Đe dọa ở Biển Đông: Hải quân Hoa Kỳ tập trận - Trung Quốc sẵn sàng đối đầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Quân đội Hoa Kỳ đã tiếp tục các cuộc tập trận gần Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng tại khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Mối quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục gia tăng căng thẳng khi các tàu tác chiến ven biển thuộc loại Independence của Hải quân Hoa Kỳ được phát hiện là đang tuần tra trên các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.

Trong tuần đầu của tháng 5/2020, lực lượng Không quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã tiến hành tập trận với ba tàu ngầm cùng các tàu chiến và máy bay ở gần khu vực biển Philippines.

Động thái của Hoa Kỳ được cho là sự phản ứng trước hành động quấy rối của Trung Quốc đối với các tàu khoan đang hoạt động ở vùng biển gần đó.

Vào tháng 4/2020, ba tàu Mỹ đã cùng với tàu khu trục của Hải quân Hoàng gia Úc HMAS Parramatta tiến vào khu vực này nhằm thể hiện cam kết đảm bảo tự do hàng hải.

Chuẩn đô đốc Fred Kacher, chỉ huy nhóm tác chiến viễn chinh số 7 cho biết: “Sự thay đổi linh hoạt trong việc triển khai luân phiên các tàu tác chiến ven biển loại Independence đến biển Đông là một yếu tố thay đổi của cuộc chơi”.

Các nhà hoạt động biểu tình chống Trung Quốc tại một công viên ở Manila vào ngày 18/6/2019, sau khi một tàu Trung Quốc va chạm với một tàu đánh cá Philippines ở Biển Đông đang tranh chấp và bỏ đi. (Ảnh: TED ALJIBE / AFP / Getty Images)

“Giống như các hoạt động trước đó của tàu Montgomery, các hoạt động của tàu tác chiến cận bờ Gabrielle Giffords [tại khu vực] gần tàu khoan West Capella đã thể hiện chiều sâu năng lực của Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực. Sự tham gia tích cực và bền bỉ của Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực này là tín hiệu tốt đẹp nhất thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ [đối với vấn đề] tự do hàng hải tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”, Chuẩn đô đốc Kacher cho biết thêm.

Phó Đô đốc Bill Mer nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động ở các khu vực Biển Đông [dưới sự cho phép của] luật pháp quốc tế.

Ông nói: “Chiến dịch hiện diện thường kỳ như tàu Gabrielle Giffords khẳng định rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu chiến và máy bay hoạt động tự do trong bất cứ khu vực nào được luật pháp quốc tế và các quy tắc hàng hải cho phép, bất chấp các yêu sách chủ quyền ‘cực đoan’ hoặc những sự kiện đang diễn ra”.

Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70), tiền cảnh, đi qua Biển Philippine với Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF) Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Atago JS Ashigara (DDG 178), phía trước bên trái và JMSDF Murasame- tàu khu trục lớp JS Samidare (DD 106) vào ngày 26/4/2017. (Ảnh của Chuyên gia truyền thông đại chúng Cấp 2 Sean M. Castellano / Hải quân Hoa Kỳ qua Getty Images)
Tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN 70), tiền cảnh, đi qua Biển Philippine với Lực lượng phòng vệ hàng hải Nhật Bản (JMSDF) Tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Atago JS Ashigara (DDG 178), phía trước bên trái và JMSDF Murasame- tàu khu trục lớp JS Samidare (DD 106) vào ngày 26/4/2017. (Ảnh của Chuyên gia truyền thông đại chúng Cấp 2 Sean M. Castellano / Hải quân Hoa Kỳ qua Getty Images)

“Hoa Kỳ ủng hộ những nỗ lực của các đồng minh và đối tác trong việc theo đuổi lợi ích kinh tế hợp pháp của họ”.

Đầu tháng 5/2020, cuộc chiến giữa Trung Quốc và Malaysia về hoạt động thăm dò trữ lượng dầu lửa và khí tự nhiên dưới thềm Biển Đông dường như đã chấm dứt khi hai con tàu [của hai quốc gia này] rời đi theo hai hướng.

Khu vực Biển Đông là một khu vực tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan với các yêu sách đòi quyền sở hữu lãnh hải.

Các mối quan hệ ngoại giao đã trở nên vô cùng căng thẳng giữa các quốc gia đang đòi chủ quyền đối với các khu vực đảo.

