Hàng trăm người Trung Quốc làm việc trên tàu du lịch bị mắc kẹt trên biển

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 8/6, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) kêu gọi hành động khẩn cấp và phối hợp để giải phóng 150.000 đến 200.000 người bị mắc kẹt ở các tàu trên khắp thế giới do các biện pháp ngăn chặn COVID-19. Tuy nhiên, những thủy thủ người Trung Quốc đang gặp phải việc “bỏ mặc” từ Bắc Kinh.

Nhiều nhân viên làm việc trên các tàu dân sự và du lịch Trung Quốc đã bị mắc kẹt do hạn chế nhập cảnh trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Sau nhiều tháng chờ đợi trên biển, các thủy thủ của tàu Trung Quốc đã cố gắng gửi tín hiệu thông qua Weibo. Các nhân viên của tàu tiết lộ trên mạng xã hội rằng hơn 1.000 thủy thủ Trung Quốc hiện bị mắc kẹt trên tàu du lịch.

Vào ngày 8/6, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) kêu gọi hành động khẩn cấp và phối hợp để giải phóng 150.000 đến 200.000 người bị mắc kẹt trên các tàu trên khắp thế giới do các biện pháp ngăn chặn COVID-19.

Tổng giám đốc ILO Guy Ryder cho biết, “việc buộc những người đi biển đã kiệt sức tiếp tục làm việc hơn 4 tháng sau khi hết hợp đồng là điều không thể chấp nhận được. Điều này gây nguy hiểm cho sức khỏe của họ và gây nguy hiểm cho an toàn hàng hải. Cần có những hành động ngay lập tức để đảm bảo công việc cho người đi biển, tránh tai nạn hàng hải và thảm họa môi trường. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ hợp tác để làm cho những thay đổi này diễn ra trong an toàn”.

Tuy nhiên, những thuyền viên người Trung Quốc đang gặp phải sự kháng cự từ Bắc Kinh.

Người dùng Weibo Trung Quốc với tên “LeoooTao” là một thủy thủ trên tàu Majesty of the Sea, đăng rằng 300 thủy thủ Trung Quốc đã bị mắc kẹt trên tàu du lịch này tại cảng Dover ở Anh. Ngoài ra còn có 323 thủy thủ người Trung Quốc mắc kẹt trên tàu du lịch Empress of the Seas ở khu Southampton, Vương quốc Anh.

Bài đăng trên Weibo của anh này chỉ ra rằng 3 chuyến bay đã được lên kế hoạch, nhưng rồi đều bị hủy.

LeoooTao đã viết: “Các đồng nghiệp người Philippines đã được chính phủ của họ cử máy bay đến đón. Các đồng nghiệp Ấn Độ đã đi thuyền để trở về nhà. Người Mỹ, Anh, Ukraina, Rumani, Hàn Quốc và Nhật Bản đều đã quay trở về nhà. Tại sao người Trung Quốc chúng ta không thể trở về quê hương thân yêu?”

Những bài viết này đã bị xóa ngay sau đó.

Một người dùng Weibo khác, với tên tristaYue, đã cầu xin sự giúp đỡ trên mạng xã hội vào ngày 5/6, nói rằng hơn 200 thủy thủ Trung Quốc đang bị mắc kẹt trong vùng biển Philippines. Họ đã tìm kiếm sự hỗ trợ của Đại sứ quán Trung Quốc, nhưng không có kết quả. Một số thành viên trong đoàn đã tự sát hoặc suy sụp tinh thần, theo bài đăng của tristaYue.

Công ty du lịch Holland America nơi người dùng “tristaYue” làm việc, đã chuyển cô đến tàu Noordam vào ngày 23/5. Vào ngày 4/6, thuyền trưởng đã thông tin hai trường hợp được xác nhận nhiễm bệnh trên tàu. Sau đó, cô đã liên lạc với Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines để được giúp đỡ, nhưng không nhận được phản hồi cụ thể nào.

