Ngưng khấu đầu trước ĐCS Trung Quốc, hỡi các doanh nghiệp và người nổi tiếng của Mỹ!

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Lối suy nghĩ cũ - rằng thương mại không được kiểm soát và sự phụ thuộc lẫn nhau toàn cầu sẽ tiết chế Trung Quốc và có lợi cho Mỹ về lâu dài - là sai lầm", và giờ đây các ông lớn của Mỹ như Hollywood, NBA và các doanh nghiệp phải đối mặt trước 2 lựa chọn: lợi nhuận từ Trung Quốc hay trung thành với quê hương Hoa Kỳ?

Tuần qua đánh dấu kỷ niệm 32 năm vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn.

Vào ngày 4/6/1989, những người biểu tình ủng hộ dân chủ đã tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh để thực hiện cuộc biểu tình ôn hòa. Được dẫn đầu bởi các sinh viên, những người biểu tình đã tố cáo những sai phạm của Đảng Cộng sản cầm quyền tại Trung Quốc (ĐCSTQ), và yêu cầu các quyền tự do lớn hơn cho người dân Trung Quốc.

Để đáp lại, ĐCSTQ đã cử quân đội đến để dẹp tan các cuộc biểu tình. Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ công bố bất kỳ số liệu nào, nhưng chúng ta biết Quân đội Giải phóng Nhân dân của Trung Quốc (PLA) đã tàn sát từ khoảng vài trăm cho đến vài nghìn người.

Đó là một màn phô bày quyền lực tàn bạo kinh hoàng. Tuy nhiên, phản ứng của hội đồng vận động hành lang kinh doanh ở Hoa Kỳ về cơ bản là phớt lờ những gì đã xảy ra và tiếp tục thương thảo với Trung Quốc. Phép tính rất đơn giản: dù cho vụ thảm sát thật đáng ghê tởm, thị trường Trung Quốc đơn giản là quá rộng lớn để có thể bỏ qua.

Phản ứng của cộng đồng doanh nghiệp đối với vụ thảm sát Thiên An Môn là đặc trưng cho cách các tập đoàn Mỹ đã đối phó với Trung Quốc trong nhiều thập kỷ. Mặc dù chính phủ Trung Quốc còn lạm dụng nhân quyền và đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ nhiều đến mức độ nào, cách tư duy của họ là, có quá nhiều tiền để trục lợi — và quá nhiều để mất khi phải xa lánh Bắc Kinh.

Có thể hiểu được vì sao các doanh nghiệp lại muốn tiếp cận một thị trường quan trọng và sinh lợi như vậy. Nhưng đối với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, lòng yêu nước nên đi trước chủ nghĩa tư bản.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh với Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi và các nhân viên khi ông xuất hiện tại văn phòng của công ty công nghệ Trung Quốc ở London trong chuyến thăm cấp nhà nước vào ngày 21 tháng 10 năm 2015 (Ảnh: MATTHEW LLOYD / AFP qua Getty Images)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh với Chủ tịch Huawei Nhậm Chính Phi và các nhân viên khi ông xuất hiện tại văn phòng của công ty công nghệ Trung Quốc ở London trong chuyến thăm cấp nhà nước vào ngày 21 tháng 10 năm 2015 (Ảnh: MATTHEW LLOYD / AFP qua Getty Images)

Thật vậy, các doanh nghiệp Mỹ cần phải thừa nhận rằng, ĐCSTQ là một chế độ độc tài toàn trị, và do đó không thể có mối quan hệ kinh doanh thuần túy nào với Trung Quốc. Trong mô hình của Trung Quốc, quyền lực chính trị phải thống trị và cuối cùng là kiểm soát hoạt động kinh doanh.

Nói cách khác, không có cái gọi là công ty tư nhân của Trung Quốc, bởi vì vào cuối ngày, ĐCSTQ luôn có thể muốn gì làm nấy theo ý mình, đối với mọi thực thể “tư nhân”.

Điều này khiến Trung Quốc dễ dàng sử dụng sức ép kinh tế để củng cố sức ép chính trị của mình, đặc biệt là ở Hollywood.

