Không một lời xin lỗi, Trung Quốc tiếp tục lấn tới

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 25/5, một sĩ quan cảnh sát đã dùng vũ lực để bắt giữ George Floyd - một kẻ bạo loạn người Mỹ gốc Phi, dẫn đến việc anh ta tắt thở và chết tại Minneapolis.

Đó là vụ án mới nhất trong một loạt các vụ án cấp cao trên toàn Hoa Kỳ, trong đó những công dân, hầu hết là người Mỹ gốc Phi, đã chết vì sự tàn nhẫn của lực lượng cảnh sát. Một lần nữa, các cuộc biểu tình về sự tàn bạo của cảnh sát đã diễn biến thành các cuộc bạo loạn ngay sau đó.

Hoa Kỳ đã bị chia rẽ sau khi bắt buộc phải áp dụng biện pháp cách ly toàn quốc do đại dịch viêm phổi Vũ hán. Những bang xanh theo chủ nghĩa Dân Chủ đã cáo buộc các bang đỏ [theo chủ nghĩa Cộng Hòa] đem lại hiểm họa sức khỏe quốc gia khi liều lĩnh cho phép các cư dân quay trở lại làm việc trước khi dịch viêm phổi Vũ Hán chưa có dấu kết thúc.

Ngược lại, những bang đỏ cho rằng các bang xanh đạo đức giả khi hy vọng các bang khác mang lại doanh thu liên bang, để nhận tiền trợ cấp cho cư dân bị cách ly. Họ tranh luận về việc không có bằng chứng khoa học nào cho thấy buộc phải phong tỏa thêm nữa.

Các cuộc biểu tình và bạo loạn trên toàn quốc đã vô tình động chạm đến vấn đề: một người thợ cắt tóc hợp pháp buộc phải mang khẩu trang khi đi làm, nhưng những kẻ phóng hỏa lại được phép không mang khẩu trang và gây họa loạn đường phố.

Ngoài ra, nhiều bằng chứng cho thấy một loạt các quan chức liên bang đã âm mưu phá vỡ chiến dịch tranh cử năm 2016 của Tổng thống Donald Trump và quá trình tiếp nhận vị trí tổng thống của ông. Điều này khiến những người ủng hộ ông Trump vô cùng tức giận.

Trong lúc đối kháng và xung đột bùng nổ ở Hoa Kỳ, Trung Quốc đã cố gắng “bóp nghẹt” những gì còn lại của nền dân chủ Hong Kong. Lý luận của Trung Quốc dường như là: nếu Trung Quốc bị đổ lỗi về việc che đậy và lừa dối thông tin khiến virus Corona Vũ Hán lây lan thành đại dịch, thì họ sẽ không để một đại dịch như vậy bị lãng phí.

Trước những cáo buộc về việc che giấu thông tin quan trọng khiến virus này lây lan toàn thế giới tạo thành đại dịch toàn cầu, chiến lược đối phó của Trung Quốc đã chuyển từ trạng thái ngoan cố: “Thì sao?” đến mức độ thách thức: “Rốt ráo thì các ông sẽ làm gì được tôi?”

Trung Quốc cũng quyết định tăng cường các cuộc đối đầu biên giới không hồi kết với Ấn Độ, khi các lực lượng biên phòng nước này đang lấn chiếm địa phận của Ấn Độ trên dãy Himalayas. Còn cách nào “tốt hơn” để thế giới nhận thấy rằng chính quyền Trung Quốc quá cuồng vọng khi kích động nền dân chủ lớn nhất thế giới?

Bắc Kinh đã cảnh cáo các quốc gia châu Âu rằng nếu truyền thông độc lập của họ tiếp tục lên án Trung Quốc, thì họ sẽ phải gánh chịu đòn thương mại. Một số nhà báo châu Âu tiếp tục vạch trần sự lừa dối của Trung Quốc, ngay cả khi các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu “run rẩy” rút lại những tuyên bố và cố gắng bao biện cho hành vi sai trái của Trung Quốc.

