EU chống lại làn sóng 'tung tin giả' của Trung Quốc, yêu cầu các 'ông lớn' mạng xã hội cung cấp báo cáo hàng tuần

Giúp NTDVN sửa lỗi

Brussels chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát tán thông tin sai lệch về dịch viêm phổi Vũ Hán khắp Liên minh Châu Âu (EU). EU lên kế hoạch chống lại "làn sóng" giả mạo này, đã ra lệnh cho các ông lớn trong mạng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter và Google báo cáo hàng tuần về thông tin dịch bệnh sai lệch.

Cơ quan hành chính của EU - Ủy ban châu Âu cho biết Nga và ĐCSTQ đang vận động chiến dịch thông tin sai lệch và thực hiện các hoạt động có tính ảnh hưởng và nhắm đến EU và toàn cầu. Mặc dù EU đã chỉ trích Nga nhiều lần trước đây, nhưng đây là lần đầu tiên EU nêu tên ĐCSTQ là nguồn đưa tin sai lệch.

Vào tháng 4, trang web của Đại sứ quán Trung Quốc đã tuyên bố rằng các nhân viên y tế Pháp đã bỏ rơi và để kệ cho bệnh nhân chết. Điều này đã khiến các chính trị gia Pháp vô cùng phẫn nộ. Một nhà ngoại giao của ĐCSTQ cũng tuyên bố sai lệch rằng 80 nghị sĩ Pháp đã sử dụng ngôn ngữ phân biệt chủng tộc để nói xấu Tổng giám đốc Tedros của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, bà Vera Jourova nói với các phóng viên rằng: "Tôi tin rằng nếu chúng tôi có chứng cứ, chúng tôi sẽ không xấu hổ khi nêu tên chỉ trích ai đó. Chúng tôi cũng đã thấy rằng sự phỉ báng dân chủ và phỉ báng ngôn luận về phản ứng đối phó cuộc khủng hoảng của chúng tôi đã tăng vọt, giống như như truyền thông thân Kremlin và truyền thông nhà nước ĐCSTQ nói rằng Mỹ có phòng thí nghiệm sinh học bí mật đối với quốc gia Xô Viết cũ”.

"Tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng nếu chúng ta đủ quyết đoán, một EU mạnh về mặt địa lý chính trị sẽ trở thành hiện thực". Bà Jourova ám chỉ mục tiêu mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu đề xuất: làm cho EU có ảnh hưởng lớn hơn trên trường thế giới.

Ngữ điệu thay đổi của EU đối với ĐCSTQ về đại dịch lần này đánh dấu lập trường "có chủ kiến" hơn. Trước đó, trong báo cáo hồi tháng 3, dưới áp lực của ĐCSTQ, EU đã bác bỏ những chỉ trích đối với ĐCSTQ.

Các quốc gia thành viên EU đang vật lộn đối phó với ĐCSTQ trong một loạt các lĩnh vực, bao gồm ngoại giao, an ninh và kinh tế. Trong báo cáo năm 2019, EU mô tả ĐCSTQ là một "đối thủ có tính hệ thống". Nhiều quốc gia thành viên cho rằng đây là một bước ngoặt, đánh dấu sự sẵn sàng của EU để đáp trả chính phủ Bắc Kinh ngày càng lấn lướt.

Để chống lại làn sóng thông tin giả khổng lồ của ĐCSTQ , EU cũng yêu cầu mạng truyền thông xã hội phải hành động.

Vào ngày 10/6, Ủy ban Châu Âu đã ra lệnh cho các công ty truyền thông xã hội như Facebook, Google và Twitter, yêu cầu thiết lập các quy tắc ứng xử để loại bỏ thông tin sai lệch. EU yêu cầu các công ty này nộp báo cáo hàng tuần chi tiết về cách họ hành động, ủng hộ nội dung có thẩm quyền, nâng cao nhận thức của người dùng về đại dịch và hạn chế thông tin sai lệch về dịch bệnh, bao gồm nguồn gốc, sự lây lan và điều trị bệnh.

"Để chống lại thông tin sai lệch, chúng tôi cần huy động tất cả những người tham gia có liên quan, bao gồm cả nền tảng trực tuyến và cơ quan công quyền, để hỗ trợ các nhà điều tra độc lập và kênh truyền thông độc lập. Mặc dù các kênh trực tuyến đã thực hiện các biện pháp tích cực trong dịch bệnh, họ vẫn cần đẩy mạnh nỗ lực", bà Jourova cho biết trong một tuyên bố.

Ủy ban châu Âu cũng kêu gọi các trang truyền thông xã hội tăng cường hợp tác với các nhà nghiên cứu và các nhà điều tra. EU cũng nỗ lực tham gia vào việc này và vừa thành lập Đài quan sát truyền thông kỹ thuật số châu Âu.

Minh Thanh

Theo NTDTV

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

EU chống lại làn sóng 'tung tin giả' của Trung Quốc, yêu cầu các 'ông lớn' mạng xã hội cung cấp báo cáo hàng tuần