Thừa nhận đập Tam Hiệp biến dạng, chuyên gia Trung Quốc vẫn khẳng định: 'Đập ngăn được vũ khí hạt nhân'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với những trận mưa lớn liên tục ở miền nam Trung Quốc, lũ lụt ở sông Trường Giang nghiêm trọng và đập Tam Hiệp đã xả lũ hết công suất. Nhưng vào ngày 19/7, mực nước của con đập đã vượt quá mức cảnh báo 19 m và vẫn đang dâng cao. Các kênh truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thừa nhận rằng đập Tam Hiệp đã bị dịch chuyển, biến dạng và rò rỉ. Tuy nhiên, các chuyên gia Trung Quốc lại đưa ra một phát biểu ngông cuồng: Đập Tam Hiệp có thể chặn cả vũ khí hạt nhân và ngay cả khi nó bị trúng bom nguyên tử, cũng chỉ bị nổ một lỗ. Cư dân mạng tức giận chỉ trích đó là ăn nói hồ đồ!

Mưa lớn vẫn tiếp diễn ở miền nam Trung Quốc, trận hồng thủy số 1 và số 2 của sông Trường Giang nối tiếp nhau kéo tới. Theo dữ liệu từ Bộ thủy văn của Trung Quốc, tính đến 7h sáng ngày 19/7, mực nước của đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang đã lên tới 163,47 m, cao hơn gần 19 m so với mực nước cảnh báo.

Điều này tương đương với việc chỉ trong 46 giờ mực nước đã tăng 7 m và hiện vẫn đang tăng. Các nhà chức trách không công bố lượng lưu lượng nước chảy vào hồ chứa ở thượng nguồn, chỉ cho biết rằng tốc độ xả lũ nhanh hơn vài ngày trước.

Tam Hiệp toàn lực xả lũ đã làm trầm trọng thêm thảm họa ở hạ lưu. Cục Thủy văn tỉnh Hồ Nam tuyên bố rằng do Tam Hiệp tăng xả lũ đã gây hiệu ứng lên hồ Động Đình khiến nước của trạm thủy văn Thành Lăng Ki vẫn tiếp tục tăng. Đến sáng ngày 19/7, mực nước của 16 trạm thủy văn đã vượt quá mức cảnh báo. Mực nước của đê kè kéo dài 1771,6 km vượt mức cảnh báo, và tình hình phòng chống lũ rất nghiêm trọng.

Cục thủy văn cảnh báo rằng khu vực hồ Động Đình đã duy trì mức lũ siêu cao trong nửa tháng, bờ kè đã bị ngập trong một thời gian dài và làm tăng mức độ nguy hiểm cho kè.

Ngoài ra, còn xảy ra trận hồng thủy số 2 của sông Trường Giang, trận lũ số 1 của sông Hoài Hà, cảnh báo đỏ về trận lũ hồ Thái Hồ, nhiều thành phố đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp I ...

Chuyên gia bảo tồn nước nổi tiếng Vương Duy Lạc từng nói: Sức tàn phá của việc xả lũ Tam Hiệp mạnh gấp 25 lần so với lũ tự nhiên. (Getty Images)
Chuyên gia bảo tồn nước nổi tiếng Vương Duy Lạc từng nói: Sức tàn phá của việc xả lũ Tam Hiệp mạnh gấp 25 lần so với lũ tự nhiên. (Getty Images)

Lũ lụt liên tục ở sông Trường Giang đã làm dấy lên mối lo ‘vỡ đập Tam Hiệp’. Gần đây, Tuần báo Kinh tế Trung Quốc đã đưa "Ba câu hỏi về Tam Hiệp" làm tít trang bìa của báo. Nội dung bài báo trích dẫn nhiều ý kiến ​​của các chuyên gia thủy lợi Trung Quốc về đập Tam Hiệp.

Tuy vậy, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Kỹ thuật Thủy điện Trung Quốc Trương Bác Đình (Zhang Boting) đã ngông cuồng tuyên bố rằng con đập có thể chống được cả "vũ khí hạt nhân", ngay cả nếu nó bị trúng bom nguyên tử thì cũng chỉ bị nổ một lỗ. Điều này có nghĩa là việc mở một vài cửa xả lũ không thể khiến xảy ra vỡ đập.

Ông Trương Bác Đình tiếp tục cho biết một số người trên Internet nói rằng đập Tam Hiệp không thể chịu được áp lực của việc xả lũ và sẽ biến dạng hoặc thậm chí vỡ đập, nhưng hoàn toàn không cần phải lo lắng về những điều này.

Ngoài ông Trương Bác Đình, ông Vương Hạo Khẩu Giới (Wang Haokoujie), một học giả của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và là một nhà thủy văn học, nhà khoa học tài nguyên nước, tuyên bố rằng con đập ngâm trong nước sẽ ngày càng vững chắc sau 100 năm nữa.

Đáp lại điều này, cư dân mạng đã giận dữ chỉ trích các chuyên gia ĐCSTQ về việc ăn nói hồ đồ!:"Hoàn toàn coi thường sự sống và cái chết của người dân thường"; "Cùng với ĐCSTQ kẻ xướng người họa, đều cùng một bầy với nhau cả!!".

