Lũ lụt Trịnh Châu: Chủ nhân 238.000 ô tô ở đâu - Điềm dữ rùng rợn đã báo trước

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đã 3 tuần trôi qua kể từ khi trận lũ lụt kinh hoàng xảy ra tại Trịnh Châu, số người chết ở "đường hầm Kinh Quảng" và tuyến tàu điện ngầm số 5 vẫn còn là điều bí ẩn.Trong khi các quan chức ĐCSTQ công bố con số thương vong khó tin, thì có một điềm báo hung cát ngay từ đầu năm tại Trịnh Châu cho thấy giờ đã linh ứng. 

Ngày 24/2, Trịnh Châu đột nhiên có thiên tượng “sấm nổi tuyết rơi”. Giữa sấm sét ầm ầm, những bông tuyết to như lông ngỗng lả tả rơi xuống. Đây là dấu hiệu cực kỳ bất thường, báo hiệu điềm dữ. Người già tại Trịnh Châu đều nói, họ chưa từng thấy thiên tượng quái dị như thế này.

Gần 5 tháng sau, Trịnh Châu đã xảy ra thảm kịch chết người, với nghĩa địa xe lên tới 238.000 chiếc vô chủ.

Vậy thực tế có bao nhiêu người chết?

290 người chết hay 238.000 người chết?

AFP đưa tin, Trịnh Châu đã phải trải qua trận mưa kéo dài suốt 3 ngày vào cuối tháng 7. Quan chức Trịnh Châu tuyên bố có hơn 290 người thiệt mạng. Nhưng người dân vẫn đang đặt câu hỏi về con số tử vong chính thức này.

Do nhiều xe cộ bị ngập trong đường hầm Kinh Quảng khi mưa lớn và nước lụt tràn vào, một số người dân quay được cảnh tại hiện trường nhiều xe cộ, cũng như nhiều xe buýt lớn bịt vải đen mà người dân nghi vấn rằng là xe chở xác chết, được kéo ra khỏi đường hầm.

AFP đưa tin, Mã Siêu, là Phó giám đốc Phòng Quản lý Giám sát Bảo hiểm và Ngân hàng tỉnh Hà Nam tiết lộ ngày 10/8 vừa qua, có ít nhất 238.000 ô tô bị hư hại đã được chuyển tới "nghĩa địa ô tô" tại ngoại ô Trịnh Châu. Hàng trăm nghìn phương tiện phế liệu xếp ngay ngắn trên bãi đất trống rộng hút tầm mắt.

Có một số chủ xe xác nhận khi lũ ập tới đường hầm Kinh Quảng, họ phải bỏ lại xe để bảo toàn tính mạng. Tuy nhiên số người xác nhận thoát khỏi được đường hầm này là quá ít. Nhiều video cho thấy chỉ trong vòng 5 phút tối ngày 20/7, nước dâng lên rất nhanh trong đường hầm khiến nhiều xe cộ và người đã bị mắc kẹt trong đó.

Tính sơ chiều dài của đường hầm Kinh Quảng là 5 km, khoảng cách mỗi phương tiện là 8 mét, có 3.800 xe di chuyển trên 6 làn đường, với mỗi phương tiện trung bình chở 2 người, thì riêng hầm Kinh Quảng đã có tới 7.600 nạn nhân tử vong.

Đường hầm Trịnh Châu có thể đã chôn vùi ít nhất 4.000 người
Thảm cảnh ở cửa đường hầm Kinh Quảng, Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc sau đợt lũ vừa qua. (Ảnh chụp màn hình)

Theo ước tính của ngân hàng Goldman Sachs, thảm họa Trịnh Châu đã gây áp lực nặng nề cho ngành bảo hiểm, với tổng số tiền yêu cầu bồi thường lên tới 1,7 tỷ đô la. Trước đó, Bắc Kinh ước tính thiệt hại gây ra khoảng 20,65 tỷ đô la.

Vậy, với con số bồi thường khủng như trên, cộng với hàng trăm nghìn xe ô tô vô chủ bị bỏ lại tại Trịnh Châu, ngoại giới một lần nữa đặt câu hỏi về con số tử vong thực tế. Nhiều cư dân mạng để lại lời nhắn: "Chủ những chiếc xe này đã đi đâu?", "Có phải tất cả chủ sở hữu của những chiếc xe này đã thiệt mạng?".

Tuy nhiên, chính quyền Trịnh Châu đã chọn cách im lặng và phớt lờ những câu hỏi này của người dân.

Có một điều cần lưu ý, "Nhật báo Kinh doanh Hà Nam" đưa tin, trước khi mưa lớn đổ xuống Trịnh Châu vào chiều tối ngày 20/7 ấy, Cục Khí tượng Hà Nam đã đưa ra 1.427 cảnh báo về sấm sét, mưa lớn và gió giật, và 162 cảnh báo đỏ về mưa lớn từ ngày 17/7.

