Nghiên cứu: ĐCS Trung Quốc dùng tài khoản Twitter giả mạo và ăn cắp để tuyên truyền về đại dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo một nghiên cứu gần đây, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang sử dụng hàng ngàn tài khoản Twitter giả mạo hoặc tài khoản ăn cắp để thực hiện chiến dịch bóp méo thông tin xung quanh trận đại dịch virus ĐCSTQ.

ProPublica, một công ty truyền thông phi lợi nhuận có trụ sở tại New York đã thực hiện một nghiên cứu và công bố vào ngày 26/3. Nghiên cứu cho biết đã theo dõi hơn 10.000 tài khoản Twitter nghi ngờ giả mạo hoặc bị hack và phát hiện ra rằng những tài khoản này “đã tham gia vào một chiến dịch phối hợp tạo ảnh hưởng có liên hệ” với ĐCSTQ kể từ tháng 8/2019.

ProPublica cho biết, rất nhiều trong số các tài khoản này vốn trước đây tập trung vào các nhà bất đồng chính kiến và các cuộc biểu tình ở Hồng Kông, hiện đã bắt đầu đăng tải “những tuyên truyền và thông tin sai lệch về vụ bùng phát dịch virus Corona Vũ Hán”.

The Epoch Times gọi virus Corona Vũ Hán là “virus ĐCSTQ” (virus Đảng Cộng sản Trung Quốc) vì sự che đậy và quản lý sai lầm của ĐCSTQ khiến cho virus này lan rộng khắp Trung Quốc và trở thành đại dịch toàn cầu.

10.000 tài khoản này không hoạt động độc lập. Từ hỗ trợ của các chương trình máy tính, ProPublica nhận thấy rằng các tài khoản giả này là một phần của mạng lưới liên kết gồm hơn 2.000 tài khoản.

Tuy nhiên, ProPublica cảnh báo: “Quy mô thực sự của chiến dịch ảnh hưởng có thể lớn hơn nhiều; chúng tôi quan sát thấy rằng các tài khoản được xác định chỉ là một phần của hoạt động này”.

TOPSHOT-CHINA-POLITICS-200401
Một poster tuyên truyền cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được dán trên một bức tường ở Bắc Kinh vào ngày 12/3/2018. Ngày 11/3 ông Tập Cận Bình đã được bảo đảm một con đường để cai trị vô thời hạn khi quốc hội bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ tổng bí thư, trao cho ông gần như toàn quyền theo đuổi tầm nhìn, biến quốc gia thành một siêu cường kinh tế và quân sự. (NICOLAS ASFOURI / AFP qua Getty Images)

Chiến thuật

Các tài khoản giả mạo đã tìm cách xây dựng “lực thúc đẩy cho các cốt truyện cụ thể”, đại diện của ProPublica giải thích. Đầu tiên, các tài khoản trung tâm với “lịch sử tìm kiếm hợp pháp hơn”, sẽ tạo ra những bài viết thu hút sự chú ý. Sau đó, các tài khoản giả lộ liễu hơn sẽ tương tác với các bài đăng, chẳng hạn như đăng lại hoặc để lại bình luận tích cực.

Cho dù đó là về các cuộc biểu tình ở Hồng Kông hay sự bùng phát dịch virus Corona Vũ Hán hiện tại, những bài đăng này luôn sử dụng hashtag từ khóa để “tăng tính năng hiển thị cho một tài khoản có ít người theo dõi”.

ProPublica cho biết thêm, đôi khi, “các bài đăng sẽ sử dụng các hashtag dành riêng cho mạng lưới ảnh hưởng, có lẽ là để cố gắng biến chúng thành xu hướng trên Twitter”.

Nghiên cứu này còn liệt kê một số tài khoản được xác định đã bị hack, chẳng hạn như tài khoản của một giáo sư ở Bắc Carolina, một sinh viên tại Đại học Nebraska Omaha, một nhà thiết kế web ở Vương quốc Anh và một nhà phân tích kinh doanh tại Úc.

Nghiên cứu nêu rõ: “Không rõ những người đang sử dụng tài khoản giả hiện tại đã tự hack tài khoản hay mua chúng từ người khác”.

Một số tài khoản đã bị khóa trên Twitter vào thời điểm ProPublica tiến hành nghiên cứu này.

Daily Life In Wuhan During Lockdown
Một người dân đi xe máy băng qua một đường ray vắng vẻ vào ngày 7/2/2020 khi lệnh phong tỏa được áp dụng tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (Ảnh của Getty Images)

Liên kết đến ĐCSTQ

ProPublica còn cho thấy chính quyền Bắc Kinh có ảnh hưởng nhất định đối với nhiều trong số các tài khoản này.

Nghiên cứu này chỉ ra rằng mạng lưới ảnh hưởng “đã đột ngột chuyển trọng tâm sang vụ dịch virus Corona Vũ Hán vào ngày 29/1”, sáu ngày sau khi ĐCSTQ áp đặt lệnh phong tỏa ở Vũ Hán, là nơi khởi nguồn của dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán.