Nhật Bản và Hàn Quốc lo lắng rằng Trung Quốc có thể chuyển hướng sang Đài Loan. Họ biết rằng nếu Trung Quốc làm vậy, chỉ có Hoa Kỳ [vốn đang trải qua biến động trong bối cảnh cách ly xã hội, bạo loạn và cuộc tranh cử tổng thống gây tranh cãi] mới có thể chống lại Bắc Kinh.

Trong nhiều năm, Trung Quốc đã đe dọa và tiến hành các cuộc chiến thương mại ảo nhằm chống lại các nền dân chủ châu Á, như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Úc. ĐCSTQ đã phá vỡ hầu hết các quy tắc giao dịch quốc tế.

Chính phủ Trung Quốc cho rằng giới thượng lưu phương Tây sẽ giàu có lên bằng cách đồng lõa với những gian lận của Trung Quốc và như vậy sẽ góp phần “bán luôn đất nước” của họ. Cả hai tính toán này đều đã trở nên chính xác.

Khi Trung Quốc điều chỉnh nền kinh tế của họ để phù hợp với các tiêu chuẩn phương Tây, chính quyền này đã lừa phỉnh các quan chức phương Tây khiến họ tin tưởng rằng cuối cùng ĐCSTQ đã đang trở thành một thành viên hữu ích trong cộng đồng thế giới.

Thực tế cho thấy, Trung Quốc sử dụng chiến lược tích trữ tiền từ thặng dư thương mại bất đối xứng. Họ cũng “cài cắm” tay chân tại các tổ chức xuyên quốc gia và làm suy yếu các tổ chức này.

Trung Quốc tăng cường quân sự và thiết lập căn cứ đảo trong vùng biển quốc tế. Họ cũng “mua chuộc” các quốc gia quan trọng về mặt chiến lược bằng cách đầu tư hàng triệu USD vào cơ sở hạ tầng thông qua Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường, như một loại hình thực dân và đế quốc kiểu mới.

Đại dịch toàn cầu đã buộc Trung Quốc phải từ bỏ vỏ ngoài của một kẻ quân tử. Họ đang âm thầm chuyển từ vai bạn bè sang vai kẻ phản diện và đối địch với toàn cầu.

Nếu thế giới lo lắng về những ý định “thâm hiểm” của một Trung Quốc tốt đẹp đáng ngờ, thì giờ đây một Trung Quốc công khai thù địch sẽ trở nên thật đáng sợ.

Nói cách khác, Trung Quốc không bỏ phí thảm họa của vụ dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán. ĐCSTQ đã thu lợi được rất nhiều bằng sự thân thiện giả dối, nhưng lúc này, dường như họ cho rằng cách duy nhất để có được nhiều hơn nữa là giao chiến.

Trung Quốc đã trở mặt, không còn “nịnh nọt” phương Tây theo phong cách chống đối thụ động, mà là bày tỏ thái độ khinh bỉ đối với một châu Âu “kém cỏi” và một nước Mỹ ngày càng chia rẽ.

Đó phải chăng là thông điệp thực sự của Trung Quốc dành cho phần còn lại của thế giới [vốn đang đứng giữa ngã ba đường]?

Trong khi Hoa Kỳ đang ưu phiền vì sự chia rẽ nội bộ không hồi kết và những đấu đá trên truyền thông, châu Âu tìm cách xoa dịu kẻ thù, và cả châu Á im lặng chờ đợi việc phân xử thắng thua, thì Trung Quốc bất chấp tội lỗi vẫn đang tiếp tục lấn tới.

Tác giả: Victor Davis Hanson, ông là người theo chủ nghĩa cổ điển và là nhà sử học tại Viện Hoover thuộc Đại học Stanford, đồng thời là tác giả của cuốn sách "Chiến tranh thế giới thứ hai: Cách cuộc xung đột toàn cầu đầu tiên đã xảy ra và chiến thắng".

Ngân Hà
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Không một lời xin lỗi, Trung Quốc tiếp tục lấn tới