Liệu chính sách ‘phạt cha mẹ vì con hư’ của Trung Quốc có phản tác dụng?

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Chính sách một con” trước kia đã tạo ra một thế hệ "tiểu hoàng đế" chỉ coi mình là nhất và gây ra vô vàn tác hại cho gia đình - hạt nhân của xã hội. Mới đây, chính quyền Trung Quốc thông báo đang soạn thảo luật để trừng phạt cha mẹ nếu con cái có hành vi xấu. Các nhà quan sát đánh giá đây là một quy định pháp luật mập mờ.

Một chính quyền chuyên chế không bao giờ thừa nhận rằng bản thân đã mắc sai lầm, và cũng không bao giờ thể hiện mong muốn học hỏi từ những sai lầm trong quá khứ. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) là một ví dụ điển hình của loại chủ nghĩa độc tài này. “Chính sách một con" được áp dụng trong gần 4 thập kỷ đã mang đến tai họa cho đất nước 1,4 tỷ dân. Điển hình là:

  • Phá hủy cuộc sống gia đình truyền thống của người Trung Quốc và tạo ra một thế hệ "tiểu hoàng đế" chỉ mình là nhất;
  • Gây ra sự già hóa dân số nhanh chóng và phá vỡ sự phân bố dân số tự nhiên;
  • Dẫn đến tỷ lệ mất cân bằng giới tính cao, bởi vì nhiều người Trung Quốc muốn đứa con duy nhất của họ là con trai;
  • Tạo ra một thế hệ người già cô đơn vì đứa con duy nhất của họ phải đi xa để tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đây là lý do tại sao chính quyền ông Tập Cận Bình lại cố gắng thúc đẩy chính sách ba con sau gần 40 năm. Chính sách cũ đã phá vỡ nghiêm trọng hệ thống gia đình Trung Quốc và rất khó để bình thường hóa trở lại.

Tuy nhiên, ĐCSTQ đã không rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình mà thay vào đó, nó lại đang chuẩn bị một chính sách tai hại khác cho trẻ em. Các nhà chức trách muốn trừng phạt trẻ em vì "hành vi không thích đáng".

ĐCSTQ hiểu rất rõ rằng, khi thế hệ thanh niên này lớn lên, họ phải trở thành lũ bề tôi trung thành của đảng, chứ không phải là những kẻ nổi loạn hay những nhà cách mạng. Đây là lý do tại sao ĐCSTQ đã áp dụng các biện pháp nghiêm khắc đối với giới trẻ trong thời gian vừa qua, chẳng hạn như cấm trò chơi điện tử, cấm học thêm và dạy học trực tuyến… Ngoài ra, ĐCSTQ cũng đã đàn áp giáo viên tiếng Anh và giám sát giáo dục trường học.

Reuters đưa tin hôm 18/10 rằng, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc sẽ xem xét một điều khoản lập pháp để trừng phạt các bậc cha mẹ khi con cái của họ có "hành vi vô cùng xấu xa" hoặc phạm tội. "Dự thảo Luật Thúc đẩy Giáo dục Gia đình" khuyến nghị rằng, nếu các kiểm sát viên của chính quyền cho rằng những đứa trẻ "phạm tội" là vì cha mẹ của chúng đã có hành vi không đứng đắn, họ có thể khiển trách cha mẹ và ra lệnh cho các phụ huynh tham gia các khóa học hướng dẫn giáo dục gia đình.

Ủy ban Lập pháp thuộc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc cho rằng, “có nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi sai trái của trẻ vị thành niên, và nguyên nhân chính là do thiếu giáo dục gia đình hoặc giáo dục trong gia đình không đúng cách”.

Luật mơ hồ

Các nhà chức trách đã sử dụng các cụm từ khó định nghĩa rõ ràng như “hành vi vô cùng xấu xa” hoặc "hành vi vô cùng tồi tệ" để đưa ra các quy định pháp luật mập mờ. Nếu vậy thì "Luật Thúc đẩy Giáo dục Gia đình" rất có thể sẽ bị áp dụng sai và lạm dụng trong tương lai.

ĐCSTQ lo lắng về việc những người trẻ tuổi xem và đọc các tác phẩm văn học của thế giới tự do, hoặc hiểu được tội ác của chính quyền này đối với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, các nhà sư Phật giáo ở Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công và các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hong Kong, v.v. Do đó, nó đã sử dụng các thuật ngữ mơ hồ để đảm bảo rằng những người trẻ tuổi không thể nói về các vấn đề dân chủ hoặc tương tác với các nguyên tắc dân chủ thực sự.

Học giả địa chính trị Akshay Narang chỉ ra rằng, chính quyền Bắc Kinh hy vọng sẽ biến thế hệ trẻ em và thanh thiếu niên Trung Quốc này thành những người máy chỉ tuân theo mệnh lệnh của ĐCSTQ và không sử dụng khả năng nhận thức của bản thân.

Liệu chính sách mới cho trẻ em có phản tác dụng?

Ngoại giới cho rằng, chính sách này sẽ tạo ra một môi trường ngột ngạt chứa đầy nỗi sợ hãi và ý thức tự kiểm duyệt.

Hình thức quản lý, giám sát ở mức vi mô và xâm nhập cuộc sống gia đình sẽ kích hoạt cảm xúc tiêu cực của người dân đối với chính quyền. Quyền sống tự do là nền tảng cho sự sinh tồn của con người, và khát vọng sống tự do không thể bị tước đoạt. Việc biến trẻ em thành đội quân robot và treo kiếm trên đầu cha mẹ chúng sẽ buộc người dân phải tìm cách lách luật của ĐCSTQ và có thể sẽ củng cố quyết tâm hạ bệ chính quyền này.

Trung Quốc bắt đầu thực hiện “Chính sách một con” vào cuối những năm 1970 và tiếp tục cho đến năm 2016. Sự giận dữ của người dân đối với ĐCSTQ vẫn chưa lắng xuống do những hậu quả mà chính sách này đem lại.

“Chính sách một con” đặt ra quá nhiều gánh nặng cho những người không có anh chị em ruột. Họ rất khó để có thể vừa chăm sóc tốt cha mẹ, vừa làm tốt công việc. Ở Trung Quốc, phụng dưỡng bề trên đã trở thành một nhiệm vụ tốn nhiều thời gian và nguồn lực. Đây cũng là lý do khiến những người trẻ tuổi ở Trung Quốc chưa sẵn sàng xây dựng gia đình mới và sinh con.

Người dân Trung Quốc không được phép lên tiếng, nhưng ai cũng biết “Chính sách một con” đã gây tổn hại thế nào đến xã hội Trung Quốc, đặc biệt là đời sống gia đình Trung Quốc. Chính sách giáo dục trẻ em mà ĐCSTQ đang soạn thảo liệu có phản tác dụng thì vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Đông Phương

Theo Qua Ngự Thi - Vision Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Liệu chính sách ‘phạt cha mẹ vì con hư’ của Trung Quốc có phản tác dụng?