Cùng ngày hôm đó, OneSight đã tuyên bố ra mắt một ứng dụng mới có thể theo dõi thông tin liên quan đến virus ĐCSTQ và giúp “tuyên truyền tiếng nói chính xác của Trung Quốc” đến thế giới. OneSight là một công ty tiếp thị Internet có trụ sở tại Bắc Kinh và có mối liên hệ với ĐCSTQ.

CEO của OneSight trước đây làm việc tại phòng tuyên truyền đối ngoại của thành phố Bắc Kinh. Khách hàng của công ty này bao gồm các cơ quan truyền thông nhà nước và các công ty thân thiết với ĐCSTQ như Huawei và Alibaba.

Năm ngoái, ProPublica đã có được một bản sao hợp đồng mà OneSight trúng thầu để thúc đẩy mạng Twitter, nối gót hãng thông tấn nhà nước China News Service. Theo Jamestown Foundation, hãng truyền thông này (OneSight) cũng “đang bí mật điều hành các tổ chức truyền thông ở nước ngoài”.

Đây vốn là cơ quan truyền thông quốc tế của Cục Các vấn đề Trung Quốc ở nước ngoài, một văn phòng chịu trách nhiệm tác động đến người Trung Quốc ở ngoại quốc. Văn phòng này lần lượt được điều hành bởi Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất, một cơ quan của ĐCSTQ chuyên truyền bá chương trình nghị sự Bắc Kinh trong và ngoài Trung Quốc.

ProPublica cho biết thêm: “Chúng tôi đã kiểm tra một nhóm các tài khoản móc nối với nhau trong các dữ liệu và tìm thấy những liên kết của chiến dịch này với OneSight”.

nhận tro cốt người chết do virus Vũ Hán
Người dân Vũ Hán xếp hàng chờ nhận tro cốt người thân chết do virus Vũ Hán tại nhà tang lễ Hán Khẩu (ảnh mạng Twitter)

Nghiên cứu lưu ý rằng nội dung chia sẻ và hành vi của các tài khoản giả mạo này có sự tương đồng như trong các báo cáo năm 2019 của Viện Chính sách chiến lược Úc. Ví dụ, bài viết thường được thực hiện trong giờ làm việc ở Bắc Kinh.

Nhiều bài đăng thể hiện sự đồng thuận với chính quyền Bắc Kinh đều được thực hiện bởi các tài khoản giả mạo, sử dụng cùng một văn bản được đăng tải bởi phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc.

“Các đoạn bình luận thường được sao y từng chữ từ các bài xã luận của hãng thông tấn nhà nước, từ lâu đã trở thành kho dự trữ chính trị cho các cơ quan chính phủ và các quan chức của đảng”, đại diện của ProPublica cho biết.

Các tài khoản này trở thành “hoạt náo viên cho chính quyền [ĐCSTQ], kêu gọi công dân đoàn kết ủng hộ các nỗ lực chống lại dịch bệnh và kêu gọi họ ‘xua tan những tin đồn trực tuyến’”.

Trả công bằng tiền mặt

ProPublica nhận thấy rằng trong một số trường hợp, các nhà điều hành khả nghi tại Trung Quốc sẽ trả tiền mặt cho người dùng Twitter nói tiếng Trung có tầm ảnh hưởng để người này đăng các tin có lợi cho chính quyền Bắc Kinh.

Nghiên cứu nhấn mạnh trường hợp của Badiucao, một họa sĩ truyện tranh chính trị Trung Quốc sống ở Úc.

Badiucao cho biết anh đã được tiếp cận bởi một người dùng tự xưng là một công ty trao đổi quốc tế, đã đề xuất sẽ trả cho Badiucao 1.700 nhân dân tệ (khoảng 5.600.000 VNĐ) để anh đưa những nội dung cụ thể vào mỗi bài tweet của mình.

Trong các cuộc đàm phán giả định với công ty, Badiucao nói rằng anh đã nhận được một bản mẫu cho những gì anh sẽ cần đăng trên tài khoản Twitter của mình: đó là một clip tuyên truyền dài 15 giây, cho thấy rằng Bắc Kinh “đã xử lý thành công dịch virus Corona Vũ Hán và mọi thứ đã trở lại bình thường”.

Badiucao nói thêm rằng anh chắc chắn công ty này đang làm việc cho ĐCSTQ, dựa trên những trao đổi của anh với họ.

Công ty này cuối cùng đã không ký hợp đồng với Badiucao, với lời giải thích rằng “khi khách hàng đánh giá, phong cách đăng bài của bạn không phù hợp với chủ đề quảng cáo này”.

Du Miên

Theo The Epoch Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Nghiên cứu: ĐCS Trung Quốc dùng tài khoản Twitter giả mạo và ăn cắp để tuyên truyền về đại dịch