Độc tài hay Dân chủ: Phản ứng với đại dịch phơi bày mặt tối của ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đối phó với đại dịch bằng cách che đậy và “bịt miệng” những người tố giác. Đến khi quá muộn để tiếp tục che đậy, họ đã ban hành các biện pháp tàn bạo, hà khắc đối với công dân của mình, cùng lúc truyền thông nhà nước liên tục tuyên truyền bóp méo thông tin về đại dịch.

Trong khi đó, Hoa Kỳ đã áp dụng cách phản ứng nhân văn, làm nổi bật sự tương phản trong cách thức xử lý khủng hoảng của một xã hội tự do so với một chế độ chuyên chế. Các chuyên gia nói với The Epoch Times rằng tự do ngôn luận và sự tự do nói chung là cốt lõi để chính phủ đối phó với khủng hoảng một cách hiệu quả, nhấn mạnh các giá trị của sự minh bạch và lòng trắc ẩn.

Trong giai đoạn đầu của sự bùng phát virus ĐCSTQ (xuất hiện lần đầu tiên ở Vũ Hán vào tháng 12/2019), ĐCSTQ đã bịt miệng và bắt giữ các bác sĩ, nhà báo công dân, học giả và doanh nhân tìm cách phơi bày sự thật về chủng virus Corona Vũ Hán này.

The Epoch Times gọi virus Corona Vũ Hán là virus ĐCSTQ, vì sự che đậy và quản lý sai lầm của ĐCSTQ đã khiến virus này lây lan khắp thế giới và gây nên thảm họa đại dịch toàn cầu như hiện nay.

Lý Trạch Hoa (Li Zehua), một cựu phát thanh viên của đài truyền hình CCTV trực thuộc ĐCSTQ, là video blogger thứ ba bị bắt tại Vũ Hán. Câu chuyện của anh chỉ là một trong nhiều câu chuyện kiểm duyệt tương tự được The Epoch Times ghi lại.

Ảnh chụp màn hình video Youtube của Li Zehua ghi lại hành trình anh khám phá thành phố Vũ Hán trong tâm dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), ngày 13/2/2020.
Ảnh chụp màn hình video Youtube của Li Zehua ghi lại hành trình anh khám phá thành phố Vũ Hán trong tâm dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19), ngày 13/2/2020.

“Tôi không muốn tiếp tục bịt tai bịt mắt mình… Tôi làm việc này với hy vọng sẽ có thêm nhiều người trẻ như tôi đứng lên vì lẽ phải”, anh Lý Trạch Hoa, 25 tuổi, nói trong một bài phát biểu đầy nhiệt huyết trên YouTube trước khi cảnh sát ập vào phòng khách sạn nơi anh đang ở và có lẽ đã bắt giữ anh ấy.

Đầu tiên anh đã từ chối không cho họ vào. Phóng viên Lý đã bật camera lên để ghi hình và bắt đầu ám chỉ đến các cuộc biểu tình đòi quyền tự do dân chủ tại Thiên An Môn do sinh viên lãnh đạo năm 1989, kết thúc đẫm máu sau khi chính quyền Bắc Kinh cho triển khai xe tăng và súng để đàn áp. “Tôi cảm thấy rất khó để tôi không bị bắt và cách ly”, phóng viên Lý nói ngay trước khi anh mở cửa.

Cảnh sát sau đó đã tịch thu điện thoại và máy tính xách tay của phóng viên Lý và cắt tín hiệu.

Justin Haskins, giám đốc biên tập của Viện Heartland, một nhóm chuyên gia tư duy thị trường tự do, cho biết ĐCSTQ luôn đặt mình lên trên nhu cầu của người dân Trung Quốc và cả thế giới.

Ông Haskins đã nói với The Epoch Times rằng: “Cuộc khủng hoảng virus Corona Vũ Hán cũng diễn ra tương tự. Bằng chứng rõ ràng cho thấy ĐCSTQ đã ‘bịt miệng’ những người bày tỏ sự lo ngại về sự lây lan của virus, chỉ để bảo vệ lợi ích của chế độ này, và kết quả là rất có thể hàng ngàn người đã chết một cách đáng tiếc”.

Một người trong cuộc tại Trung Quốc nói với The Epoch Times rằng, các cơ quan y tế công cộng cũng đã cố gắng che đậy mức độ nghiêm trọng của dịch viêm phổi Vũ Hán bằng cách hạn chế số lượng bộ dụng cụ chẩn đoán được gửi đến các bệnh viện Vũ Hán.

Khi số lượng các trường hợp nhiễm virus ĐCSTQ tăng lên và các quan chức không thể kiểm soát mọi thứ, các quan chức ở Vũ Hán bắt đầu niêm phong các tòa cao ốc và nhà riêng của cư dân.

Một trong những cư dân bị phong tỏa và không được phép rời khỏi căn hộ của mình vì cha anh ấy được chẩn đoán dương tính với COVID-19, đã tự hỏi bản thân có thể tiếp tục bao nhiêu ngày nữa, khi tiền mặt cạn kiệt mà giá thực phẩm vẫn tiếp tục tăng.

