Đảng Cộng sản Trung Quốc nội đấu khốc liệt, ván bài sắp được lật ngửa?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Năm Canh Tí 2020 được xác định là một năm đầy bất thường và cuộc đấu đá nội bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Liệu màn đấu này có sắp đi đến hồi kết?

Do ĐCSTQ che giấu dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán nên đã làm dấy lên làn sóng chống chủ nghĩa cộng sản trên toàn cầu. Bên cạnh đó, sự bất bình của người dân Trung Quốc trong nước cũng đã sôi sục từ lâu. Nhiều phe phái ở Trung Nam Hải cũng đều nhận thấy rằng con tàu đỏ này (ĐCSTQ) đang chìm với tốc độ ngày càng nhanh. Vậy nên ai ai cũng đang vì tư lợi cá nhân mà không từ thủ đoạn, các màn tranh đấu cũng chuyển dần từ ngấm ngầm sang công khai, hơn nữa lại ngày càng khốc liệt. Từ các bài báo với tần suất dày đặc của các kênh truyền thông ĐCSTQ trong tháng Chín có thể thấy, có vẻ như ván bài nội đấu của ĐCSTQ sắp được lật ngửa.

Bài báo kỳ lạ về cuộc "đấu tranh" của ông Tập trên Tân Hoa Xã

Ngày 5/9, cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ - Tân Hoa Xã bất ngờ đăng tải một bài báo bắt mắt với tiêu đề "Vì sao bài viết của Tập Cận Bình thường xuyên nhấn mạnh đấu tranh". "Bài viết" được đề cập trong bài báo là bài diễn thuyết "Phát huy tinh thần đấu tranh và tăng cường bản lĩnh đấu tranh" mà ông Tập phát biểu tại Trường Đảng Trung ương ĐCSTQ một năm trước.

Tân Hoa Xã cho biết: "Khi đọc bài phát biểu, một trong những cảm nhận trực tiếp nhất là 2 từ 'đấu tranh' bao trùm và xuyên suốt toàn bộ bài viết. Toàn văn chưa đầy 2.000 từ, nhưng từ 'đấu tranh' xuất hiện tới 56 lần".

Tân Hoa Xã cũng nêu rõ: “Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, cán bộ lãnh đạo phải kiên trì rèn giũa trong các cuộc đấu tranh lớn, chủ động cống hiến cho các cuộc đấu tranh khác nhau, dám đối mặt với những đúng sai mang tính nguyên tắc trong chính trị… dám kiên quyết đấu tranh trước những xu thế xấu”.

Những thuyết giảng trần trụi này như thể e ngại rằng quan chức các cấp của ĐCSTQ không thấy rõ cảnh tàn sát trong cuộc đấu tranh nội bộ của ĐCSTQ. Có thể nói ai ai trong thể chế này cũng đang đứng trước thời khắc phải đưa ra lựa chọn chiến tuyến.

'Cạnh tranh với ta để lấy lòng người'

Vào ngày 6/9, các kênh truyền thông của ĐCSTQ đưa tin rằng, Nhà xuất bản Tài liệu Trung ương đã xuất bản một cuốn sách mới tập hợp các bài phát biểu của ông Tập Cận Bình với tựa đề: "Trích soạn các trình bày và phân tích của Tập Cận Bình về ngăn ngừa rủi ro, thách thức và ứng phó với tình huống khẩn cấp". Nhiều nội dung trong cuốn sách là được xuất bản lần đầu tiên.

Tuy nhiên, ngoại giới đều nhận thấy trong một đoạn văn, ông Tập nói rằng, một số tổ chức và cá nhân trong nước liên tục thay đổi thủ đoạn nhằm tạo ra sự hoang mang về tư tưởng và “cạnh tranh với ta để lấy lòng người”. Cũng có một số cán bộ đảng và chính quyền ở một số đơn vị đã góp phần truyền bá tư tưởng sai trái. Ông Tập cũng nhấn mạnh rằng không bao giờ được phép đi ngược lại với Trung ương...

Mặc dù câu nói "cạnh tranh với ta để lấy lòng người" của ông Tập là được nói vào năm 2014, nhưng nó lại làm cho người ta phải suy nghĩ khi được tung ra vào thời điểm này. Vậy thì, rốt cuộc là ai đang tranh giành sự ủng hộ của dân chúng với ông Tập?

Người đầu tiên mà ngoại giới nghĩ đến có thể là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Ông là người thường xuyên công khai phản đối và đi ngược lại với đường lối của ông Tập trong năm nay.

