Cựu Đại sứ Hoa Kỳ nói về "Những ngày tàn của ĐCSTQ"

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tại Hội nghị thượng đỉnh về tự do tôn giáo quốc tế kéo dài ba ngày (13-15/7) ở Washington, ông Sam Brownback, cựu Đại sứ Hoa Kỳ về quyền tự do tôn giáo quốc tế, nói rằng “cuộc chiến chống lại đức tin” ngày càng leo thang đang cho thấy “dấu hiệu những ngày tàn” của chế độ ở Bắc Kinh.

Ông Brownback nói với The Epoch Times: “Đó là dấu hiệu trên chặng đường cuối cùng của một chế độ. Nó trở nên khắc nghiệt hơn, không cởi mở hơn. Nó trở nên tàn bạo hơn, không tự do hơn. Nó dựa trên chiến thuật bắt nạt thay vì hợp tác cởi mở".

Ngược lại, một “chế độ tự tin” sẽ công khai thừa nhận những sai sót của mình thay vì chạy theo chống phá những lời chỉ trích, ông Brownback cho biết vào ngày 13/7.

Ông nói, việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gia tăng sự hà khắc và tàn bạo cũng như việc giám sát công nghệ cao tràn lan, “tất cả đều là dấu hiệu cho thấy một chế độ đang trong thời kỳ suy tàn”.

"Đó không phải là cách một chính phủ tự tin hành động để tiến bước".

Cựu đại sứ cho biết càng ngày, các quốc gia trên thế giới, vốn từng “ngoảnh mặt làm ngơ” vì sợ xúc phạm đến Bắc Kinh, càng lên tiếng nhiều hơn về hành động vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh, đồng thời nhấn mạnh rằng, họ đang bắt đầu xu hướng thể hiện lập trường cứng rắn của chính quyền Trump đối với Trung Quốc.

Trong những tháng gần đây, Hoa Kỳ và các quốc gia khác đã cùng nhau lên án ĐCSTQ về việc đàn áp ở Tân Cương và Hong Kong. Trong khi đó, một cuộc tẩy chay ngoại giao đang gia tăng áp lực đối với Thế vận hội Mùa đông 2022 ở Bắc Kinh do ĐCSTQ đối xử tồi tệ với công dân Trung Quốc.

“Bạn chẳng có thể ngược đãi đối tác và bạn bè của mình lâu hơn nữa để họ phải lên tiếng rằng: 'Tôi sẽ không để chuyện này tiếp tục nữa', ông nói, viện dẫn hàng loạt quốc gia đã chặn Huawei, một công ty viễn thông khổng lồ của Trung Quốc mà Hoa Kỳ và các quốc gia đã chỉ định là mối đe dọa an ninh quốc gia.

Ngay cả ở Trung Quốc, mong muốn kiểm soát của ĐCSTQ cũng có thể sẽ phản tác dụng, Johnnie Moore, cựu ủy viên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ cho biết.

“Họ cần phải thay đổi hướng đi của mình,” ông nói với The Epoch Times. Ông nói rằng việc ông, người thứ 51 bị chế độ Trung Quốc trừng phạt trong những tháng gần đây một lần nữa cho thấy dấu hiệu suy yếu của chế độ ĐCSTQ.

“Tôi làm sao có thể gây tổn thương cho ĐCSTQ? Tôi chỉ là một chủ doanh nghiệp nhỏ”, ông Moore nói.

Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tự do Tôn giáo Quốc tế ở Washington vào ngày 14/7. Ảnh: Sherry Dong / The Epoch Times

Các diễn giả tại hội nghị thượng đỉnh bao gồm cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo và đương kim lãnh đạo Bộ Ngoại giao Anthony Blinken, cùng một số thành viên Quốc hội, các nhà hoạt động nhân quyền và những người sống sót sau các cuộc đàn áp tôn giáo.

Ngày 14/7, cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo nói về tuyên bố của Hoa Kỳ về việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là một hành động diệt chủng. Tuyên bố này được đưa ra trong những ngày cuối cùng của chính quyền Trump, sau đó đã được một số đồng minh của Hoa Kỳ nhân rộng.

“Không có quyền nào cơ bản hơn quyền tự do tôn giáo trong xã hội”, ông Pompeo nói.

Ông cho biết, thế giới "không bao giờ cho phép cuộc đàn áp tôn giáo xảy ra nữa", mỗi người trong chúng ta đều làm như vậy. Nhưng khi bất kỳ quốc gia nào, kể cả Hoa Kỳ, dung túng cho chế độ độc tài chuyên chế, thì lịch sử sẽ lặp lại”, ông Pompeo cảnh báo.

Còn chưa đầy một tuần nữa là kỷ niệm 22 năm ngày bắt đầu cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với nhóm tín ngưỡng Pháp Luân Công. Ông Brownback đã có một thông điệp dành cho các học viên Pháp Luân Công: “Đừng từ bỏ cuộc chiến”.

Ông nói, ĐCSTQ đã triển khai “một số chiến thuật ma quỷ đáng ghê tởm nhất của họ đối với Pháp Luân Công, những chiến thuật khủng khiếp nhất của thời trung cổ”.

Chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công đang tiếp diễn nhằm chống lại các học viên Pháp Luân Công, một nhóm tín ngưỡng ủng hộ “hòa bình và thiện chí” và ý định của ĐCSTQ nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công bằng “lưỡi lê, súng đạn và tra tấn”, tất cả đều nói lên sự “hoang tưởng của ĐCSTQ” và "sự sa đọa" của các nhà lãnh đạo của nó, Hạ nghị sĩ Chris Smith nói với The Epoch Times.

Lãnh đạo Trung Quốc “Tập Cận Bình phạm tội diệt chủng và tội ác chống lại loài người, bao gồm cả chống lại Pháp Luân Công”, ông nói.

Cuộc đàn áp Pháp Luân Công là "bi thảm", ông Brownback nói và ông tin rằng một số phận 'bi thảm' như vậy cũng đang cận kề ĐCSTQ.

“Họ không thể bị lãng quên”, ông nói. “ĐCSTQ có thể gây chiến với đức tin, nhưng đó là cuộc chiến mà phần thắng sẽ không bao giờ thuộc về nó”.

“Lịch sử của nhân loại chứng kiến nhiều chế độ và chính phủ đàn áp những người có đức tin. … Lúc đầu, chính phủ có thể khiến rất nhiều số phận phải chịu đau đớn. Họ có thể bức hại rất nhiều người. Nhưng về lâu dài, họ không bao giờ giành phần thắng”, ông nói. "Không có gì chiến thắng nổi tinh thần".

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cựu Đại sứ Hoa Kỳ nói về "Những ngày tàn của ĐCSTQ"