Chính quyền Trung Quốc cũng đã chặn sóng Internet ở một số khu vực. Các nhà bình luận tin rằng các nhà chức trách đã sử dụng phương pháp này để hạn chế khả năng cư dân mạng thoải mái bày tỏ quan điểm về những gì xảy ra tại các khu vực có dịch bệnh.

Chiến thuật Draconia

Có vô số ví dụ về các hành động hà khắc của ĐCSTQ chống lại công dân của chính mình. Chính quyền Bắc Kinh đã cố tình che giấu tổng số ca nhiễm virus Corona Vũ Hán tại Trung Quốc trong nỗ lực bảo vệ hình ảnh của mình cả trong và ngoài nước.

"Vào ngày 9 tháng 4, ngày thứ hai Vũ Hán gỡ phong tỏa. Hàng trăm tiểu thương ở khu phố đi bộ Quang Cốc đã xuống đường diễu hành để bảo vệ quyền lợi. Đoạn video cho thấy họ đi từ phố đi bộ vào trung tâm thương mại..."
Tiểu thương diễu hành tại Phố đi bộ Quang Cốc Vũ Hán bị đàn áp

Hồi tháng 3, tại khu thương mại của thị trấn Hổ Môn thuộc thành phố Đông Quan, nơi tập trung nhiều cửa hàng thuộc các nhãn hiệu thời trang trung và cao cấp, ĐCSTQ triển khai lực lượng cảnh sát chống bạo động để “chăm sóc” các thương nhân và trừng phạt họ vì vẫn hoạt động, thông tin này dựa trên các cảnh quay thực. Các chủ cửa hàng này đều đang gặp khó khăn để lo chi trả khoản tiền thuê mặt bằng.

Tại thành phố Hiếu Cảm thuộc tỉnh Hồ Bắc, người dân được ủy quyền mua thực phẩm thông qua các nhà quản lý cộng đồng, nhưng một số người đã tìm được nguồn rau rẻ hơn thông qua mạng lưới cá nhân của họ và đã đặt dịch vụ giao thức ăn. Một người quản lý cộng đồng đã báo cáo về những cư dân này, gọi cảnh sát Trung Quốc đến và bắt giữ họ. Người dân đã rất phẫn nộ khi thấy cảnh sát và tổ chức một cuộc biểu tình nhóm.

Trong một khu dân cư tại Vũ Hán, các cảnh quay cho thấy các cán bộ địa phương đưa thức ăn cho người dân - nhưng chỉ giới hạn một quả táo miễn phí cho mỗi hộ gia đình. Công dân Trung Quốc cũng phàn nàn về việc bị đối xử như động vật tại nhiều trạm kiểm soát của Vũ Hán.

Trong một trường hợp, đoạn video cho thấy một ông già bị lực lượng an ninh Trung Quốc đánh đập vì ông đã cố vượt qua một trạm kiểm soát sau khi không cung cấp mã QR của mình.

Tự do ngôn luận

Sarah Repucci, phó chủ tịch nghiên cứu và phân tích tại Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Hoa Kỳ, nói rằng trong tình huống khẩn cấp, tự do ngôn luận “cho phép chính phủ tìm hiểu thực tế về những gì đang xảy ra và có biện pháp ứng phó nhanh hơn”.

Bà Repucci nói với The Epoch Times: “Nếu mọi người không cảm thấy an toàn khi nói ra, sẽ có ít khả năng để họ truyền bá thông tin quan trọng giúp ngăn chặn đại dịch. Giải pháp để tránh thông tin sai lệch là không kiểm duyệt”.

Mặc dù nhiều quốc gia vẫn đang gặp khó khăn để xử lý đại dịch một cách hiệu quả, bà Repucci nói rằng theo thời gian, “các xã hội tự do có nhiều khả năng đảm bảo các hạn chế theo tỷ lệ và giới hạn về thời gian đối với mối đe dọa sức khỏe”.

Bà bổ sung thêm: “Xã hội ít tự do hơn có nhiều khả năng sử dụng tình huống khẩn cấp để biện minh cho sự đàn áp nhằm củng cố quyền lực của họ. Đó là rủi ro về lâu dài”.

Trung Quốc xếp hạng 177 trên 180 trong bảng xếp hạng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2019 của tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RWB). ĐCSTQ cũng đang trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ cư trú tại Trung Quốc và làm việc cho tờ The New York Times, The Wall Street Journal, và The Washington Post, càng khẳng định thêm bức tranh ảm đạm về tự do báo chí tại nước này.

Etienne Deffarges, chuyên gia chính sách chăm sóc sức khỏe và là thành viên của Hội đồng điều hành của Trường Y tế Cộng đồng Harvard, nói với The Epoch Times rằng: “Sẽ dễ dàng hơn nhiều để tin vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc nếu chúng được xác nhận bởi một phương tiện truyền thông độc lập và thịnh vượng”. ĐCSTQ gần đây đã đẩy mạnh những tuyên truyền về việc nước này hầu như không có, hoặc có rất ít trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán mới.