Trong khi ông Vương Hỗ Ninh - Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, người chịu trách nhiệm quản lý về hệ tư tưởng và nắm dây cương giới truyền thông, làm "chỉ huy dàn nhạc" giúp tuyên truyền đường lối toàn dân tiến đến “xã hội thịnh vượng vừa phải” cho ông Tập, thì ông Lý Khắc Cường lại công khai tiết lộ rằng "600 triệu người ở Trung Quốc chỉ có thu nhập 1.000 nhân dân tệ mỗi tháng", rồi còn thúc đẩy "nền kinh tế hàng rong". Hay khi ông Tập đề xướng “nền kinh tế nội tuần hoàn", thì ông Lý lại chỉ ra rằng “đóng chặt cửa lại để tự phát triển là điều không thể được”…

Trên thực tế, khi ngoại giới đang chú ý đến mâu thuẫn giữa 2 ông Tập và Lý, một thế lực khác có thể bị bỏ qua là băng nhóm nợ máu do Giang Trạch Dân (nguyên Tổng bí thư ĐCSTQ) và Tăng Khánh Hồng (nguyên Phó chủ tịch nước Trung Quốc) đứng đầu cũng vẫn luôn không ngừng cạnh tranh với ông Tập để lấy được lòng dân, nhưng thủ đoạn của 2 người Giang và Tăng là cực kỳ xảo quyệt và không rõ ràng.

Trước hết, Giang Trạch Dân đã sai Vương Hỗ Ninh liên tục đào hố cho ông Tập, sử dụng chiêu thức "tạo Thần” như trong thời kỳ Đại Cách mạng Văn hóa để tâng bốc ông Tập, nhằm lật đổ ông Tập bằng cách khơi dậy sự phẫn nộ từ công chúng. Đồng thời, sau khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, lợi dụng các "tiểu phấn hồng" (1) và "hắc thủ siêu cấp" (2) để hướng sự giận dữ ở cả trong và ngoài nước vào ông Tập. Sau đó, các trợ thủ ở nước ngoài của ông Tăng Khánh Hồng tung tin rằng ông ấy đã phát động một cuộc lật đổ ông Tập nhưng thất bại. Điều này khiến ông Tập tức giận và phản công, rồi thì ông Tập muốn tiêu diệt Tăng, v.v.

Tại sao ông Tăng Khánh Hồng lại phải làm như vậy? Mọi người thử nghĩ xem, khi dư luận ghét ông Tập, nghĩa là ai phản đối ông Tập thì đó chính là người đứng về phía dư luận phải không? Hơn nữa, việc không ngừng tung tin rằng ông Tập muốn tiêu diệt ông Tăng, nhưng nếu ông Tăng mãi vẫn chưa bị tiêu diệt, thì chẳng phải chứng tỏ cho bên ngoài thấy sức mạnh của ông ấy vẫn không thể bị coi thường sao?

Truyền thông Đảng lại hô vang: "Giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội"

Ngày 9/9, Tân Hoa Xã đưa tin về "Quy định về xây dựng Đảng trong quân đội", nêu rõ cần tăng cường xây dựng nền tàng của ĐCSTQ trong quân đội, một trong những điểm mấu chốt là "giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội".

Trước cuộc họp ở Bắc Đới Hà (hội nghị chính trị quan trọng thường niên giữa các lãnh đạo và cựu lãnh đạo Trung Quốc), ông Tập đã thường xuyên thể hiện quyền lực quân sự của mình để thị uy với các phe phái chống lại mình, và gửi tín hiệu cho ngoại giới rằng ông ấy "đang cầm chắc báng súng trong tay". Sau khi Hội nghị Bắc Đới Hà kết thúc, các kênh truyền thông của Đảng đã hô hào "giữ vững quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội", đây là điều khá lạ lùng. Nói chung, ĐCSTQ thiếu cái gì thì nó sẽ hô hào cái đó. Việc hô hào "giữ vững sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng đối với quân đội" cho thấy, có lẽ quân đội đã không còn nghe theo sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCSTQ nữa rồi.

Ngày 9/9 là ngày kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông Dương Bạch Băng – Thượng tướng Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và là em trai của cố Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Chủ tịch nước Trung Quốc Dương Thượng Côn. ĐCSTQ như thường lệ tổ chức các hội nghị chuyên đề kỷ niệm, và chủ trương học tập lòng trung thành của ông Dương Bạch Băng đối với ĐCSTQ.

