Đối đầu quân sự nóng lên, ĐCSTQ bắn 4 tên lửa vào Biển Đông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, cả quân đội Trung Quốc và Mỹ đều di chuyển thường xuyên trên Biển Đông. Hôm 26/8, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung (MRBM) vào một mục tiêu được xác định ở Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Reuters đưa tin, một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ tiết lộ rằng, quân đội Trung Quốc đã phóng 4 tên lửa đạn đạo tầm trung vào Biển Đông vào ngày 26/8. Các tên lửa đã hạ cánh xuống vùng biển giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa, về các thông tin của tên lửa như số hiệu và tầm bắn, v.v. quân đội Mỹ vẫn đang xác minh.

Trước đó, hãng truyền thông Hong Kong South China Morning Post (bản tiếng Anh) dẫn lời quân đội Trung Quốc cho biết, trong hai tên lửa do ĐCSTQ phóng xuống Biển Đông vào sáng ngày 26/8, tên lửa phóng từ Chiết Giang là tên lửa chống tàu sân bay Dongfeng 21D, còn tên lửa được phóng từ Thanh Hải là tên lửa Dongfeng 26B.

Truyền thông Trung Quốc đại lục từng tuyên bố rằng, tên lửa đạn đạo Dongfeng-26 là một loạt các vũ khí đạn đạo kiểu mới, nó là lực lượng hạch tâm và nòng cốt của lực lượng tên lửa ĐCSTQ trong vũ khí tấn công tầm trung và xa.

Một bài báo trên trang web của tạp chí khoa học và công nghệ Popular Mechanics của Mỹ cũng cho biết, cả Dongfeng-21D và Dongfeng-26 đều có khả năng chống tàu sân bay nhất định, trong đó Dongfeng-26B có ​​thể tấn công mục tiêu xác định trước cách xa 4.000 km.

"Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2020" do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đệ trình lên Thượng viện cho thấy, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho rằng tên lửa đạn đạo Dongfeng-21D của Lực lượng Tên lửa Trung Quốc có thể gây ra một mức độ đe dọa nhất định cho tàu sân bay, trong khi Dongfeng-26 có “khả năng hữu hạn trong việc chống tàu sân bay”. Để tăng khả năng phản ứng của tàu sân bay Mỹ trước những nguy cơ từ các tên lửa tầm trung như vậy, Hải quân Mỹ đang nỗ lực tăng lộ trình hoạt động của các máy bay tác chiến

Vì cuộc phóng tên lửa tầm trung của ĐCSTQ diễn ra vào ngày thứ hai sau khi máy bay trinh sát U-2 của Hoa Kỳ tiến vào khu vực cấm bay nơi chiến khu Bắc Bộ của quân đội ĐCSTQ đang diễn tập bắn đạn thật, nên ngoại giới cho rằng ý đồ đe dọa quân đội Mỹ của ĐCSTQ rất rõ ràng.

Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ đưa tin rằng đây là “hành động khiêu khích lớn nhất” của quân đội Mỹ trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung ở Biển Đông trong nhiều tháng qua. Các bài báo sau đó nói rằng, máy bay trinh sát đã cố gắng quan sát các cuộc tập trận quân sự của ĐCSTQ ở biển Bột Hải.

Trong buổi trả lời câu hỏi liên quan với giới truyền thông hôm 27/8, Phó Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Scott D. Conn cho biết: “Chỉ cần Trung Quốc tuân thủ“ Luật Quốc tế ” và các quy định liên quan, họ có quyền làm như vậy (phóng tên lửa vào Biển Đông)”.

Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng: "Hoa Kỳ sẵn sàng ứng phó với bất kỳ mối đe dọa nào trong khu vực và tất cả các lực lượng quân sự đang ở chế độ chờ lệnh".

Ông Scott Conn còn tuyên bố: "Nếu mọi hoạt động quân sự đều chuyên nghiệp, bạn có thể điều một tàu chiến đi đến cùng một vùng biển (thử nghiệm)".

Về cáo buộc của ĐCSTQ rằng máy bay trinh sát U-2 của Hoa Kỳ đang khiêu khích, quân đội Hoa Kỳ đã trả lời vào hôm 26/8 rằng, chiếc máy bay này không vi phạm bất kỳ quy tắc và quy định quốc tế nào. Tuyên bố của Mỹ cho biết: “Các nhân viên của Lực lượng Không quân Thái Bình Dương sẽ tiếp tục bay và hoạt động ở bất kỳ nơi nào được luật pháp quốc tế cho phép theo thời điểm và tốc độ mà chúng tôi lựa chọn”.

Theo trang tin tức hàng không FR-24, rạng sáng ngày 26/8 theo giờ địa phương, một máy bay trinh sát tên lửa đạn đạo RC-135S mang số hiệu 62-4128 của không quân Mỹ đã cất cánh từ căn cứ Kadena ở Okinawa và tiếp tục thực hiện các hoạt động trinh sát ở khu vực gần Biển Đông.

Theo bài báo này, máy bay trinh sát RC-135 của Quân đội Hoa Kỳ mang số hiệu 62-4128, có biệt danh là "Cobra Ball" (Rắn hổ mang), là một máy bay trinh sát tên lửa đạn đạo chuyên biệt của quân đội Hoa Kỳ. Nhiệm vụ của nó là thu thập các đặc điểm tín hiệu tên lửa đạn đạo, dữ liệu đo từ xa và thông tin tình báo (COMINT) cùng phòng thủ tên lửa đạn đạo của chiến khu. Khi Triều Tiên thường xuyên thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào năm 2017, các máy bay trinh sát này thường xuyên xuất hiện ở vùng biển gần bán đảo.

Ngoài ra, tạp chí National Interest của Mỹ vào tháng 4 năm nay đã đưa tin rằng, quân đội Mỹ có kế hoạch sử dụng phiên bản cải tiến của "Tên lửa liên hợp không-đối-đất" AGM-158 (JASSM) để đối phó với hệ thống tên lửa chống tàu sân bay Dongfeng 21D và Dongfeng 26 của ĐCSTQ.

Theo thông tin công khai, loạt tên lửa hành trình không-đối-đất AGM-158 đã chính thức được đưa vào trang bị trong quân đội Mỹ từ năm 2009. Tên lửa JASSM của nước này có thể sử dụng Hệ thống Định vị Toàn cầu (GPS) để xác định vị trí các mục tiêu tấn công. Ngoài ra, phiên bản cải tiến của JASSM-ER đã được đưa vào trang bị từ năm 2014. Đây là một trong những tên lửa hành trình phóng từ trên không tiên tiến nhất trên thế giới, với khả năng tấn công chính xác và khả năng thâm nhập tàng hình, có thể bao quát mục tiêu trong phạm vi 1.000 km.

Các chuyên gia quân sự cho rằng quân đội Mỹ sẽ sử dụng máy bay ném bom siêu thanh B-1B được trang bị tên lửa AGM-158 tàng hình tối tân để chống lại hệ thống tên lửa chống hạm Dongfeng 21D/26 của Trung Quốc.

Đông Phương

Theo Epoch Times & NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Đối đầu quân sự nóng lên, ĐCSTQ bắn 4 tên lửa vào Biển Đông