Ngoài ra, Cục khí tượng Trịnh Châu cũng gửi 540.000 cảnh báo sớm cho 22.500 người ứng cứu khẩn cấp trong thành phố từ đêm 19/7, và gửi cảnh báo mưa bão tới 120 triệu người thông qua tin nhắn điện thoại di động.

Nhưng chính quyền Trịnh Châu nói riêng và tỉnh Hà Nam không có bất cứ động thái nào để di dân, cũng như đóng cửa đường hầm Kinh Quảng và hệ thống tàu điện ngầm.

Tất cả không có gì ngẫu nhiên.

Phải chăng sấm sét, mưa lớn, gió giật mà Cục Khí tượng Hà Nam và Trịnh Châu ghi nhận, chính là Thiên tượng đã cảnh báo trước cho con người thảm họa sắp xảy ra?

Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Tuyết rơi sấm dậy, mồ mả chất đầy”, và câu “Tháng Giêng sấm dậy, xương cốt chất đầy”, đều báo trước năm nay Trịnh Châu sẽ xảy ra tai họa lớn và có rất nhiều người chết.

Điều này đã linh ứng vào chiều tối ngày 20/7 vừa qua.

Điềm dữ báo trước tại Trịnh Châu đã linh ứng

Người xưa nói: “Kinh trập thủy lôi”, nghĩa là đến tiết Kinh trập (tức khoảng ngày mùng 5, mùng 6 tháng 3 dương lịch) thì bắt đầu có sấm.

Sách “Giải nghĩa 72 tiết khí hậu các tháng” có viết: “Tiết tháng 2 (âm lịch), vạn vật bắt đầu bởi Chấn, mà Chấn tức là sấm, do đó gọi là Kinh trập, tức là sấm chớp kinh động đánh thức các loài ngủ đông thức dậy.

Do đó tiếng sấm đầu tiên khai xuân biểu thị sinh cơ báo hiệu vạn vật bắt đầu hồi sinh. Thời gian này đúng vào tiết Kinh trập. Do đó tiếng sấm đầu tiên phải sau tiết Kinh trập. Sau tiếng sấm khai xuân này, dương khí nổi lên mặt đất, vạn vật bắt đầu hồi sinh, trái đất bừng bừng sinh cơ.

"Ngũ lôi oanh đỉnh" là Trời trừng trị: Thiên Lôi có mắt đánh kẻ ác
Trung Quốc có câu ngạn ngữ rằng: “Tháng Giêng sấm dậy xương cốt chất đầy”. (Ảnh minh hoạ: Pixabay)

Nhưng nếu tiếng sấm đầu tiên nổi lên trước tiết Kinh trập thì đó lại là dấu hiệu cực kỳ bất thường, là báo hiệu điềm dữ.

Thế nên mới có câu ngạn ngữ rằng: “Tháng Giêng sấm dậy xương cốt chất đầy”, có nghĩa là tháng Giêng có sấm thì báo trước năm đó sẽ có tai họa lớn, sẽ có người chết trên diện rộng, xương người chất đống.

Ngày 24/2, tức ngày 13 tháng Giêng âm lịch, trước tiết Kinh trập 9 ngày, ở Trịnh Châu đột nhiên có thiên tượng “sấm nổi tuyết rơi”. Trong tiếng sấm sét ầm ầm, những bông tuyết lớn bằng chiếc lông ngỗng rơi lả tả. Những người già ở Trịnh Châu đều nói, họ chưa từng thấy thiên tượng quái dị như thế này.

Tối ngày 24/2 đó, giữa lúc Trịnh Châu đang có trận tuyết lớn thì đột nhiên có tiếng sấm nổ vang. Trên bầu trời liên tiếp xuất hiện sấm sét. Khá nhiều cư dân mạng đã chụp và quay clip được cảnh sấm sét trên bầu trời tuyết rơi ở Trịnh Châu ngày hôm đó.

Trên bản đồ quan trắc sấm sét của Đài khí tượng Trung ương Trung Quốc cũng cho thấy, nhiều nơi ở tỉnh Hà Nam đã xuất hiện sấm sét dày đặc vào ngày 24/2. Đài khí tượng thành phố Tân Hương tỉnh Hà Nam cũng phát cảnh báo vàng về sấm sét.

Điều đó cho thấy điềm báo ngay từ đầu năm nay ở Trịnh Châu đã xuất hiện thiên tượng bất thường, và đến nay đã ứng nghiệm.

5 tháng sau, vào ngày 20/7, Trịnh Châu xảy ra lũ lụt nghiêm trọng. Việc quan chức Trịnh Châu tuyên bố có gần 300 người thiệt mạng, lại hoàn toàn mâu thuẫn với quan chức trong ngành Bảo hiểm Ngân hàng Hà Nam tuyên bố, có 238.000 ô tô vô chủ.

Cách thông báo dữ liệu theo kiểu “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” của các quan chức Trịnh Châu, càng cho thấy ĐCSTQ đích thị là trùm dối trá.

Thảm họa lũ lụt lớn này hoàn toàn là do con người gây ra, đều là do bàn tay vấy máu của ĐCSTQ làm ra.