Vào ngày 6/6, cô đã cập nhật trên tài khoản Weibo của mình, nói rằng khoảng 500 người Philippines và Ấn Độ đã được sơ tán một lần nữa, trong khi thủy thủ người Trung Quốc vẫn ở lại. Cô không có khẩu trang để bảo hộ mình khỏi bị nhiễm COVID-19.

Nhiều người đi biển Trung Quốc đã bình luận trong bài đăng của tristaYue.

Người dùng “Họ gọi tôi là biu” đã viết: “Có tổng cộng 730 thuyền viên người Trung Quốc trên 4 tàu Royal Caribbean. Hai tàu ở Anh, một ở Philippines và một ở Hy Lạp. Công ty cam kết có một chuyến bay được điều động vào ngày 28/5, nhưng trụ sở ở Miami vẫn đang chờ giấy phép được hạ cánh của Trung Quốc.

Người dùng “MermaidMermaid" viết: “Tôi cũng là một trong những bị mắc kẹt trên biển. Khi các thủy thủ của các quốc gia khác lần lượt rời khỏi tàu, các thủy thủ người Trung Quốc chỉ có thể ở lại tàu mặc dù nhà của chúng tôi ở ngay cạnh bến tàu. Hãy nghĩ xem buồn làm sao. Chúng tôi đã trôi dạt trên tàu hơn 90 ngày kể từ tháng 3!”

Người dùng có tên “Facing the sea Michael" đã viết: “Đã hơn 3 tháng kể từ khi tôi bị mắc kẹt ở Philippines. Chúng tôi có hơn 200 thủy thủ người Trung Quốc, nhưng không ai chú ý đến chúng tôi. Chúng tôi đã nỗ lực liên hệ với đại sứ quán nhưng chẳng có tác dụng gì".

Người dùng có tên “Cai Kexin” viết: “Tàu của chúng tôi cũng bị kẹt trên biển gần 3 tháng. Công ty muốn sắp xếp một chuyến bay đưa chúng tôi trở về Trung Quốc. Nhưng đại sứ quán Trung Quốc không đồng ý!”

Người dùng có tên “XueYa” đã viết: “Chính thức bị cấm túc vào ngày 15/3, tính đến hôm nay, nó vẫn còn trôi nổi trên biển. Sẽ đi thuyền đến Philippines vào khoảng tháng 7, nhưng vẫn không có tin tức gì về việc trở về nước. Không gian đóng kín, bầu không khí hoảng loạn, [chúng tôi] sắp suy sụp".

The Epoch Times (Mỹ) không thể xác minh độc lập thông tin trong các bài đăng của người dùng Weibo ở trên.

[ads3]

Hơn 80.000 người Trung Quốc đi tàu biển đang bị mắc kẹt trên biển, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo vào ngày 16/3.

Trong đại dịch, người Trung Quốc bị mắc kẹt cũng bao gồm các sinh viên học tập ở nước ngoài. Nhiều người trong số họ trở nên tuyệt vọng trong tình cảnh đó.

Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc đã công bố chính sách “Five-One” vào ngày 26/3, có nghĩa là ở mỗi quốc gia nước ngoài, bất kỳ hãng hàng không Trung Quốc hiện tại nào cũng chỉ hoạt động được một tuyến và không quá một chuyến bay mỗi tuần. Việc giảm mạnh số lượng chuyến bay đến Trung Quốc và giá vé máy bay tăng vọt đã khiến nhiều sinh viên Trung Quốc tuyệt vọng và mắc kẹt ở nước ngoài.

Ngoài ra, có hơn một triệu công nhân Trung Quốc mắc kẹt ở châu Phi, theo một nhân viên cứu trợ nước ngoài ở châu Phi.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Hàng trăm người Trung Quốc làm việc trên tàu du lịch bị mắc kẹt trên biển