tử. Các khu vực ở trung lưu của sông Hoàng Hà, sông Hoài, Thái Hồ, và các khu vực khác có thể sẽ xảy ra lũ lụt.

Chính quyền Trung Quốc ban đầu dự đoán lũ sfẽ đến Vũ Hán vào đầu giờ sáng ngày 14/7, nhưng truyền thông Đại Lục đã trích dẫn dữ liệu thời gian thực từ Ủy ban bảo tồn nước sông Dương Tử cho biết vào lúc 11 giờ tối ngày 12/7, đỉnh lũ với mực nước 28,77 m ở trung và hạ lưu sông Dương Tử đã đi qua trạm Hán Khẩu, Vũ Hán. Bài báo dẫn lời ông Mạnh Kiến Quân (Meng Jianjun), Viện trưởng Viện kế hoạch và khảo sát lũ lụt đô thị Vũ Hán, nói rằng có rất ít khả năng xảy ra một trận lụt lớn khác trong thời gian ngắn .

Tuy nhiên, ngoại giới nghi ngờ rằng kể từ khi đập Tam Hiệp bắt đầu xả lũ, áp lực kiểm soát lũ của Vũ Hán đột nhiên tăng lên. Việc xả lũ của hồ chứa Tam Hiệp và hồ Động Đình, và đỉnh hồ Bà Dương ở vùng hạ lưu đang chảy ngược, khiến mực nước Vũ Hán hiện cao thứ tư từ trước tới nay được ghi chép lại. Đoạn Hán Khẩu, Vũ Hán mực nước sông Dương Tử cao hơn đường ven sông, chòi quan sát sông Nghi Xương đã bị ngập lụt chỉ nhìn thấy đỉnh chòi. Hồ chứa Tam Hiệp phía trên Vũ Hán có thể tiếp tục tăng lưu lượng xả lũ do mực nước vượt quá mực nước cảnh báo. Một số người hét lên rằng sông Dương Tử gần như trở thành con sông treo lơ lửng ở Vũ Hán, và tình hình rất nghiêm trọng.

Một video trên mạng khác cho thấy một số lượng lớn xe quân sự dừng ở bên lề đường. Các cư dân mạng cho biết có thông tin rằng để bảo vệ Vũ Hán, chính quyền sẽ hy sinh Bà Dương, ở hồ Bà Dương sẽ đào một lỗ hổng để phát nổ. Cư dân mạng cũng cho biết, có ít nhất vài trăm xe quân sự.


Hồ Bà Dương cũng là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lụt. Vào ngày 10/7, mực nước hồ đã phá vỡ kỷ lục lịch sử 22,52 m vào năm 1998, và hiện nó vẫn đang dâng lên. Cục phòng chống lũ Giang Tây tuyên báo rằng đã bước vào "tình trạng chiến tranh". Mực nước của khu vực Cửu Giang tiếp tục dâng cao. Vào ngày 12/7, Cục kiểm soát lũ của thị trấn Giang Châu, huyện Sài Tang, thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây đã đưa ra một thông báo sơ tán cư dân theo từng nhóm do mực nước đoạn Cửu Giang, sông Dương Tử vượt mức 3m và vẫn đang dâng cao.

Bị ảnh hưởng bởi mực nước hồ Bà Dương dâng cao, vào lúc 7h40 tối ngày 12/7, một con đê ở thị trấn Đại Đường Bình, huyện Vĩnh Tu, tỉnh Giang Tây, đã bị sập với lỗ hổng hơn 100 m. Một quan chức của Trụ sở phòng chống lụt bão và hạn hán ở huyện Vĩnh Tu cho biết, khu vực đê vỡ có khoảng 50.300 mẫu (khoảng 3.353 ha) đất canh tác, tổng diện tích 43,9 km2 và ảnh hưởng tới 26.000 người dân. Theo báo cáo, mặc dù chính quyền địa phương đã điều người tới hiện trường để chặn đê, nhưng nước sông bên ngoài vẫn chảy vào đê với tốc độ dòng chảy 2,5 m/s. Nếu dùng đá nhỏ thả xuống sẽ bị nước cuốn trôi nên cần phải dùng vật liệu đá lớn. Tuy nhiên, do công trình chống lũ hồ Bà Dương cần lượng lớn vật liệu nên việc sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra, cũng có một đoạn video được chia sẻ trên mạng về sự cố vỡ đê ở Cửu Giang, Giang Tây. Trong video, một dòng lũ lớn cuồn cuộn đang hoành hành, người dân nhanh chóng chạy trốn, nhưng địa điểm của video vẫn chưa được biết.


Trong một bài báo vào ngày 11/7 của tờ Le Monde của Pháp, cho biết kể từ giữa tháng 6, mọi người luôn đặt ra nghi vấn hồ chứa trong lưu vực sông Dương Tử, đặc biệt là đập Tam Hiệp khổng lồ, có thể chịu được tác động của những trận lũ không? Mực nước trong khu vực hồ chứa Tam Hiệp có thể đạt tới 149 m, cao hơn 4 m so với mực nước cảnh báo. Cơ quan thủy văn sông Dương Tử giải thích rằng chiều cao của đập là 185 mm, và trên lý thuyết mực nước có thể đạt tới 175 m. Từ ngày 1/7, chính phủ đã ra lệnh mở các cửa xả lũ để giảm bớt áp lực của đập Tam Hiệp. Tuy nhiên, việc xả lũ đang ảnh hưởng đến các thành phố và làng mạc xung quanh và gây ra ngập lụt. Ông Mã Quân (Ma Jun), người sáng lập Tổ chức Bảo vệ Môi trường Trung Quốc, Trung tâm Nghiên cứu Công cộng và Môi trường, cho biết hiện nay các hồ chứa nhỏ và cũ đang gặp nguy hiểm. Ngoài ra, việc phối hợp xả lũ giữa các hồ chứa cũng là một vấn đề lớn.

Các làng mạc và thị trấn ở lưu vực sông Dương Tử bị ngập úng, áp lực kiểm soát lũ ở hồ Bà dương rất lớn, dự kiến sẽ có lũ to. Ngoại trừ ảnh hưởng từ mưa lớn, trên các trang mạng xã hội Trung Quốc, một số cư dân mạng đổ lỗi hiện tượng lũ lụt tràn lan ở lưu vực sông Dương Tử là do đập Tam Hiệp.

Một số cư dân mạng chế giễu: "Khi hạ lưu hạn hán thì nó trữ nước; khi hạ lưu bị ngập thì nó xả lũ"; "Đập Tam Hiệp đổ 53.000 tấn nước mỗi giây tương đương với việc đổ nước từ 302,3 cái Tây Hồ ra hạ lưu". "Chỉ biết sửa đập chứa, các người chính là mưu sát. Trả lại những con sông, hồ nước đầy thì sẽ không còn lũ lụt nữa. Hãy xem diện tích khu vực hồ Động Đình và hồ Bà Dương trước đây, nước sâu như thế nào. Càng chưa nói tới các sông hồ khác"; "Đập lớn phóng nước, hạ lưu chịu hại, không xả thì thượng lưu lại bị hại".

Minh Thanh
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Lũ đến Vũ Hán, chính quyền nói 'an toàn', cư dân mạng tiết lộ loạt xe quân sự đợi lệnh 'hy sinh Bà Dương bảo vệ Vũ Hán'