Du học sinh Trung Quốc bị ‘trục xuất’ đã trở thành phổ biến

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, một du học sinh Trung Quốc đã bị hải quan sân bay thẩm vấn trong hơn 2 ngày và trục xuất về nước khi nhập cảnh vào Mỹ. Trong những năm gần đây, việc sinh viên Trung Quốc bị trục xuất khi học tập tại các nước trên thế giới đã trở nên phổ biến.

Theo các kênh truyền thông đại lục đưa tin, người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ nói rằng, sinh viên này có thị thực hợp pháp do chính phủ Mỹ cấp, nhưng đã bị thẩm vấn trong hơn 50 giờ khi nhập cảnh và cuối cùng bị trục xuất qua một nước thứ ba. Người phát ngôn cho biết ông đã đề xuất thương lượng với Mỹ, "kiên quyết phản đối" hành động này và bày tỏ sự bất bình với phía Mỹ.

Lý do Mỹ xét duyệt gắt gao đối với sinh viên Trung Quốc vì trước đó có thông tin rằng, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đích thân chọn học sinh trong các trường học ở nước này đi du học và yêu cầu họ thu thập thông tin cho ĐCSTQ khi ở nước ngoài.

Trước đó, rất nhiều sinh viên Trung Quốc đã trực tiếp bị trục xuất khi nhập cảnh vào Mỹ.

Vào ngày 15/8 năm 2021, ba sinh viên Trung Quốc bị trục xuất khi nhập cảnh vào Mỹ tại sân bay Houston. Lý do bị trục xuất là "3 người này được chính phủ Trung Quốc tài trợ hoặc phát hiện hình ảnh huấn luyện quân sự trong điện thoại di động cá nhân của họ, do đó nghi ngờ có quân đội (ĐCSTQ) hậu thuẫn".

Tháng 9 năm ngoái, Bộ An ninh Nội địa Mỹ đã thu hồi thị thực của hơn 1.000 sinh viên và các nhà nghiên cứu Trung Quốc, cho rằng họ có quan hệ mật thiết với quân đội ĐCSTQ. Hành động này được giải thích là nhằm ngăn chặn nguy cơ gián điệp.

Trong cuộc họp báo ngày 29/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh kêu gọi Mỹ ngừng ngay "viện cớ an ninh quốc gia để xâm phạm quyền và lợi ích công dân Trung Quốc".

"Theo chúng tôi được biết, khi thẩm vấn, phía Mỹ liên tục đặt câu hỏi liệu sinh viên Trung Quốc có phải là đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc hay phục vụ cho chính phủ Trung Quốc hay không, cố tình gán việc trao đổi học thuật và nhân văn với vấn đề chính trị", bà Hoa nói.

Làn sóng trục xuất sinh viên Trung Quốc

Năm 2019, có rất nhiều vụ du học sinh Trung Quốc bị trục xuất về nước.

Theo thông tin từ Tencent, Đại học Bang Arizona, Mỹ ra thông báo cho biết, 9 sinh viên Trung Quốc của trường này đã bị thẩm vấn tại sân bay quốc tế Los Angeles khi quay lại Mỹ, cuối cùng họ bị trục xuất và không được phép nhập cảnh trong vòng 5 năm tới.

Đạo luật Nhập cư và Quốc tịch (INA) của Mỹ quy định rõ ràng các lý do được phép và không được phép nhập cảnh vào nước này. Đạo luật này liệt kê hơn 60 lý do không được phép nhập cảnh và chia thành một số mục chính, bao gồm lý do liên quan đến sức khỏe, phạm tội, lý do an ninh, cáo buộc công khai, nhập cư bất hợp pháp, vi phạm luật nhập cư, v.v.

Trên thực tế, sinh viên Trung Quốc không chỉ bị trục xuất ở Mỹ. Trong những năm gần đây, liên tiếp xảy ra nhiều vụ sinh viên Trung Quốc bị trục xuất ở các nước trên thế giới. Trong đó, Canada, Anh và New Zealand là 3 nước trục xuất nhiều sinh viên Trung Quốc nhất.

Canada đã trục xuất 920 công dân Trung Quốc trong vòng hai năm, trong đó hầu hết đều là sinh viên Trung Quốc. Một số đã bị đuổi khỏi trường vì vi phạm luật pháp địa phương và cuối cùng bị trục xuất.

New Zealand đã nhận được 1.800 đơn xin nhập học từ Trung Quốc đại lục, trong đó 300 đơn bị nghi ngờ gian lận và đã trục xuất 26 sinh viên Trung Quốc.

Năm 2015, một nghiên cứu sinh người Trung Quốc của Đại học Agder ở Na Uy đã bị trục xuất vì nộp kết quả nghiên cứu của anh cho quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng.

Hành vi không thích đáng vi phạm luật pháp địa phương cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ du học sinh Trung Quốc bị trục xuất cao.

Theo “Sách trắng về hiện trạng sinh viên đại lục du học tại Mỹ” do “Trung tâm Giáo dục và Nghiên cứu Mỹ” viết, cho thấy, du học sinh đại lục vi phạm các vấn đề chủ yếu bao gồm: luật giao thông, tấn công tình dục, hút thuốc ở tuổi vị thành niên, sở hữu súng trái phép, xâm phạm quyền riêng tư cá nhân, uống rượu, trộm cắp, gián điệp cho chính phủ, được quân đội ĐCSTQ hậu thuẫn, v.v.

Mai Hạ (t/h)



BÀI CHỌN LỌC

Du học sinh Trung Quốc bị ‘trục xuất’ đã trở thành phổ biến