Đại dịch ngày càng bùng phát, Trung Quốc thắt chặt kiểm duyệt thông tin khiến cộng đồng mạng phẫn nộ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vừa qua, Trung tâm luật Công nghệ thông tin Quốc tế của Trung Quốc đã công khai trên trang web của mình một danh sách những người dùng mạng xã hội bị trừng phạt từ ngày 22 tháng 1 đến ngày 6 tháng 2, vì lý do: “phát tán tin đồn” trên mạng về sự bùng phát của dịch coronavirus mới, hiện có tên khoa học là COVID-19...

Bảng danh sách liệt kê 167 trường hợp có ngày tháng, chi tiết về tin đồn, vụ phạt và hình phạt cho từng trường hợp. Một số trường hợp liên quan đến nhiều người dùng mạng xã hội.

Một tuyên bố ngắn gọn được Trung tâm luật này đưa ra có nội dung như sau: “Trước một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng lớn, cần phải kiểm soát tin đồn trên Internet một cách kịp thời.”

Nêu thông tin về tổng số bệnh nhân nhiễm COVID-19 là một chủ đề bị cấm tại Trung Quốc?

Phần lớn các “hành vi phạm tội” được "dành cho" những người đã đăng thông báo về các trường hợp được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh trong thành phố hoặc khu phố của họ. Một số trường hợp bị xử lý về "hành vi" đưa thông tin về số người chết.

Chẳng hạn, một người đàn ông ở thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc, đã viết trên blog của mình: “Tôi thực sự tin rằng chính quyền chưa tiết lộ số lượng bệnh nhân thực sự bị nhiễm bệnh. Tôi nghe nói rằng vào ngày 26 tháng 1, trong một ngôi làng cách chỗ chúng tôi ở khoảng 20km (12,4 dặm), có 6 trường hợp đã được khẳng định là nhiễm bệnh. Tất cả đã được đưa đến bệnh viện để cách ly. Nhưng tôi chưa thấy báo cáo chính thức nào bao gồm sáu trường hợp này”.

Người đàn ông nêu trên đã bị giam giữ hành chính 5 ngày vì đăng nội dung này. Giam giữ hành chính tại Trung Quốc được hiểu là hành động bắt giữ và giam giữ một người nào đó mà không cần thông qua xét xử.

Một người đàn ông khác ở tỉnh An Huy đã bị giam giữ hành chính 6 ngày và bị phạt 500 nhân dân tệ (72 đô la) vì tiết lộ trên blog của mình rằng: “21 nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Than và Điện Bắc, An Huy đã bị nhiễm viêm phổi siêu vi bí ẩn, và đã bị cách ly trong nhiều ngày”.

Một người có tên là Chen ở Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc cho biết trong bài đăng của ông: “Tại tỉnh Hà Bắc, cho đến nay đã có tới 313 người bị nhiễm virus và 26 người đã chết vì nó”. Cảnh sát nói rằng tuyên bố của ông là một tin đồn đã khiến mọi người hoảng sợ. Chen đã bị giam giữ trong suốt 10 ngày.

Một người dùng phương tiện truyền thông xã hội tên là Lu ở tỉnh Quảng Tây đã bị giam giữ 10 ngày vì tiết lộ trong bài đăng của mình rằng: một người đàn ông vừa trở về từ Vũ Hán đột ngột qua đời. Cảnh sát khẳng định rằng mặc dù một người đàn ông ở một ngôi làng địa phương đã chết thực sự, nhưng lời tuyên bố của Lu về người đàn ông trở về từ Vũ Hán là "không chính xác".

Vào ngày 27 tháng 1, một người có tên là Wang ở Khu tự trị Tân Cương đã thông báo cho bạn bè của mình trên WeChat: “Hãy chắc chắn giải thích cho người thân của chúng tôi rằng căn bệnh này không đơn giản như những gì được nói trong các báo cáo truyền thông. Đây không phải là một loại bệnh cúm, nó là một bệnh truyền nhiễm giống như bệnh dịch hạch. Anh em họ của tôi ở Vũ Hán đã gọi cho tôi ngày hôm qua và nói với tôi rằng tình hình thực tế còn tồi tệ hơn nhiều lần so với các báo cáo truyền thông. Hàng dài người chờ điều trị tại các bệnh viện ở Vũ Hán, và thiếu đồ bảo hộ cho nhân viên y tế. Hiện họ đang điều trị cho bệnh nhân mà ít hay không có sự bảo vệ”.

