Liệu rằng tuyên bố ‘ĐCS Trung Quốc đã gây hiểm họa cho thế giới’ có mang tính ‘kỳ thị’?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, The Epoch Times đã xuất bản một ấn bản đặc biệt dành riêng cho khu vực Canada, với tiêu đề trên trang nhất: “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã gây hiểm họa cho thế giới như thế nào”. Ấn bản dài tám trang này đã tổng hợp các bài viết về cách Bắc Kinh che giấu sự bùng phát của virus Corona ở Vũ Hán khiến nó lây lan thành đại dịch toàn cầu. Tuy nhiên, vào ngày 29/4, CBC News đã có một bài báo chỉ trích rằng ấn bản này mang tính “kỳ thị”.

Bài báo dẫn lời một cư dân ở thành phố Kelowna (bang British Columbia) rằng ấn bản đặc biệt này mang tính “kỳ thị và gây kích động”, bởi có những lời lẽ chỉ trích chính quyền Trung Quốc, và ấn bản này “giống như thuyết âm mưu” vì cho rằng virus có thể có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc.

Những quan ngại này đang được khuếch trương rộng rãi, và bài báo trên còn đặt câu hỏi về tính toàn vẹn báo chí của đài truyền hình quốc gia Canada.

Chúng ta hãy bắt đầu với vấn đề về phòng thí nghiệm. Trên bề mặt, điều được cư dân mạng xã hội đàm luận rằng virus Corona Vũ Hán đến từ Viện virus học Vũ Hán, một cách cố tình hoặc vô tình, nghe có vẻ giống như một thuyết âm mưu. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đã và đang tiến hành điều tra về liên kết của các phòng thí nghiệm. Hơn nữa, Vương Quốc Anh, Úc và EU kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của virus. “Thuyết âm mưu” giờ đây đã giành được vị trí trong diễn đàn chính thống. Cho dù những cuộc điều tra này có thể phải kết thúc với kết luận bỏ ngỏ, nhưng riêng quá trình điều tra sẽ cho thấy rằng thuyết này có thể sử dụng những kiểm chứng quan trọng trên truyền thông, thay vì bị cho là “một thuyết âm mưu khác”.

Nghiêm trọng hơn, CBC đã diễn giải “đầy ẩn ý” khi trích dẫn lời từ bang Kelowna, rằng ấn bản đặc biệt này là “thông điệp chống lại ĐCSTQ, và có thể châm ngòi cho những căng thẳng về vấn đề kỳ thị sắc tộc ở Canada trong bối cảnh của đại dịch”.

"Vài ngày trước, ông Maurizio Gasparri, nghị sĩ của Thượng viện Ý và là cựu Bộ trưởng truyền thông, đã nghiêm khắc chỉ trích Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên truyền dối trá về việc Trung Quốc giúp đỡ miễn phí cho Ý và các nước Châu Âu khác..."
Nghị sĩ Quốc hội Ý chỉ trích: Đảng cộng sản Trung Quốc là virus trên toàn cầu

Việc chính phủ Canada và các chính phủ khác trên thế giới đứng lên chỉ trích và yêu cầu ĐCSTQ giải trình và chịu trách nhiệm về đại dịch chính là mục đích cốt lõi của nền báo chí độc lập, và đó cũng là lý do tại sao các xã hội dân chủ lại đánh giá cao và rất tự hào về sức mạnh của nền báo chí độc lập. Việc CBC “lùi bước”, thay vì tiến hành điều tra báo chí về sự sai phạm của ĐCSTQ là một dấu hiệu vô cùng đáng lo ngại.

Rốt cuộc thì giờ đây ai ai cũng biết rằng ĐCSTQ đã che đậy về nguồn gốc của virus và giai đoạn đầu của sự bùng phát dịch bệnh. Họ đã “diệt khẩu” các bác sĩ “thổi còi” cảnh báo và các nhà báo dân chủ nói ra sự thật. Họ đã tung tin sai lệch, tấn công và đe dọa các quốc gia đứng lên chỉ trích họ, như Hoa Kỳ, Úc và Đài Loan. Đây là lý do tại sao tuyên bố “ĐCSTQ gây hiểm họa cho thế giới” là hoàn toàn công bằng và chính xác. Động thái “dập tắt lời chỉ trích trên” của CBC là minh chứng cho việc sợ làm “mất lòng” ĐCSTQ. Đó cũng chính là sự vi phạm trách nhiệm của báo chí, và về cơ bản điều này là không đúng với “tinh thần” Canada.

Việc “chụp mũ” đối với những lời chỉ trích ĐCSTQ thành vấn đề “kỳ thị”, chính là những gì các nhà tuyên truyền ĐCSTQ muốn đạt được. ĐCSTQ đã đánh trúng vào bản tính lịch sự của đất nước và người dân Canada, bằng cách tuyên bố rằng các lời chỉ trích là “kỳ thị”. Họ đã đánh đồng ĐCSTQ với đất nước và người dân Trung Hoa, dưới khái niệm “đều là Trung Quốc”; thậm chí đánh đồng với cả những người Canada gốc Hoa chưa bao giờ sống ở Trung Quốc, hoặc phải trốn chạy khỏi Trung Quốc vì đã bị đàn áp và ngược đãi. Tất cả những ý kiến phê bình ĐCSTQ ngay lập tức được dán nhãn “kỳ thị”. Đây là chiến lược nhằm lẩn tránh sự điều tra, nhằm đổ lỗi và trút trách nhiệm lên các nhà phê bình.

Thực sự, việc đánh đồng khái niệm “chỉ trích” với “kỳ thị” này là hết sức vô lý.

Sự “nhạy cảm quá mức” của chúng ta trước khái niệm “kỳ thị” có căn nguyên từ mong muốn sâu xa của người dân Canada, rằng cần phải đối xử công bằng với tất cả mọi người, đặc biệt trong bối cảnh sự kỳ thị đối với người Canada gốc Á gia tăng vì đại dịch.

Nhưng chúng ta không nên quên rằng trong số những nhà phê bình ĐCSTQ sắc sảo nhất, có nhiều người là người gốc Trung Quốc nhập cư, bao gồm cả những nhà sáng lập của The Epoch Times. Theo tôi, nếu giả định rằng người Canada gốc Hoa không được đưa ra lời chỉ trích, mà phải ủng hộ chế độ toàn trị độc đoán và tàn bạo ở nước họ [Trung Quốc], thì đó mới thực sự là “kỳ thị”.

Tác giả Alex Ra Lee là giám đốc chiến lược và chính sách tại Alliance Canada Hong Kong [ACHK ], một tổ chức huy động và trao quyền hành động chính trị cho người Canada gốc Hong Kong. ACHK ủng hộ tất cả các cộng đồng đang phải chịu sự chuyên chế tàn bạo của ĐCSTQ và mời người Canada tham gia chiến dịch trực tuyến của họ.

Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam

Thu Hà

-Theo The Epoch Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Liệu rằng tuyên bố ‘ĐCS Trung Quốc đã gây hiểm họa cho thế giới’ có mang tính ‘kỳ thị’?