Tân Hoa Xã thừa nhận rằng đập Tam Hiệp xảy ra "sự dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng, v.v.". (Getty Images)
Tân Hoa Xã thừa nhận rằng đập Tam Hiệp xảy ra "sự dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng, v.v.". (Getty Images)

Theo Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, lưu lượng chảy của hồ chứa Tam Hiệp tăng nhanh, đạt 61.000 m3/s vào lúc 8h ngày 18/7. Đây là trận lũ lớn nhất ở Tam Hiệp kể từ mùa lũ năm nay. Bài báo thừa nhận đập Tam Hiệp đã xảy ra "sự dịch chuyển, rò rỉ, biến dạng, v.v.", nhưng không cung cấp dữ liệu cụ thể.

Trớ trêu là vào năm 2003, Tân Hoa Xã đã từng có tiêu đề "Đập Tam Hiệp vững chắc không công phá nổi và có thể chặn được trận lũ 10.000 năm xuất hiện một lần", nhấn mạnh rằng chất lượng của đập Tam Hiệp là cao nhất, với tỷ lệ đạt tiêu chuẩn dự án là 100%.

Tới năm 2007, Tân Hoa Xã dẫn lời các chuyên gia nói rằng khả năng của đập đã bị hạ cấp xuống chịu được trận lụt 1.000 năm một lần.

Năm 2008, Tân Hoa Xã lại dẫn lời các chuyên gia nói rằng đập Tam Hiệp sẽ có thể chịu được trận lụt 100 năm một lần.

Năm 2010, các kênh truyền thông nhà nước nói lại rằng đập có thể chịu được "trận lụt 20 năm một lần". Trong cùng năm đó, CCTV đã trích dẫn lời các chuyên gia và nhấn mạnh rằng không nên dồn hết hy vọng vào đập Tam Hiệp.

Năm 2020, trước tình hình lũ lụt tràn lan, truyền thông của ĐCSTQ tuyên bố rằng đập Tam Hiệp đã làm hết sức mình! Lần này quá khó cho đập Tam Hiệp! Người ta cho rằng điều này tương đương với tuyên án tử đối với đập Tam Hiệp.


Trên thực tế, đập Tam Hiệp đã được công nhận là mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn đối với đất nước Trung Quốc. Khu vực xung quanh đập liên tục hứng chịu các thảm họa địa chất như hạn hán, lũ lụt và động đất. Một số lượng lớn các vụ sụt lở đất cũng đã xảy ra trong khu vực hồ chứa.

Trước khi đập Tam Hiệp khởi công, giáo sư vật lý Trung Quốc - Tiền Vĩ Trường (Qian Weichang), thư ký cũ của Mao Trạch Đông - Lý Duệ (Li Rui), và chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli) cùng các chuyên gia và học giả khác đã phản đối mạnh mẽ dự án này.

Giáo sư vật lý Trung Quốc Tiền Vĩ Trường từng có một bài báo trong những năm đầu tiên, nói rằng thiệt hại của hồ chứa Tam Hiệp sẽ khiến 6 tỉnh và thành phố ở hạ lưu sông Dương Tử trở thành các đầm lầy, và hàng trăm triệu người sẽ rơi vào cảnh tuyệt vọng. Ông cho rằng đập Tam Hiệp sẽ trở thành mục tiêu đe dọa từ kẻ thù bên ngoài, đối mặt với công nghệ tên lửa hiện tại, khả năng phòng thủ của đập Tam Hiệp là không thể.

Ông Tiền Vĩ Trường đề xuất rằng không bao giờ nên khởi động dự án đập Tam Hiệp, nếu không, đó sẽ là một hành động dại dột tự hại mình.

Ông Hoàng Vạn Lý cũng từng đau xót nói về sự nguy hiểm của dự án Tam Hiệp. Ông đã ba lần viết thư gửi cho ông Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ, nói rằng dự án này sẽ gây hại cho đất nước và người dân và không bao giờ nên xây dựng đập.

Ông dự đoán rằng đập Tam Hiệp sẽ mang lại 12 hậu quả thảm khốc: 1. Sự sụp đổ của kè chính ở hạ lưu sông Dương Tử; 2. Vận chuyển tàu thuyền tắc nghẽn; 3. Vấn đề di dân; 4. Vấn đề phù sa; 5. Chất lượng nước xấu đi; 6. Sản xuất điện không đủ; 7. Khí hậu bất thường; 8. Thường xảy ra địa chấn; 9. Bệnh sán máng lây lan; 10. suy thoái sinh thái; 11. Lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn.

Dự báo cuối cùng của ông là 12. Đập Tam Hiệp cuối cùng sẽ buộc phải bị nổ tung.

Hiện tại, 11 lời tiên tri của ông Hoàng Vạn Lý đã trở thành sự thực.

Minh Thanh
Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Thừa nhận đập Tam Hiệp biến dạng, chuyên gia Trung Quốc vẫn khẳng định: 'Đập ngăn được vũ khí hạt nhân'