Những gì Wang nói là hoàn toàn phù hợp với các báo cáo truyền thông ở nước ngoài, nhưng cảnh sát địa phương lại xác định rằng: "đó là thông tin sai lệch" và họ đã tiến hành giam giữ Wang.

Trong khá nhiều trường hợp khác, các cá nhân đã bị trừng phạt vì những video mà họ đăng tải trên mạng xã hội liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc.

Vào ngày 5 tháng 2, một số người dùng mạng xã hội ở Thành Đô đã chia sẻ một đoạn video cho thấy có nhiều nhân viên y tế tập trung bên ngoài một khu dân cư cao tầng. Cảnh quay đã được xác định vị trí. Tuy nhiên cảnh sát Thành Đô đã đưa ra một thông báo công khai liệt kê tên rõ họ tên và chỉ trích họ, đồng thời cho rằng: "cảnh quay trong video không diễn ra ở Thành Đô".

Tương tự, tại thành phố Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên, một người đàn ông tên Chen đã đăng một video vào ngày 3 tháng 2 cho thấy một xe cứu thương và các nhân viên y tế đang bận rộn làm việc trong khu phố của anh ta. Anh nói trong video: “Tại khu phố Sunshine, hai người đang bị bắt đi”.

Cảnh sát tuyên bố rằng Chen không biết chuyện gì đang thực sự xảy ra và đã gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho người dân địa phương bằng cách tuyên bố rằng những bệnh nhân mà anh ta thấy bị nhiễm COVID-19. Sau đó cảnh sát ra thông báo: “Dựa trên thông tin chính thức từ CDC địa phương, cho đến nay không có trường hợp nào được xác nhận hoặc nghi ngờ nhiễm COVID-19 tại quận của chúng tôi”.

Trong hai trường hợp khác, cảnh sát đã yêu cầu những người đăng video phải thừa nhận rằng các video của họ chứa các đoạn phim lưu trữ không liên quan đến vụ dịch COVID-19.

Một nữ cảnh sát an tại Trung Quốc cho biết: cô ta phải làm việc 20 giờ mỗi ngày

Một nhóm truyền thông nhỏ ở tỉnh Sơn Đông đã ca ngợi một nữ cảnh sát mạng vì đã làm việc 20 giờ mỗi ngày để "theo dõi các bài đăng của WeChat". Báo cáo ngày 28 tháng 1 đăng tin: “Guo Qi Qi, một nữ cảnh sát tại Trung tâm giám sát mạng của sở cảnh sát địa phương đã rất bận rộn trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán, đến nỗi cô ấy giữ điện thoại di động bên mình để làm việc suốt ngày đêm”.

Theo Guo, vào ngày 22 tháng 1, Sở cảnh sát thành phố đã đưa ra kế hoạch "ứng phó khẩn cấp". Trong bảy ngày liên tiếp, bốn nữ sĩ quan làm việc theo ca để đảm bảo giám sát mạng Internet 24/24 giờ.

Cô Guo nói: “Ngay sau khi một vấn đề được xác định, chúng tôi phải giải quyết nó trong vòng 30 phút. Áp lực rất lớn. Chúng tôi thậm chí không thể có một bữa ăn với gia đình trong năm mới. Tất cả thời gian của chúng tôi là dành để đọc các bài đăng trên WeChat, kiểm tra tin đồn và xóa các bài đăng”.

Báo cáo này thu hút sự chú ý của số đông độc giả, họ đã đăng câu chuyện về Guo, trên nhiều diễn đàn Trung Quốc để lên án chế độ kiểm duyệt của Trung Quốc. Tin tức về hành động kiểm duyệt và bưng bít thông tin kể trên của chính quyền đã làm dấy lên sự tức giận trong cộng đồng, một số cư dân mạng viết:

“Chính xác là do những kẻ khốn đó mà virus hiện đang lan rộng khắp thế giới”.

“Họ đang làm những việc xấu xa nhất, gây hại cho tất cả”.

“Cảnh sát mạng Internet là những tay sai điên rồ của ĐCSTQ. Họ không biết xấu hổ!”.

Hương Xuân

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Đại dịch ngày càng bùng phát, Trung Quốc thắt chặt kiểm duyệt thông tin khiến cộng đồng mạng phẫn nộ