Còn nhớ ngày 8/8/1975, cũng xảy ra trận mưa lớn và lũ lụt giống như thế tại tỉnh Hà Nam. Đó là sự cố vỡ đập Bản Kiều vô cùng bi thảm khiến hơn 230.000 người chết và hơn 10 triệu người mất nhà cửa. Tất cả đều do ĐCSTQ xả lũ mà không thông báo cho người dân biết.

Càng che giấu, càng lộ rõ bản chất tà ác, dối trá

Vì sao ĐCSTQ hết lần này đến lần khác xả lũ mà không thông báo cho người dân biết? Câu trả lời thật đơn giản.

Một quan chức ở tỉnh An Huy vào năm 2020 từng hé lộ sự thật như sau:

“Xả lũ hồ chứa chỉ có thể xả lén, không thể thông báo được. Nếu thông báo thì sẽ liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại về người, gia súc, hoa màu, và các xí nghiệp ở dưới hạ lưu. Nếu không thông báo, ngấm ngầm xả lũ, thì dễ dàng đổ thừa cho là thiên tai, sẽ không phải bồi thường thiệt hại”.

Mặc dù thừa nhận rằng việc xả nước là một phần của việc xả lũ khẩn cấp, các nhà chức trách cũng bắt đầu đổ lỗi cho “các thế lực nước ngoài” cố gắng làm “hoen ố” con đập và hình ảnh của chính phủ Trung Quốc (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)
Tại sao ĐCSTQ thích hết lần này đến lần khác xả lũ mà không thông báo cho người dân, cố ý dìm chết nhiều người dân như thế này. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Đối với thảm họa Trịnh Châu, do quan chức ĐCSTQ bí mật xả lũ tại hồ chứa Thường Trang mà không thông báo cho dân biết, khiến nước lũ đổ vào vùng trũng như hầm Kinh Quảng và hệ thống tàu điện ngầm đúng giờ cao điểm.

Những video mà cư dân mạng quay được cho thấy trước khi bị ngập nước, chỉ riêng tại tuyến tàu điện ngầm số 5 có rất đông người qua lại, ước tính khoảng hơn 300 nghìn hành khách.

Tuy nhiên, ngày 26/7, rất nhiều người dân đã đến 4 cổng vào A, B, C, D của ga Sa Khẩu tại tuyến tàu điện ngầm số 5 để dâng hoa cúng tế người thân và bạn bè đã chết. Chỉ cần nhìn quy mô của các bó hoa thì không thể chỉ có 14 người chết được.

ĐCSTQ dốc toàn lực ngăn cấm người dân tới cúng tế người chết, bằng cách dựng các tấm chắn cao hơn đầu người quây thành bức tường, cấm cả phóng viên quốc tế và trong nước không được lai vãng, chụp ảnh. Cùng với việc ĐCSTQ nghiêm ngặt phong tỏa hiện trường, càng cho thấy số người chết thực tế vượt xa con số chính quyền thông báo.

Thảm họa kinh hoàng này khiến người ta nhớ lại vào đầu năm nay, tại Trịnh Châu đã xảy ra thiên tượng “Tháng Giêng sấm dậy tuyết rơi”, có thể nói là đã ứng nghiệm với điềm báo thiên tượng này.

Đối với tỉnh Hà Nam mà nói, nếu sấm nổi trước tiết Kinh trập, thì trái với quy luật vận hành âm dương, biểu thị dương khí phát lộ, tản mất sớm, ý nghĩa là trời đất không giữ được dương khí.

Nếu trời đất không giữ được dương khí mà phát lộ và tiêu tán, thì mặt đất sẽ không đủ sinh cơ để nuôi dưỡng vạn vật. Năm đó sẽ xuất hiện nhiều tai họa, khiến nhiều sinh mệnh tử vong.

Thêm một sự kiện kỳ lạ nữa. Đó là vài ngày sau khi mực nước tại Hầm Kinh Quảng rút xuống hơn hai mét, trên đỉnh đường hầm hiện ra năm chữ lớn màu vàng: "Đường hầm Vị Lai Lộ". Theo nghĩa thông thường, năm chữ này mang nghĩa: Đường hầm Tương Lai.

Là Thiên ý? Điềm báo từ tên gọi đường hầm ở Trịnh Châu
Đường hầm Vị Lai Lộ (Nguồn: Ảnh chụp màn hình video)

Tuy nhiên, thảm họa kinh hoàng xảy ra tại đường hầm này khiến nhiều người sau này mới cảm nhận đây là lời tiên tri đầy điềm dữ. Vì nghĩa của từ "Vị lai" còn có nghĩa là "Bất quy", tức "không trở về”.

5 chữ vàng in trên đỉnh hầm Kinh Quảng như một câu sấm động: Đường hầm ‘một đi’ KHÔNG TRỞ VỀ.

Trung Hòa - Đông Bắc



BÀI CHỌN LỌC

Lũ lụt Trịnh Châu: Chủ nhân 238.000 ô tô ở đâu - Điềm dữ rùng rợn đã báo trước