Đành phải phá đê xả lũ, An Huy một lần nữa bị bỏ hoang

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 26/7, để giảm áp lực mực nước cao vẫn kéo dài ở Sào Hồ, huyện Hợp Tây, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy đã bắt đầu mở khu lưu trữ nước Tưởng Khẩu Hà. Chính quyền đã thi công đào một cửa xã lũ khoảng 100 m trên bờ kè sông Tưởng Khẩu Hà, xả lũ tới khu vực lưu trữ nước Liên Vu (Lianwei) Tưởng Khẩu Hà. Hàng ngàn dân làng đã sơ tán nhưng chính quyền không tiết lộ có bao nhiêu người dân chịu ảnh hưởng.

Trong mùa lũ năm nay, An Huy liên tiếp có những hành động bất lực từ bỏ: mở cửa Sào Hồ dẫn nước ngược từ sông Trường Giang đổ vào Sào Hồ; mở cửa đập Vương Gia Bá, Hoài Hà để xả lũ vào khu trữ nước lũ Mông Gia Hành; còn lần này lại xả lũ vào khu trữ nước lũ Tưởng Khẩu Hà; thành phố Minh Quang sẽ mở 2 khu trữ nước.

Theo báo cáo của truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vào ngày 26/7, huyện Hợp Tây, thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy bắt đầu sử dụng đê trữ nước Liên Vu Tưởng Khẩu Hà để xẻ nước lũ. Sau nhiều giờ đào thi công, một cửa xả lũ khoảng 100 m ở bờ kè sông Tưởng Khẩu Hà đã được đào, nước ở Tưởng Khẩu Hà đổ vào khu trữ nước Liên Vu càng mạnh hơn. Ở khu vực lân cận bờ kè Tưởng Khẩu Hà, hàng ngàn dân làng từ thị trấn Nghiêm Điếm và Tam Hà đã được di tản đi.

Chính quyền chức trách đã sử dụng máy xúc để đào cửa xẻ lũ khoảng 100 m trong lưu vực đê nối với Tưởng Khẩu Hà.

Vỡ đê làm lũ tràn ra và làm ngập khu vực đất nông nghiệp rộng lớn và các làng mạc, thị trấn.

Theo truyền thông ĐCSTQ, Cục Thủy văn An Huy tiếp tục đưa ra cảnh báo lũ đỏ vào ngày 26/7: toàn tuyến sông chính Hoài Hà và Trường Giang đã vượt quá mức báo động. Mực nước Sào Hồ vẫn cao hơn mực nước cao nhất trong lịch sử.

Cư dân mạng địa phương đã chia sẻ tin tức trên Weibo, nói rằng vào ngày 18/7 cửa chặn lũ Sào Hồ đã mở để dẫn nước từ Dụ Khê Hà (nối với sông Trường Giang) đổ ngược lại vào Sào Hồ để giảm áp lực của trận lụt Nam Kinh, khiến mực nước hồ Sào Hồ tăng vọt, phá vỡ mức kỷ lục.

Theo truyền thông địa phương đưa tin, vào ngày 18/7, Ban chỉ huy phòng chống lụt tỉnh An Huy đã đưa ra một thông báo về việc mở ngay cổng Sào Hồ để hạ thấp mực nước của sông Dụ Khê. Theo thông tin, mực nước tại cổng chặn lũ trên sông Dụ Khê là 12,46 m, cao hơn 0,46 mét so với mực nước bảo đảm, và áp lực kiểm soát lũ trên sông Dụ Khê là rất lớn.

Vào thời điểm đó, mực nước của sông Trường Giang ở Đại Thông, An Huy là 16,01 m, vượt xa mực nước của sông Dụ Khê tại cổng chặn lũ Dụ Khê, và vượt xa mực nước đổ vào Sào Hồ. Một khi cổng chặn lũ được mở, nước sông Trường Giang sẽ được chuyển hướng đến Sào Hồ.

Các cơ quan chức năng đã nhận thức đầy đủ về hậu quả của việc mở cổng chặn lũ. Vào ngày 18/7, truyền thông nhà nước đưa tin: “Tổ chức tăng cường kiểm tra và bảo vệ bờ kè quanh Sào Hồ, giám sát đơn vị quản lý cổng chặn lũ để vận hành theo quy trình, tăng cường giám sát hoạt động và đóng cửa kịp thời nếu xảy ra trường hợp khẩn cấp”.

Hiện tại, mực nước sông Trường Giang ở Đại Thông, tỉnh An Huy cao hơn mực nước Sào Hồ hơn 2 m. Hồ Sào Hồ và các sông hồ xung quanh không có nơi nào để chảy đi. Các thành phố và thị trấn xung quanh Sào Hồ, bao gồm các khu vực của Hợp Phì, sẽ bị ngập trong nước trong một thời gian dài.

Một cư dân mạng với nick "Juebian Shifang" (觉遍十方) đã đăng tải một video cho thấy tình hình lũ lụt hiện tại xung quanh Sào Hồ.

Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, Phan Thôn Oa (Pancunwa) thuộc thị trấn Phan Thôn (Pancun), thành phố Minh Quang (Mingguang) là một ngôi làng trũng thấp nơi khu vực lưu trữ nước lũ Hoài Hà. Để giảm bớt áp lực to lớn của lũ sông Hoài Hà, đê làng Phan luôn sẵn sàng sập để xẻ lũ, 2,7 triệu người đành phải sơ tán khỏi nhà.

An Huy lại một lần nữa bị bỏ hoang! Bởi vì trận lũ số 3 của sông Trường Giang sẽ sớm tới. Để giảm bớt áp lực lũ lụt ở hạ lưu sông Trường Giang, một lượng lớn nước sông Hoài được đưa vào khu vực lưu trữ lũ.

Sau đây là video của cư dân mạng “Juebian Shifang" cho thấy cuộc sơ tán khẩn cấp của dân làng ở thành phố Minh Quang.

Sau đây là hiện trường xả lũ tại đập Vương Gia, Hợp Phì, tỉnh An Huy .

Minh Thanh
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Đành phải phá đê xả lũ, An Huy một lần nữa bị bỏ hoang