Điều đáng chú ý là, 2 người Giang và Tăng đã dùng “kế li gián” để mượn tay ông Đặng Tiểu Bình đoạt quân quyền của tướng Dương Bạch Băng. Giờ đây, khi 2 người Giang và Tăng vẫn còn sống, chính quyền ông Tập lại tỏ vẻ thương tiếc ông Dương Bạch Băng. Ngoại giới cho rằng, điều này tương đương với việc sửa lại án sai cho ông Dương Bạch Băng, trực tiếp tát vào mặt 2 người Giang Tăng, đưa màn đấu đá nội bộ của ĐCSTQ lên sân khấu.

Các ‘hồng nhị đại’ chống lại ông Tập

‘Hồng nhị đại’ là những hậu duệ của thế hệ cách mạng đầu tiên của ĐCSTQ.

Sau khi các ‘hồng nhị đại’ như ông Nhậm Chí Cường – trùm bất động sản Trung Quốc và bà Thái Hà – Giáo sư Trường Đảng Trung ương công khai phản đối ông Tập, ngày 7/9, một ‘hồng nhị đại’ khác ở Nội Mông tên là Mã Hiểu Lực cũng công khai phản đối chính sách cưỡng chế thi hành giảng dạy tiếng Trung ở Nội Mông của ông Tập trên Twitter.

Cha của bà Mã Hiểu Lực là ông Mã Văn Thụy - người gốc Tử Châu, Thiểm Tây. Ông Mã có mối quan hệ thân thiết với cha của ông Tập Cận Bình - ông Tập Trọng Huân. Ông Mã từng là Phó chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa 6 và khóa 7, ngoài ra ông còn là Bí thư thứ nhất của Tỉnh ủy Thiểm Tây và là Chủ nhiệm Ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh Thiểm Tây. Vì vậy, bà Mã Hiểu Lực và ông Tập đã quen biết nhau từ khi còn nhỏ và có mối quan hệ tốt đẹp.

Ngày nay, ngay cả "người bạn thuở ấu thơ" của ông Tập cũng công khai phản đối ông ấy, điều này cũng chứng minh cho tuyên bố của bà Thái Hà rằng "trong nhóm ‘hồng nhị đại’ có nhiều người cũng muốn chống lại và lật đổ ông Tập".

Vào ngày 10/9, bà Thái Hà đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, tại một bữa ăn tối dành cho các ‘hồng nhị đại’ cách đây vài năm, mọi người đều nói về những chuyện đã qua, trong đó có một số người đã đặt nghi vấn về thể chế ĐCSTQ. Điều này khiến bà Thái Hà rất ngạc nhiên.

Là tầng lớp đặc quyền của ĐCSTQ, các ‘hồng nhị đại’ đã bắt đầu công khai đặt câu hỏi về tính hợp pháp của ĐCSTQ, điều này cho thấy rằng đã có một sự hỗn loạn lớn bên trong ĐCSTQ.

Ván bài nội đấu sắp lật ngửa, ai sẽ là người chiến thắng?

Trên thực tế, "tranh đấu" là 1 trong 9 gene di truyền chính chảy trong huyết quản của ĐCSTQ (8 gene còn lại là: tà ác, lừa dối, kích động [thù hận], cướp của, lưu manh, gian tế, tiêu diệt và kiểm soát). Vì vậy, ĐCSTQ đã tranh đấu ngay từ khi thành lập: đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với con người. Cho dù là trong thời chiến hay thời bình, "đấu tranh trong nội bộ" của ĐCSTQ luôn là ưu tiên hàng đầu của các nhà lãnh đạo đảng kế nhiệm khi lên nắm quyền lãnh đạo. Đôi khi, để giành lợi thế trong cuộc đấu đá nội bộ tàn khốc, lãnh đạo ĐCSTQ đã không ngần ngại phát động cuộc chiến với thế giới bên ngoài. Cuộc chiến biên giới Trung - Ấn do ông Mao Trạch Đông phát động năm 1962 đã giúp ông ấy có được uy tín trong đảng và chuyển bại thành thắng trong cuộc đấu đá nội bộ.

Kể từ ngày ông Tập trở thành lãnh đạo của ĐCSTQ, có lẽ số phận đã an bài ông ấy sẽ gặp phải những thảm họa của ngày hôm nay. Trên thực tế, ông Tập cũng biết rằng ĐCSTQ là cối xay thịt, vì vậy ông ấy không ngừng muốn kiểm soát ĐCSTQ, cố gắng trở thành chủ nhân của đảng, và sau đó lợi dụng cái đảng này để bảo vệ quyền lực của mình. Tuy nhiên, cho dù ông Tập có cố gắng thế nào đi chăng nữa, ông ấy vẫn chỉ là nô lệ và quản gia của ĐCSTQ.

