Hơn 300 tổ chức kêu gọi LHQ giải quyết việc Trung Quốc đàn áp nhân quyền

Giúp NTDVN sửa lỗi

321 nhóm nhân quyền từ hơn 60 quốc gia trên thế giới đã đưa ra một bức thư ngỏ kêu gọi Liên Hợp Quốc khẩn trương thiết lập một cơ chế quốc tế độc lập để đối phó với các cuộc đàn áp nhân quyền ở trong và ngoài nước của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trong hơn 300 nhóm nhân quyền có rất nhiều các tổ chức nổi tiếng như: tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch), tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), Ngôi nhà Tự do (Freedom House), PEN America, Ký giả không biên giới (Reporters Without Borders), Tổ chức chống tra tấn của tín đồ Cơ đốc giáo (ACAT)...

Bức thư bày tỏ rằng,Liên Hợp Quốc cần phải giải quyết các hành vi đàn áp nhân quyền của ĐCSTQ, bao gồm: xâm phạm nhân quyền quy mô lớn ở Tân Cương, Tây Tạng, Hong Kong; ngăn cấm truyền tải tin tức khi bùng phát đại dịch viêm phổi Vũ Hán; bức hại luật sư, phóng viên, nhà hoạt động nhân quyền và những người bất đồng chính kiến trên khắp Trung Quốc...

Đồng thời, các tổ chức này cũng nhấn mức độ mạnh ảnh hưởng của việc ĐCSTQ vi phạm nhân quyền với toàn thế giới, bao gồm các cuộc tấn công vào những người bảo vệ nhân quyền ở nước ngoài, đàn áp tự do học thuật ở các nước trên thế giới, kiểm duyệt Internet và giám sát kỹ thuật số, dung túng cho các công ty khai thác được chính phủ hậu thuẫn gây suy thoái môi trường, v.v.

Lời kêu gọi của các nhóm nhân quyền này là sự hưởng ứng tuyên bố của hơn 50 chuyên gia nhân quyền thuộc Liên Hợp Quốc vào hồi tháng 6/2020. Trong tuyên bố, các chuyên gia cũng trình bày chi tiết các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của chính quyền Trung Quốc và kêu gọi “đưa ra các biện pháp quyết đoán để bảo vệ các quyền tự do cơ bản của Trung Quốc”.

Bà Sarah Brooks, nhân viên liên lạc ở Brussels, Bỉ của Tổ chức Dịch vụ Nhân quyền Quốc tế (ISHR), cho biết: “Việc Trung Quốc (ĐCSTQ) coi thường nhân quyền không chỉ ảnh hưởng đến công dân Trung Quốc. Nó còn ra sức ủng hộ các nhà độc tài và nỗ lực muốn thay đổi chuẩn tắc quốc tế, điều này khiến công việc bảo vệ nhân quyền trở nên khó khăn hơn bao giờ hết”. Bà nói thêm rằng, bức thư liên hợp này đã khiến các tổ chức trên toàn thế giới “ cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu chung và cũng vì mỗi cộng đồng của riêng họ”.

Giám đốc văn phòng Đông Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế, ông Joshua Rosenzweig nói: “Cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ trước hành vi chà đạp nhân quyền cả ở trong và ngoài nước của chính quyền Trung Quốc”.

Các tổ chức trên cũng chỉ trích trong lá thư rằng, ĐCSTQ đã bóp méo quyền hạn của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, ưu tiên ‘hợp tác’ hơn là phải chịu trách nhiệm, và phản đối tất cả các kiến nghị ​​điều tra những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và tội phạm quốc tế có liên quan.

Bức thư viết: “Trung Quốc (ĐCSTQ) đã lợi dụng địa vị của mình trong Ủy ban Tổ chức Phi Chính phủ (NGO) của Liên Hợp Quốc để cản trở một cách vô lý các tổ chức NGO có đủ tư cách điều tra. Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng thường ngăn cản những người bảo vệ nhân quyền gia nhập vào các cơ sở của Liên Hợp Quốc, bôi nhọ các diễn giả của NGO là ‘phần tử khủng bố’, còn đe dọa phái đoàn đại biểu của các nước và ngăn trở họ tham dự những hoạt động có liên quan đến vi phạm nhân quyền do Liên Hợp Quốc tổ chức.

Các tổ chức nhân quyền trên còn chỉ ra, khi chuyên viên cao cấp phụ trách các sự vụ liên quan đến nhân quyền của Liên hợp quốc và hàng chục quốc gia trên thế giới thúc giục ĐCSTQ tuân thủ các chuẩn tắc nhân quyền quốc tế, thì chính quyền Trung Quốc lại cáo buộc rằng đây là ‘những tuyên bố không phù hợp’ ‘can thiệp nghiêm trọng’ đến chủ quyền của Trung Quốc.

Trong thư viết: “Nếu một quốc gia cho rằng họ có thể không cần chấp nhận bất kỳ điều tra nào, thì đó là mối đe dọa cơ bản đối với nhân quyền”.

Ông John Fisher, Giám đốc chi nhánh Geneva của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: “Liên Minh các tổ chức nhân quyền toàn cầu này cùng 50 chuyên gia của Liên Hợp Quốc và chính phủ của hàng chục quốc gia, đã cùng yêu cầu hủy bỏ tư cách tham gia Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc của Trung Quốc (ĐCSTQ) trước hiện trạng chính quyền này không chịu giải trình [vì hành vi xâm phạm nhân quyền của mình]”.

Ông John Fisher nói: “Liên Hợp Quốc phải có các hành động để đáp lại những lời kêu gọi ngày càng đồng lòng từ mọi tầng lớp xã hội, rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về những vi phạm nhân quyền của mình”.

Ngọc Trân
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Hơn 300 tổ chức kêu gọi LHQ giải quyết việc Trung Quốc đàn áp nhân quyền