Dịch viêm phổi Vũ Hán lan ra khắp toàn cầu, ngoại giới đều hoài nghi Trung Quốc làm giả số liệu về dịch bệnh và có những tuyên bố nhằm che đậy sự thật (Ảnh: Getty Images)
Dịch viêm phổi Vũ Hán lan ra khắp toàn cầu, ngoại giới đều hoài nghi Trung Quốc làm giả số liệu về dịch bệnh và có những tuyên bố nhằm che đậy sự thật (Ảnh: Getty Images)

Ông Haskins nói rằng nếu không có tự do ngôn luận, “thì hầu như không có quyền tự do nào khác tồn tại”, nhằm nhấn mạnh rằng quyền tự do ngôn luận không tồn tại ở Trung Quốc.

“Tự do ngôn luận có thể hỗ trợ rất nhiều... nó làm tăng khả năng chính phủ sẽ phải chịu trách nhiệm cho những thất bại và lạm dụng của mình”.

Thế giới tự do

Michael Barone, một nhà phân tích chính trị và là thành viên của Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho biết: “Các quốc gia như Đài Loan và Hàn Quốc đã nhanh chóng ban hành các biện pháp nghiêm khắc nhưng không hà khắc để ngăn chặn sự lây lan của virus ĐCSTQ, “với sự minh bạch tương phản mạnh mẽ với tiêu chuẩn thông lệ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là che giấu và dối trá”.

Ông Barone chia sẻ với The Epoch Times rằng: “Tôi thấy rằng có một sự tương phản đáng ngạc nhiên giữa hành vi và hoạt động của Trung Quốc dưới ách cai trị của ĐCSTQ với những nước láng giềng có di sản văn hóa và dân tộc tương tự - ví dụ như Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore”.

Barone đã mở rộng về lập luận đó trong bài xã luận ​​đăng tải trên Washington Examiner. Ông viết: “Rõ ràng bản chất của chế độ cai trị tạo ra một sự khác biệt to lớn”.

Ông nêu rõ: “Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, và Hồng Kông đã chỉ ra rằng, những người lớn lên trong các nền văn hóa gắn kết xã hội dẫu chịu ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn có thể biểu lộ hành vi và thái độ tốt trong các tình huống căng thẳng không lường trước được”. Barone bổ sung thêm rằng các quốc gia này đã áp dụng các biện pháp sàng lọc hiệu quả đối với hành khách đến từ Trung Quốc, phân phối số lượng khẩu trang kỷ lục, và giới thiệu thử nghiệm chuyên sâu.

Tổng thống Donald Trump cũng đã hành động tương đối nhanh chóng đối với virus ĐCSTQ, khi vào ngày 31/1, ông tuyên bố cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ đối với các công dân ngoại quốc đã ở Trung Quốc đại lục trước đó.

Các biện pháp của Hoa Kỳ để làm chậm sự lây lan của virus ĐCSTQ có tính nhân văn hơn nhiều so với Trung Quốc. Cư dân Hoa Kỳ tại một số khu vực bị đại dịch ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đang được khuyến cáo ở nhà nếu có thể và mọi người được khuyến nghị duy trì khoảng cách xã hội an toàn.

Trong khi đó, chính phủ đã nhanh chóng ban hành các biện pháp hỗ trợ liên bang, ví dụ cụ thể như Tổng thống Trump gần đây đã ký một dự luật kích thích trị giá 2,2 nghìn tỷ đô la Mỹ nhằm thúc đẩy cuộc chiến chống lại đại dịch và duy trì nền kinh tế. Gói hỗ trợ này là gói kích thích lớn nhất trong lịch sử hiện đại của nước này.

Hoa Kỳ cũng không bao giờ sử dụng các biện pháp hà khắc hoặc chiến thuật côn đồ chống lại chính công dân của mình.

Ông Deffarges cho biết phản ứng kịp thời của các quốc gia này đối với sự lây lan của virus ĐCSTQ đã thể hiện sự hợp tác chặt chẽ và hài hòa trong giao tiếp giữa chính quyền trung ương và địa phương.

Ông cũng lưu ý rằng các xã hội tự do, “cuối cùng sẽ thể hiện tốt hơn các chế độ độc tài trong việc xử lý cuộc khủng hoảng đại dịch này, miễn là họ có chính phủ tốt và sự tin tưởng của công chúng”.

Trong vòng 12 đến 18 tháng tới, ông Deffarges nhận định các giải pháp để đánh bại đại dịch có thể sẽ đến từ “sự kết hợp độc đáo giữa các trung tâm y tế học thuật hàng đầu, các viện y tế quốc gia với doanh nghiệp tư nhân lớn và nhỏ” của Hoa Kỳ.

“Ở Hoa Kỳ, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt nhận được rất nhiều sự tín nhiệm vào đầu Thế chiến II, và đã sử dụng sự tin tưởng này để huy động toàn bộ ngành công nghiệp Hoa Kỳ trong nỗ lực chiến tranh”, ông cho biết.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam

Du Miên

Theo The Epoch Times

Tác giả: Bowen Xiao



BÀI CHỌN LỌC

Độc tài hay Dân chủ: Phản ứng với đại dịch phơi bày mặt tối của ĐCS Trung Quốc