Trung Quốc công bố vaccine chống COVID-19 nhưng không hoàn tất thử nghiệm lâm sàng

Giúp NTDVN sửa lỗi

ĐCSTQ đã bắt đầu tiêm chủng cho hơn 2000 người từ hồi tháng Năm - là thời điểm mà thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 thậm chí còn chưa được bắt đầu...

Ngày 18/8, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin về loại vaccine COVID-19 được phát triển thành công. Sản phẩm này của Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc được dự kiến sẽ ra mắt thị trường vào cuối tháng 12 năm nay với hơn 200 triệu liều.

Ngoài ra, truyền thông Trung Quốc cũng đưa thêm một tin tức giật mình: ĐCSTQ đã bắt đầu tiêm chủng cho hơn 2000 người từ hồi tháng Năm - là thời điểm mà thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 thậm chí còn chưa được bắt đầu.

Vào ngày 14/8, tờ báo Trung Quốc 21 Century Business Herald đã dẫn lời một nhân viên bán hàng của công ty cho biết: rất nhiều nhân viên tại công ty của anh đã tiêm vaccine và đều đã ký "thỏa thuận bảo mật". Công ty này đã thanh toán chi phí cho vaccine là 1000 nhân dân tệ, tương đương với hơn 3.3 triệu Việt Nam đồng.

Tiến sĩ Sean Lin là cựu chuyên gia virus học của Viện Nghiên cứu Quân đội Hoa Kỳ. Ông cho biết thông thường có 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đối với dược phẩm. Giai đoạn 1 và 2 chỉ kiểm tra được độ an toàn và tính sinh miễn dịch cơ bản của dược phẩm. Khả năng một loại vaccine cụ thể có đủ sức bảo vệ và chống lại sự thách thức của virus hay không cần được xác định trong giai đoạn 3 - giai đoạn cuối cùng của thử nghiệm.

Liên quan đến “thỏa thuận bảo mật” của ĐCSTQ được ký bởi các bác sĩ tiêm chủng, nhà phê bình chính sự Tang Jingyuan sống tại Hoa Kỳ cho biết:

“ĐCSTQ buộc họ phải ký “thỏa thuận bảo mật”, trên thực tế là để ngăn chặn sự phơi bày các vụ bê bối nếu vaccine này không hoạt động. Đây sẽ là một đòn nghiêm trọng đối với uy tín về vaccine của ĐCSTQ. Trên thực tế, vaccine này là nguồn lực duy nhất để cứu ĐCSTQ khỏi bị cô lập về mặt chính trị, vì vậy ĐCSTQ phải thắng trong vụ vaccine này”.

Ông Tang đã chỉ rõ mục đích của thỏa thuận là để che đậy tình hình thực tế của vaccine này - bao gồm tình hình chi tiết của việc tiêm chủng, các tác dụng phụ có gây hại, tình hình kháng thể được tạo ra trong cơ thể của các bác sĩ tiêm chủng và thời gian tồn tại của kháng thể.

Để mua chuộc các quốc gia có lợi ích chiến lược thuận lợi và cải thiện lập trường toàn cầu của mình, ĐCSTQ đang sử dụng vaccine như một công cụ ngoại giao. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hứa sẽ giành quyền tiếp cận sớm và ưu tiên vaccine cho Philippines, Brazil, Indonesia và Pakistan. Các quốc gia này sẽ nhận được hơn 100 triệu liều vaccine ĐCSTQ. Chính phủ này cũng hứa với Morocco và Kenya rằng: ngay khi vaccine này được đưa vào sử dụng, ĐCSTQ sẽ sẵn sàng đi đầu để mang lại lợi ích cho các nước châu Phi và hỗ trợ họ trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh.

Ông Tang cho biết các nước này rất quan trọng đối với đường lối ngoại giao chính phủ Trung Quốc, quan trọng đến mức ĐCSTQ phải thu phục họ cho bằng được. Mục đích thực sự của việc cho đi vaccine không phải là để cứu mạng những người dân ở các quốc gia đó, mà là để mua chuộc các quốc gia này nhằm mục cuối cùng của ĐCSTQ là nắm quyền kiểm soát.

Theo ông Tang, sự háo hức thành công và việc không coi trọng mạng sống của ĐCSTQ cuối cùng có thể sẽ bị phản tác dụng, khiến vaccine mà ĐCSTQ đã phát triển gây mất lòng tin - giống như cách mà thiết bị và vật liệu bảo hộ cá nhân xuất khẩu Made in China đã gây ra - và cuối cùng là kế hoạch ngoại giao vaccine mà ĐCSTQ dựa vào sẽ hoàn toàn thất bại.

Thiên Chân
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc công bố vaccine chống COVID-19 nhưng không hoàn tất thử nghiệm lâm sàng