Lễ hội âm nhạc quy mô 3.000 người ở Vũ Hán khiến truyền thông nước ngoài xôn xao

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, một lễ hội âm nhạc quy mô lớn dưới nước với 3.000 người đã được tổ chức tại Vũ Hán - nơi từng là tâm chấn bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch. Sự kiện này đã gây náo động trên các phương tiện truyền thông nước ngoài.

Các chuyên gia chỉ ra rằng, trong bối cảnh các vùng khắp nơi ở Trung Quốc liên tục xuất hiện dịch bệnh, lễ hội âm nhạc điện tử Vũ Hán có thể là một hoạt động tuyên truyền chống dịch của chính quyền với bên ngoài, nhưng người dân sẽ phải chịu rủi ro rất lớn. Nguy hiểm nhất là sự kiện này có thể làm bùng nổ một đợt lây nhiễm hàng loạt mới và tái hiện thảm kịch "Vạn gia yến” (Đại tiệc Vạn gia).

Vũ Hán là thành phố đầu tiên trên thế giới bùng phát virus Corona Vũ Hán, và tình cảnh bi thảm của Vũ Hán trong thời gian dịch bệnh hoành hành vẫn còn hằn in trong tâm trí người dân. Tuy nhiên, mới đây, công viên nước bãi biển Maya ở Vũ Hán đã tổ chức một buổi hòa nhạc quy mô lớn với khoảng 3.000 người, điều này đã vi phạm nghiêm trọng yêu cầu phòng chống dịch bệnh.

Đoạn video trực tuyến cho thấy, buổi biểu diễn tập trung rất đông người, họ đều mặc đồ bơi và ngâm mình trong nước, không ai đeo khẩu trang và cũng không tuân thủ giãn cách xã hội. Có thể thấy người đông như nêm, mọi người reo hò và nhún nhảy theo điệu nhạc. Cảnh tượng này được báo chí đưa tin rầm rộ, gây chấn động ngoại giới và khiến dư luận sôi sục.

Có một biển người tại Lễ hội âm nhạc điện tử trên nước ở Vũ Hán. Mọi người mặc đồ bơi và ngâm mình trong nước, không ai đeo khẩu trang và không tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội. (Ảnh chụp màn hình video)
Có một biển người tại Lễ hội âm nhạc điện tử trên nước ở Vũ Hán. Mọi người mặc đồ bơi và ngâm mình trong nước, không ai đeo khẩu trang và không tuân thủ các quy tắc giãn cách xã hội. (Ảnh chụp màn hình video)

Có cư dân mạng Twitter cảm thán: "Vẫn bắt đầu từ Vũ Hán sao? Vũ Hán tổ chức lễ hội âm nhạc điện tử nghìn người! Không nghĩ cũng biết lại là Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đầu độc! Thời buổi này mà tụ tập hàng nghìn người như vậy là không hợp lý!".

Ông Lâm Hiểu Húc (Lin Xiaoxu), cựu chuyên gia về virus tại Viện Nghiên cứu quân đội Walter Reed (WRAIR) của Mỹ, nói với VOA rằng, ông thực sự bị sốc khi thấy tin này. Ông cho rằng những video và tin tức loại này có thể được truyền thông đưa tin thì đằng sau đó chắc hẳn là phải có sự cân nhắc chính trị của chính quyền ĐCSTQ.

Ông Lâm nói rằng, buổi biểu diễn dưới nước ở Vũ Hán là một hoạt động tuyên truyền của chính quyền địa phương phối hợp với chính quyền trung ương, đặt sinh mạng của người dân vào vị trí thứ yếu. "Chính phủ Trung Quốc (ĐCSTQ) muốn tuyên bố với thế giới bên ngoài rằng: Các bạn thấy tôi kiểm soát dịch bệnh tốt như thế nào chưa? Vũ Hán - nơi khởi nguồn của dịch bệnh giờ đang ca hát, nhảy múa đấy. Nhưng trên thực tế, đối với người dân Vũ Hán mà nói thì họ sẽ phải chịu một rủi ro còn lớn hơn nữa".

Trước những nghi ngờ từ ngoại giới, cơ quan ngôn luận Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ biện giải rằng, buổi hòa nhạc ở Vũ Hán cho thấy cuộc sống của người dân Vũ Hán đã trở lại bình thường và các biện pháp phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt của ĐCSTQ đã có hiệu quả.

