Lễ tưởng niệm Thiên An Môn ngày 4/6: Ban tổ chức kêu gọi thắp nến khắp Hồng Kông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong bối cảnh kiểm soát đại dịch viêm phổi Vũ Hán, năm nay người dân Hồng Kông không thể tổ chức lễ tưởng niệm Thiên An Môn lớn. Thay vào đó, họ dự kiến sẽ thắp nến để tưởng nhớ những người biểu tình ủng hộ dân chủ bị giết ở Quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh 31 năm về trước, một nhà tổ chức cho biết vào ngày 20/5.

Lễ kỷ niệm ngày 4/6 năm nay có lẽ là đặc biệt sâu sắc, sau nhiều tháng biểu tình và bất ổn tại thành phố do Trung Quốc cai trị này.

Trong những năm qua, hàng chục ngàn người ở Hồng Kông đã tham gia các buổi cầu nguyện dưới ánh nến ảm đạm và yên bình tại một công viên trung tâm thành phố. Đây là lễ kỷ niệm lớn nhất thế giới về cuộc đàn áp năm 1989 ở Thiên An Môn, Bắc Kinh, khi quân đội Trung Quốc nổ súng vào những người biểu tình do sinh viên lãnh đạo.

Hôm thứ Ba (19/5), chính quyền Hồng Kông cho biết quy định về hạn chế số người trong các cuộc họp (không quá 8 người) sẽ được kéo dài ít nhất cho đến ngày 4/6.

Ông Lee Cheuk-yan, Chủ tịch Liên minh Hồng Kông ủng hộ các phong trào dân chủ yêu nước của Trung Quốc, người phụ trách tổ chức các lễ tưởng niệm hàng năm, nói với Reuters hôm thứ Tư (20/5) rằng động cơ của việc kéo dài thời gian giãn cách xã hội là “đàn áp chính trị”.

Ngày 18/5, nhà lãnh đạo Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga cho biết các biện pháp giãn cách xã hội không dựa trên những cân nhắc về mặt chính trị.

Cảnh sát vẫn chưa trả lời đơn xin tổ chức lễ tưởng niệm tại Công viên Victoria, ông Lee cho biết và nói thêm rằng ông thấy tình hình không khả quan.

“Chúng tôi phải có phương án B”, ông Lee nói. Thay vì tổ chức tại một điểm, chúng tôi sẽ làm điều đó ở khắp mọi nơi, vẫn với ánh nến để mạnh mẽ lên án vụ thảm sát và bày tỏ sự thương tiếc đối với những người đã khuất vào năm 1989.

Trung Quốc chưa bao giờ cung cấp số liệu đầy đủ về cuộc đàn áp này, nhưng các nhóm nhân quyền và nhân chứng cho rằng con số này có thể lên tới hàng ngàn người. Và chủ đề này là điều cấm kỵ ở Trung Quốc.

Ông Lee cho biết lễ tưởng niệm Thiên An Môn là cho một phép thử cho ‘một quốc gia, hai chế độ, thỏa thuận điều chỉnh việc Anh trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997. Thỏa thuận này cho phép khu tự trị Hồng Kông giữ được quyền tự do dân chủ không thể có được ở Đại lục, ví như việc tổ chức lễ tưởng niệm hàng năm.

Những người biểu tình ủng hộ dân chủ Hồng Kông tố cáo những gì họ thấy khi ĐCSTQ đã làm xói mòn dần các quyền tự do của người dân Đại lục. Nhưng cáo buộc này luôn bị ĐCSTQ phủ nhận.

Thống đốc Hồng Kông cuối cùng của Anh, ông Chris Patten kêu gọi Hồng Kông không gây áp lực ngày càng tăng từ Bắc Kinh và tiếp tục tuần hành nhưng tránh bạo lực.

“Điều cực kỳ quan trọng là mọi người cứ đứng lên vì những gì họ tin tưởng và bỏ phiếu cho những gì họ tin tưởng”, ông Chris Patten nói.

“…Có thể sẽ không thể diễn ra lễ tưởng niệm vào ngày 4/6 vì giãn cách xã hội trong bối cảnh đại dịch nhưng luôn có các ngày 5, 6 và 7 tháng 6 và 1/7”, ông Patt Patten nói khi đề cập đến các cuộc tuần hành lớn theo truyền thống đánh dấu kỷ niệm tháng 7 khi Hồng Kông được bàn giao cho Trung Quốc.

Ông đã nói chuyện qua một liên kết trực tuyến với các thành viên của Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài. Những bình luận của ông có thể gây khó chịu cho Bắc Kinh, nơi liên tục đổ lỗi cho các lực lượng phương Tây gây rắc rối.

Hồng Kông có khá ít ca nhiễm virus Corona Vũ Hán, với tổng số chỉ hơn 1.000 trường hợp.

Chính quyền Hồng Kông cho phép các quán bar, rạp chiếu phim, phòng tập thể dục mở cửa trở lại trong tháng 5 này, và cho biết các cuộc tụ họp tôn giáo có thể tiếp tục với các quy định đảm bảo an toàn nhất định. Nhà tắm công cộng, quán karaoke và câu lạc bộ đêm sẽ đóng cửa thêm một tuần nữa.

Thùy Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Lễ tưởng niệm Thiên An Môn ngày 4/6: Ban tổ chức kêu gọi thắp nến khắp Hồng Kông