Dữ liệu dự trữ lương thực của Trung Quốc rất đáng ngờ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc tuyên bố có trữ lượng ngũ cốc lớn nhất thế giới, bằng khoảng 45% lượng tiêu thụ hàng năm của nước này; nhưng nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu của quốc gia này lại đánh giá con số đó là “giả".

An ninh lương thực là nền tảng của sự ổn định kinh tế xã hội ở Trung Quốc, vì quốc gia này chiếm 19% dân số thế giới nhưng diện tích đất trồng trọt chỉ chiếm 7% trên thế giới. Dữ liệu về quy mô và chất lượng của trữ lượng ngũ cốc là vấn đề rất nhạy cảm với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đến mức Thủ tướng Lý Khắc Cường đã yêu cầu Cục Dự trữ và Thực phẩm Nhà nước thiết lập một “hệ thống đánh giá bí mật” do nhân viên có đủ “phẩm chất chính trị” thực hiện.

Ngày 7/3, văn phòng quản lý ngũ cốc báo cáo rằng có tổng số 5.388 doanh nghiệp xử lý khẩn cấp thuộc sở hữu nhà nước và 4.264 doanh nghiệp chỉ mới hình thành.

Không có công bố nào về dữ liệu chính thức của trữ lượng ngũ cốc, nhưng một chuyên gia dự đoán rằng vào cuối năm 2015, tổng trữ lượng ngũ cốc đạt 300 triệu tấn, theo kênh Caixin của Trung Quốc.

Bộ Nông nghiệp cho biết nước này đã tiêu thụ khoảng 650 triệu tấn ngũ cốc trong năm 2014, có nghĩa là tỷ lệ giữa số lưu trữ và số tiêu thụ là khoảng 45%, trong khi mức an toàn là 17% đến 18% theo mức mà Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Hoa Kỳ (FAO) đặt ra.

Tuy nhiên, nhà nông học Yuan Longping - người được mệnh danh là cha đẻ của gạo lai, lập luận rằng với việc các trung tâm chế biến phải trả khoảng 75 nhân dân tệ (khoảng 250.000 VNĐ) cho mỗi tấn ngũ cốc được lưu trữ, cho thấy việc thanh toán theo khối lượng dẫn đến “báo cáo các số lượng lưu trữ giả để nhận được tiền [cho lưu trữ]”.

Trung Quốc cần dự trữ lương thực cao hơn mức tiêu chuẩn FAO đưa ra. Một phân tích năm 2019 được công bố trên tạp chí MDPI của Trung Quốc có tiêu đề “Tác động của khí hậu đối với an ninh lương thực ở Đại lục” đã chỉ ra rằng, các thảm họa tự nhiên trong 40 năm qua đã làm giảm ít nhất 15% sản lượng lương thực hàng năm. Nghiên cứu cũng cảnh báo rằng các thảm họa tự nhiên, bao gồm cả thời gian lũ lụt kéo dài xảy ra trong 200 năm qua, dẫn đến tỷ lệ mất mùa lên tới hơn 70%.

Mùa mưa và lũ lụt hàng năm ở Trung Quốc có xu hướng đạt cực đại trong tháng Bảy và tháng Tám, nhưng năm nay đã có 31 ngày mưa liên tục kéo dài từ ngày 2/7. Hơn 433 con sông đã bị ngập lụt trong đợt thiên tai lũ lụt tồi tệ nhất nước này kể từ năm 1940. Đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới với dung tích hồ chứa 5 nghìn tỷ gallon nước, đã buộc phải mở tất cả các cửa xả lũ và xả 28 mẫu nước mỗi giây xuống vùng hạ lưu.

Khoảng 45,2 triệu người Trung Quốc đã bị ảnh hưởng do lũ lụt tàn phá 27 tỉnh dọc theo sông Trường Giang, sông Hoài và sông Hoàng Hà. Cơ quan Khí tượng Trung Quốc đã ban hành một “Cảnh báo số 1” về trận lũ lụt ở miền nam Trung Quốc với mưa lớn đạt kỷ lục 42,7 cm trong vòng 30 giờ kể từ ngày 4/7. Dự báo mưa lớn vẫn sẽ tiếp diễn đến hết tháng Bảy, trong khi tháng Tám thường là tháng mưa nhiều nhất.

Giá ngô tăng 27%, lên mức cao nhất trong 5 năm qua là 2.306 nhân dân tệ (khoảng 7 triệu VNĐ) mỗi tấn. Tuy nhiên, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Trung Quốc đã mua 1.365 triệu tấn ngô của Mỹ vào ngày 10/7. Ngày 14/7, Trung Quốc tiếp tục mua số lượng ngô kỷ lục là 1,762 triệu tấn trong một ngày.

Ngày 21/7, Reuters đưa tin, Cục Dự trữ và Lương thực Nhà nước đang bán 10 triệu tấn gạo với mức giá thấp chấn động là 1.000 nhân dân tệ / tấn (3 triệu VNĐ). Các thương lái có liên quan cho rằng việc giảm giá bán với khối lượng lớn như vậy từ kho dự trữ quốc gia có thể là một nỗ lực để gây sốc giá thị trường khiến giá cả giảm trong tương lai.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Dữ liệu dự trữ lương thực của Trung Quốc rất đáng ngờ