Tuy nhiên, ông Lâm Hiểu Húc cảnh báo rằng, truyền thông Trung Quốc không phải là truyền thông của nhân dân nên người dân không thể hiểu được tình hình thực sự của dịch bệnh, nên sẽ càng không thể biết được còn có khu dân cư nào ở Vũ Hán hiện vẫn đang tích cực thực hiện các biện pháp chống dịch không.

Hiện tại, nhiều quốc gia vẫn đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ dịch bệnh và các ổ dịch mới cũng liên tục xuất hiện ở nhiều vùng của Trung Quốc. Tân Cương, Đại Liên và những nơi khác đều đã áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt và phòng chống dịch. Ông Lâm nói rằng trong hoàn cảnh như vậy, cuộc tụ tập đông người như vậy ở Vũ Hán có nguy cơ xảy ra lây nhiễm rất lớn.

Ngoại giới lo ngại rằng lễ hội âm nhạc điện tử Vũ Hán có thể tái hiện bi kịch "Đại tiệc Vạn gia”. Vào đầu năm nay, đại dịch bùng phát ở Vũ Hán nhưng đã bị ĐCSTQ che đậy. Vào ngày 18/1, khu dân cư Bách Bộ Đình (Baibuting) ở Vũ Hán đã tổ chức "Đại tiệc Vạn gia" như thường lệ, quy tụ hơn 40.000 gia đình và phục vụ 13.000 món ăn. Sau đó, Vũ Hán thông báo dịch bùng phát và khu dân cư Bách Bộ Đình đã trở thành khu vực bị ảnh hưởng nặng nề. Cư dân trong khu vực đã không nhận được sự cứu chữa hiệu quả từ chính quyền, nên đành phải gửi những lời kêu gọi tuyệt vọng ra thế giới bên ngoài thông qua Internet.

Lễ hội âm nhạc trên nước tiếp tục nhận được những lời chỉ trích từ dư luận. Các ban bộ liên quan ở Vũ Hán giải thích rằng, du khách đến tham gia buổi hòa nhạc đều phải xuất trình mã y tế, nhưng các chuyên gia đã đặt nghi vấn về điều này.

Ông Lưu Sỹ Nhậm (Liu Shiren), Giám đốc điều hành Nhà máy chế phẩm sinh học của Sở nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm và Vaccine thuộc Viện Y tế Quốc gia Đài Loan, cho biết, loại virus này có thời gian ủ bệnh dài, hơn nữa các trường hợp lây nhiễm không triệu chứng cũng có nguy cơ rất lớn, rất khó kiểm soát.

Ông Lưu cũng chỉ ra rằng, việc xét nghiệm cũng là một vấn đề, một số người đã qua thời kỳ lây nhiễm mà không thể phát hiện được, tải lượng virus thấp nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm. Trong tình trạng đông đúc như vậy, rất dễ bùng phát một đợt lây nhiễm cụm khác.

Ngoại giới cũng có nhiều nghi ngờ về khả năng xét nghiệm virus của ĐCSTQ. Trước đây, bộ kit xét nghiệm virus nhanh do ĐCSTQ xuất khẩu bị phát hiện là không đạt chất lượng ở nhiều quốc gia, với tỷ lệ chính xác dưới 30%, và họ đã yêu cầu trả lại.

Ông Lâm Hiểu Húc, cựu chuyên gia về virus tại Viện Nghiên cứu quân đội Walter Reed (WRAIR) của Mỹ, cũng đưa ra nghi ngờ về dữ liệu thử nghiệm axit nucleic toàn dân do chính quyền Vũ Hán thực hiện trước đây. Ông nói rằng, khó mà tin được chính quyền [Vũ Hán] lại có khả năng tiến hành xét nghiệm axit nucleic trên quy mô lớn như vậy - 30 triệu người trong khoảng 10 ngày. Hơn nữa, bộ kit xét nghiệm của ĐCSTQ có độ chính xác rất thấp, điều này chẳng khác nào đang lừa gạt người dân ở Vũ Hán.

Đông Phương
Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Lễ hội âm nhạc quy mô 3.000 người ở Vũ Hán khiến truyền thông nước ngoài xôn xao