Cựu vận động viên vô địch thể dục dụng cụ Trung Quốc đi ăn xin

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã giành được 38 huy chương vàng tại Thế vận hội Tokyo 2020, nhưng đằng sau thành tích chói lọi đó là những giọt máu và nước mắt cay đắng của các vận động viên. Gần đây, bức ảnh của một cựu vận động viên thể dục dụng cụ Trung Quốc ăn xin trên tàu điện ngầm đã lan truyền sôi nổi trên Weibo. Một số người nói rằng, đây chỉ là một trong những bi kịch của nhiều vận động viên ở Trung Quốc Đại lục.

Gần đây, bức ảnh của Trương Thượng Vũ (Zhang Shangwu), một cựu vô địch thể dục dụng cụ Trung Quốc được lan truyền sôi nổi trên mạng. Bức ảnh cho thấy, anh mặc đồng phục thể thao của đội tuyển quốc gia Trung Quốc, tay cầm một tấm biển có tên mình và đang ăn xin trong một toa tàu điện ngầm.

Gần đây, bức ảnh Trương Thượng Vũ, cựu vô địch thể dục dụng cụ Trung Quốc, ăn xin trên tàu điện ngầm đã được lan truyền sôi nổi trên Weibo. (Ảnh chụp màn hình Weibo) 
Gần đây, bức ảnh Trương Thượng Vũ, cựu vô địch thể dục dụng cụ Trung Quốc, ăn xin trên tàu điện ngầm đã được lan truyền sôi nổi trên Weibo. (Ảnh chụp màn hình Weibo)

Trương Thượng Vũ sinh năm 1983, cao 1,51m, vào Trường thể thao nghiệp dư thành phố Bảo Định, tỉnh Hà Bắc để học thể dục dụng cụ vào năm 5 tuổi. Năm 12 tuổi, Trương được chọn vào đội tuyển thể dục dụng cụ quốc gia. Năm 2001, anh đã giành chức vô địch thể dục dụng cụ vòng treo của Đại hội Thể thao Sinh viên Thế giới lần thứ 21 tại Bắc Kinh và chức vô địch đồng đội thể dục dụng cụ nam.

Năm 2002, Trương Thượng Vũ rút khỏi đội tuyển quốc gia và trở lại đội thể thao tỉnh Hà Bắc, tháng 6/2005, anh giải nghệ do đứt gân gót chân. Sau khi giải nghệ, vì không có nguồn thu nhập ổn định, anh từng ba lần bị bỏ tù vì tội ăn cắp, từng biểu diễn xiếc nghệ thuật đường phố ở Thiên Tân, Bắc Kinh v.v. để kiếm sống, và phải bán huy chương vàng.

Sau khi tin tức về việc anh làm xiếc để kiếm sống được lan truyền, anh nói với giới truyền thông Đại Lục rằng, mặc dù anh đã tham gia nhiều cuộc thi khác nhau với tư cách là sinh viên năm nhất của Đại học Thể thao Bắc Kinh, nhưng thực ra anh là sinh viên năm hai của Trường Cán bộ Đội Quốc gia. Anh từng xin vào Đại học Thể dục thể thao Bắc Kinh học, nhưng đã bị nhà trường từ chối một cách thẳng thừng.

Bức ảnh Trương Thượng Vũ ăn xin trên tàu điện ngầm đã thu hút sự chú ý, một số cư dân mạng Weibo đã để lại lời nhắn rằng:

"Nếu Trương Thượng Vũ không bị thương, nếu huấn luyện viên không bắt anh ấy phải tập luyện toàn năng, nếu xã hội đối xử tử tế với anh ấy, thì anh ấy đã không phải đi trộm cắp và thành ra như ngày hôm nay. Nhưng Trương cũng chỉ là một trong số rất nhiều vận động viên đã giải nghệ.Tôi mong rằng đất nước sẽ chú ý đến sự phát triển trong tương lai của các vận động viên đã giải nghệ. Họ đã đánh đổi tuổi thanh xuân để đem lại vinh quang cho đất nước, nhưng cuộc đời họ lại đau thương như vậy".

(Ảnh chụp màn hình Weibo)
(Ảnh chụp màn hình Weibo)

Tuy nhiên, Trương Thượng Vũ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm của hiện tượng này. Tài khoản WeChat chính thức của tờ Sohu ở Trung Quốc đại lục đã đăng một bài viết, ghi lại những trải nghiệm tương tự của một số vận động viên nổi tiếng khác ở Trung Quốc sau khi giải nghệ.

Vận động viên Trang Đoá Đoá (Zhuang Duoduo), người từng giành nhiều chức vô địch ở Diên An, Thiểm Tây, đã giải nghệ vào năm 2009 vì bệnh hen suyễn. Sau khi giải nghệ, cô Trang không có việc làm, không có tiền chữa bệnh, chính quyền cũng không ngó ngàng gì tới cô.

Cô từng viết trên Weibo rằng: "Nhiều lúc tôi nằm trên giường mà thở không ra hơi! Không biết phải làm sao. Tôi tập đấu vật từ hồi tiểu học, cuối cùng mắc bệnh thì không ai ngó ngàng!" Mong mọi người quan tâm đến tôi, giúp đỡ tôi. Chúng tôi nỗ lực giành vinh quang cho đất nước, nhưng có ai thương hại tôi?”

“Tôi chỉ học chưa hết cấp 2, đừng yêu cầu tôi quá cao. Về nhà nhìn thấy bố mẹ làm nông vất vả mà lòng tôi tan nát. Cầu xin mọi người đừng cười tôi. Mỗi khi không thở được, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là sống, tôi muốn được sống!”.

Cô Trang cũng tiết lộ những chuyện “đen tối” khác trong làng thể thao, ví dụ: vì chưa đủ tuổi thi đấu nên cô đã bị buộc dùng danh tính của chị gái để đăng ký; bị huấn luyện viên cho ăn một loại bột trắng không rõ nguồn gốc; bị lấy tiền trợ cấp, bị giữ lại huy chương, v.v.

(Ảnh chụp màn hình Weibo)
(Ảnh chụp màn hình Weibo)

Nhà vô địch cử tạ quốc gia Trâu Xuân Lan (Zou Chunlan) cũng có cuộc sống khó khăn sau khi giải nghệ. Đồng thời, cô phải hứng chịu những phiền phức do tập luyện lâu ngày và việc dùng các loại thuốc kích thích gây nên: nội tiết tố nam cao hơn nam giới bình thường, mọc râu và mắc chứng vô sinh.

(Ảnh chụp màn hình Weibo)
(Ảnh chụp màn hình Weibo)

Mai Hạ

Theo Epoch Times tiếng Trung

 



BÀI CHỌN LỌC

Cựu vận động viên vô địch thể dục dụng cụ Trung Quốc đi ăn xin