Ví dụ, vào năm 2019, trong đoạn giới thiệu phim “Top Gun: Maverick” của Paramount Pictures, phần tiếp theo của phim bom tấn “Top Gun” năm 1986, ban đầu có cảnh Tom Cruise mặc một chiếc áo khoác với hai miếng dán của cờ Nhật Bản và Đài Loan. Sau sự phản đối kịch liệt từ Bắc Kinh, đoạn trailer đã thay thế các quốc kỳ này bằng hai biểu tượng không rõ ràng.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rõ ràng không muốn bất cứ điều gì thúc đẩy chủ quyền của Đài Loan hoặc các đối thủ Nhật Bản của họ, vì vậy họ đã bày tỏ sự bất mãn. Và Hollywood, lo sợ có thể mất quyền tiếp cận hàng trăm triệu USD tại thị trường Trung Quốc, đã tuân theo yêu cầu của Trung Quốc.

Ngôi sao đô vật Mỹ John Cena lên tiếng xin lỗi Trung Quốc vì đã gọi Đài Loan là một quốc gia

Đây là một câu chuyện quen thuộc. Mới tuần trước, trong một màn trình diễn thực sự thảm hại, nam diễn viên kiêm cựu đô vật chuyên nghiệp John Cena đã thực sự xin lỗi Trung Quốc bằng tiếng Quan Thoại, vì đã đề cập đến Đài Loan như một quốc gia trước khi phát hành bộ phim "Fast and Furious" mới của mình.

Và đừng quên khi vào năm 2019, ông Daryl Morey khi đó là tổng giám đốc của Houston Rockets thuộc NBA (giải bóng rổ nhà nghề của Mỹ), đã gửi một dòng tweet ủng hộ cuộc chiến giành tự do của Hong Kong chống lại chủ nghĩa độc tài của Trung Quốc. Trung Quốc ngay lập tức gây áp lực rất lớn lên NBA, vốn có chỗ đứng lớn tại thị trường Trung Quốc, và đơn giản NBA đã sụp đổ.

Trên thực tế, tình hình NBA nghiêm trọng đến mức khiến ông Chris Fenton, khách mời trên chương trình phát thanh podcast tuần này của tôi, “Newt’s World”, phải suy nghĩ lại về toàn bộ sự nghiệp của mình.

Ông Fenton đã làm ăn rất nhiều với Trung Quốc với vị thế là chủ tịch của DMG Entertainment Motion Picture Group và GM của DMG Bắc Mỹ trong 17 năm. Ông tin rằng, việc tham gia hợp tác với Trung Quốc càng nhiều càng tốt sẽ làm giàu cho nước Mỹ, và truyền bá quyền lực mềm của Mỹ cho người dân Trung Quốc.

Nhưng sau khi ông Morey đăng tải bài viết của mình lên Twitter, ông Fenton nhận ra rằng lối suy nghĩ cũ - rằng thương mại không được kiểm soát và sự phụ thuộc lẫn nhau toàn cầu sẽ tiết chế Trung Quốc và có lợi cho Mỹ về lâu dài - là sai lầm. Kinh nghiệm này đã khiến ông Fenton viết cuốn sách gần đây của mình, "Nuôi rồng: Bên trong tình thế khó xử trị giá nghìn tỷ USD mà Hollywood, NBA và Doanh nghiệp Mỹ phải đối mặt" (Feeding the Dragon: Inside the Trillion Dollar Dilemma Facing Hollywood, the NBA, & American Business).

Như ông Fenton đã giải thích với tôi, vận động hành lang kinh doanh của Hoa Kỳ cần phải đứng về phía lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Trong nhiều thập kỷ, điều này đã không xảy ra, nhưng chính quyền cựu Tổng thống Trump đã đạt được những bước tiến lớn để khắc phục sự mất cân bằng đó.

Vẫn còn cần phải xem chính quyền Washington hiện thời có thể tiếp tục xây dựng dựa trên tiến bộ đó hay không, nhưng có một điều rõ ràng là: các doanh nghiệp và những người nổi tiếng của Mỹ cần phải ngừng khấu đầu trước [Đảng Cộng sản] Trung Quốc.

- Tác giả Newt Gingrich là một thành viên đảng Cộng hòa, từng là Chủ tịch Hạ viện Mỹ từ năm 1995 đến năm 1999, và đã ra tranh cử cho vị trí tổng thống Mỹ vào năm 2012.

Quan điểm trong bài viết này chỉ thể hiện góc nhìn của tác giả, chứ không nhất thiết là quan điểm của The Epoch Times và NTD Việt Nam.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Ngưng khấu đầu trước ĐCS Trung Quốc, hỡi các doanh nghiệp và người nổi tiếng của Mỹ!