Loạt bài viết “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc” của tờ Epoch Times từ lâu đã tiết lộ: “Người lãnh đạo sống sót không phải là người có thể thao túng đảng, mà là người hiểu thấu đảng, đi theo tà khí của đảng, có thể cung cấp năng lượng cho đảng, giúp đảng vượt qua nguy cơ. Thảo nào mà các thành viên của ĐCSTQ có thể đấu với Trời, đấu với Đất, đấu với con người, nhưng họ lại không thể đấu với đảng. Họ đều là công cụ phục tùng cho đảng, và cảnh giới cao nhất là lợi dụng lẫn nhau".

Xét về mức độ tà ác thì cả ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng đều không những đủ mà còn có thừa, vì vậy họ và ĐCSTQ mới có thể đạt đến cảnh giới lợi dụng lẫn nhau để phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công và phạm phải tội ác thấu trời, phản nhân loại - đó là mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công để kinh doanh kiếm lời. Cho đến ngày nay, ĐCSTQ cùng 2 người Giang Tăng vẫn đang lợi dụng lẫn nhau, họ đã làm biết bao nhiêu điều ác nhưng vẫn còn thiếu một người chịu tội thay. Và ông Tập chính là ứng cử viên kéo dài thọ mệnh cho đảng và gánh món nợ máu cho họ.

Đương nhiên, không có lửa làm sao có khói, sở dĩ ông Tập bị lợi dụng là vì ham muốn quyền lực và tư duy sai lầm của ông ta - "bảo vệ đảng mới có thể bảo vệ quyền lực, bảo vệ quyền lực mới có thể bảo vệ tính mạng".

Từ hiện trạng các thế lực chống đối và đả đảo ông Tập lần lượt ngả bài có thể thấy, hầu hết họ đều đổ lỗi lên đầu ông Tập để bảo vệ lợi ích của chính mình. Tất nhiên, không loại trừ việc một số người trong thể chế đã thực sự thức tỉnh lương tâm và thuận theo ý Trời mà từ bỏ cái đảng ấy. Cũng bởi vì ông Tập đang bảo vệ ĐCSTQ, nên có thể nói hiện nay những người theo chủ nghĩa chống cộng sản đều đang chống lại ông Tập. Đây có lẽ là điều mà ông Tập không ngờ tới khi thỏa hiệp với 2 người Giang Tăng vài năm trước.

Lão Tử nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo Tự nhiên”. Con người sống và hành xử thuận theo tự nhiên thì chính là phù hợp với Thiên lý, còn người mà từ lời nói đến hành động đều trái ngược lại thì chính là đang tự chiêu mời vận rủi cho mình. Trong suốt 70 năm cầm quyền, ĐCSTQ và những lãnh đạo của nó đã gây nên biết bao nhiêu màn mưa máu gió tanh cho người dân và đất nước Trung Quốc. Một thế lực phản tự nhiên như vậy ắt sẽ bị đá văng ra khỏi vũ đài lịch sử. Rất có thể nó sẽ sụp đổ hoàn toàn bởi chính cuộc đấu đá nội bộ lần này. Có lẽ khi người nắm quyền đạt đến giới hạn chịu đựng áp lực nặng nề ấy, họ cũng sẽ từ bỏ ĐCSTQ. Nhưng chỉ cần một ngày họ vẫn còn bảo vệ cái đảng ấy, thì món nợ máu sẽ càng thêm nặng gánh.

Trong cuộc đấu tranh nội bộ khốc liệt của ĐCSTQ, bất luận là phe phái nào, nếu không nhận ra bản chất tà ác của ĐCSTQ, thì đều không thể chiến thắng. Vở kịch sắp hạ màn, ai sẽ là người thức tỉnh?

(1) “Tiểu phấn hồng”: là từ để chỉ những thanh niên ở trên mạng xã hội Trung Quốc có tình cảm dân tộc mạnh mẽ, cũng được dùng để chỉ những thanh niên theo chủ nghĩa dân tộc dưới sự chỉ huy của Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc.

(2) “Hắc thủ siêu cấp”: thuật ngữ chính trị mới ở Trung Quốc, ý chỉ bàn tay âm mưu, bàn tay đen cố ý diễn giải và thực hiện các tư tưởng, tôn chỉ, chính sách, phương châm… của ĐCSTQ một cách cực đoan để đạt được mục đích đen tối.

Tác giả: Lý Chính Khoan

Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Đảng Cộng sản Trung Quốc nội đấu khốc liệt, ván bài sắp được lật ngửa?