Điều gì đằng sau chính sách sinh 3 con mới của Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa cho phép người dân Trung Quốc sinh con thứ 3, chuyên gia Dương Vĩ phân tích lý do cụ thể đằng sau động thái này.

Gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã công bố quyết định cho phép các cặp vợ chồng sinh tối đa ba con, một thay đổi chính sách quan trọng so với giới hạn sinh hai con trước đây. Chính sách mới được đưa ra trong bối cảnh tỷ lệ sinh nở của Trung Quốc đã giảm đáng kể, trong khi dân số già tiếp tục gia tăng.

Một quyết định phi lý như vậy là chưa từng xảy ra trên thế giới. Loại chính phủ nào sẽ can thiệp trực tiếp vào việc kế hoạch hóa gia đình của công dân? Hơn 5.000 năm lịch sử Trung Hoa, các triều đại hay các vị hoàng đế xưa kia chưa từng can thiệp vào những việc như thế này.

Giới lãnh đạo ĐCSTQ tự nhận bản thân là người vô thần, nhưng họ hành động cứ như thể Chúa trời, luôn muốn kiểm soát mọi thứ. Họ không chỉ đối xử với người dân Trung Quốc như nô lệ mà còn muốn quyết định mỗi gia đình sẽ sinh bao nhiêu người con. Nếu chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc thực sự có thể thống trị thế giới này, họ sẽ muốn định đoạt số phận cho hết thảy mọi người.

Do lo sợ thiếu lương thực, ĐCSTQ đã thực hiện chính sách một con vào năm 1980 để làm chậm tốc độ gia tăng dân số nhanh chóng của Trung Quốc. Tiếp đó, khi nhận thấy lực lượng lao động giảm sút, họ quyết định thực hiện chính sách hai con vào năm 2015. Hiện dân số đang già đi và tỷ lệ sinh nở thực tế đang giảm dần, Bắc Kinh lại một lần nữa dỡ bỏ các hạn chế, cho phép mỗi cặp vợ chồng có thể sinh ba con. Tuy nhiên ĐCSTQ vẫn từ chối thừa nhận rằng; cuộc khủng hoảng dân số hiện nay là hậu quả của việc họ đã can thiệp quá sâu vào vấn đề này.

Trong một cuộc họp của Bộ Chính trị vào hôm 31/5, ĐCSTQ cho rằng việc ứng phó với dân số già là vấn đề “phát triển kinh tế chất lượng cao, bảo vệ an ninh quốc gia và ổn định xã hội”, theo Tân Hoa xã.

ĐCSTQ chưa bao giờ quan tâm đến an sinh của người dân. Những người đứng đầu luôn lo lắng về sự ổn định của chế độ và liệu rằng quyền lực cá nhân họ có bị đe dọa hay không. Giờ đây, ĐCSTQ nhận ra rằng việc có quá nhiều người cao tuổi sẽ làm gia tăng gánh nặng cho xã hội, đồng nghĩa với việc lực lượng lao động sẽ giảm bớt và ảnh hưởng đến năng suất, số lượng người nhập ngũ khiêm tốn và bất ổn xã hội là điều không thể tránh khỏi. ĐCSTQ hẳn nhiên là phải lo ngại.

Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Trung Quốc họp định kỳ mỗi tháng một lần. Trong khi Trung Quốc đang phải đối mặt với nhiều vấn đề trong và ngoài nước, truyền thông nhà nước chỉ đưa tin rằng; trong cuộc họp mới đây, các quan chức cấp cao nhất chỉ xem xét vấn đề dân số già và quyết định cho phép các cặp vợ chồng sinh con thứ ba. Rõ ràng là ĐCSTQ không hề quan tâm đến sinh kế của người dân mà chỉ quan tâm đến việc duy trì quyền lực của mình.

Tại một cuộc họp báo do Bộ Ngoại giao tổ chức vào hôm 31/5, phát ngôn viên Vương Văn Bân đã không phản hồi bất kỳ thắc mắc nào về chính sách ba con mới của ĐCSTQ, thay vào đó là đùn đẩy trách nhiệm cho bộ phận phụ trách chính sách này.

Chính quyền Trung Quốc cũng kiểm soát suy nghĩ của người dân bằng cách truyền bá tư tưởng của ĐCSTQ ra khắp xã hội, đặc biệt là thông qua hệ thống giáo dục.

Vào ngày 31/5, tạp chí lý luận Qiushi (Đi tìm sự thật) - một tạp chí chính trị chính của ĐCSTQ, đã đăng lại bài phát biểu của ông Tập Cận Bình về tầm quan trọng của việc học lịch sử của ĐCSTQ, công cuộc cải cách và mở cửa của đất nước, cũng như sự phát triển xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ông Tập nhấn mạnh rằng tất cả các đảng viên và cán bộ quan chức phải “hướng dẫn cho người dân, đặc biệt là các thanh niên, hiểu được rằng; vì sao ĐCSTQ 'có khả năng', vì sao chủ nghĩa Mác 'hiệu quả' và vì sao chủ nghĩa xã hội đặc sắc của Trung Quốc 'là tốt đẹp', và đồng thời phải kiên quyết lắng nghe và thực hiện theo chỉ thị của Đảng." Ông cũng nhấn mạnh rằng ĐCSTQ phải “duy trì sự kiểm soát chặt chẽ trong việc giáo dục thanh thiếu niên gien đỏ… và phải được truyền thừa qua nhiều thế hệ”.

ĐCSTQ muốn quyết định việc một người có nên được sinh ra hay không; và sau đó, họ muốn kiểm soát tâm trí và biến người này thành công cụ của Đảng, được gọi là “Hồng vệ binh”. Trong mắt các nhà lãnh đạo cao cấp nhất của ĐCSTQ, người dân Trung Quốc chỉ đơn thuần là những công cụ mặc cho họ sai khiến và người dân phải tuân thủ và thực thi các luật lệ của Đảng trong suốt cuộc đời mình.

Dương Vĩ đã theo sát các vấn đề của Trung Quốc trong nhiều năm qua. Ông ấy đã tham gia đóng góp các bài bình luận chính trị về Trung Quốc cho The Epoch Times tiếng Trung từ năm 2019.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Khải Anh
Theo The Epoch Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Điều gì đằng sau chính sách sinh 3 con mới của Trung Quốc?