Một nhà hoạt động hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong cuộc mít tinh kỷ niệm 42 năm trận hải chiến năm 1974 giữa Trung Quốc và quân đội miền Nam Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, tại Hà Nội vào ngày 19/1/2017. (Ảnh của HOANG DINH NAM / AFP qua Getty Images)
Một nhà hoạt động hô khẩu hiệu chống Trung Quốc trong cuộc mít tinh kỷ niệm 42 năm trận hải chiến năm 1974 giữa Trung Quốc và quân đội miền Nam Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa, tại Hà Nội vào ngày 19/1/2017. (Ảnh của HOANG DINH NAM / AFP qua Getty Images)

Gần đây, Trung Quốc đã xây dựng nhiều hầm trú ẩn trên một số đảo san hô. Đây là động thái chuẩn bị để chống lại các cuộc không kích hoặc tấn công bằng tên lửa. Điều này cũng làm gia tăng triển vọng của một cuộc xung đột tiềm ẩn, cũng như làm dấy lên sự lo ngại trước khả năng về một cuộc Thế chiến lần thứ ba.

Các hòn đảo và các rạn san hô trong khu vực này từ lâu đã trở thành vùng tranh chấp lãnh hải không hồi kết giữa Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Philippines. Các nước này đều đưa ra yêu sách đối với một phần của quần đảo.

Đầu tháng 5/2020, Trung Quốc đã đâm chìm một tàu đánh cá của các ngư dân Việt Nam tại khu vực Biển Đông, sau khi Bắc Kinh ban hành lệnh cấm tàu ​​đánh cá ở một phần của vùng biển tranh chấp.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết nước láng giềng Việt Nam không có quyền bình luận về lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè hàng năm, và khẳng định rằng Trung Quốc có toàn quyền ban hành lệnh cấm như vậy.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rời khỏi một sự kiện lãnh đạo doanh nghiệp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 09/11/2017. (Ảnh của NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rời khỏi một sự kiện lãnh đạo doanh nghiệp tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 09/11/2017. Quan hệ Mỹ - Trung ngày càng căng thẳng kể từ sau khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát (Ảnh của NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)

Ngày 1/5, sau khi Việt Nam phản đối quyết định của Trung Quốc về việc Trung Quốc đưa ngư dân của họ ra biển đánh bắt cá liên tục đến giữa tháng 8/2019, Trung Quốc đã lên tiếng đe dọa Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã phản đối gay gắt trước lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè của Trung Quốc đối với Việt nam, và cho biết chính quyền Trung Quốc “không nên làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”.

Trước đó vài tuần, vào tháng 4/2020, một tàu cá của ngư dân Việt Nam đã bị tàu hải cảnh của Trung Quốc đâm chìm.

Trong nhiều năm qua đã xảy ra những cuộc tranh chấp gay gắt về chủ quyền lãnh hải ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Có thể nói Donald Trump là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên dám đối đầu toàn diện với những nỗ lực của ĐCSTQ hòng thống trị thế kỷ 21 thông qua những hành động “côn đồ” cả về quân sự, kinh tế lẫn ngoại giao. (Ảnh: Getty)
Có thể nói Donald Trump là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên dám đối đầu toàn diện với những nỗ lực của ĐCSTQ hòng thống trị thế kỷ 21 thông qua những hành động “côn đồ” cả về quân sự, kinh tế lẫn ngoại giao. (Ảnh: Getty)

Mối quan hệ Mỹ-Trung đã và đang được “soi chiếu” một cách kỹ lưỡng kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát và trở thành đại dịch toàn cầu, gây ra bao họa loạn cho nhân loại.

Tổng thống Donald Trump liên tục chỉ trích chính quyền Trung Quốc về sự bùng phát của loại virus chết người này. Ông cho biết rằng Hoa Kỳ đang xem xét áp dụng thuế quan đối với Trung Quốc.

Trung Quốc đang phải đối mặt với những phản ứng dữ dội từ chính phủ và người dân của các quốc gia trên toàn thế giới, do cách xử lý sai lầm của chính quyền nước này đã khiến virus Corona Vũ Hán bùng phát, cũng như việc họ đã lừa dối và phủ nhận rằng virus này có nguồn gốc phát sinh từ Trung Quốc.

Nguyên Hương

Theo Express



BÀI CHỌN LỌC

Đe dọa ở Biển Đông: Hải quân Hoa Kỳ tập trận - Trung Quốc sẵn sàng đối đầu