Cựu chiến binh Trung Quốc biểu tình phản đối vì bị xúc phạm trên truyền hình và bị ngược đãi

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những người lính đã bị xúc phạm trên truyền hình. Điều này đã dẫn đến một cuộc biểu tình của gần 100 cựu chiến binh tại nhà ga xe lửa của Trường Sa, thủ phủ tỉnh Hồ Nam, vào lúc 4 giờ chiều ngày 11/6 (giờ địa phương).

Đây là cuộc biểu tình quy mô lớn của các cựu chiến binh sau khi Trung Quốc nới lỏng các hạn chế để ngăn chặn dịch viêm phổi Vũ Hán.

Cuộc tụ họp này là hành động đáp trả đối với bình luận gần đây của nhà kinh tế Wang Fuzhong trong một chương trình, khi ông này cho rằng: “Việc những người lính chiến đấu chống lại kẻ thù trong cơn mưa đạn chỉ là sự phù phiếm”.

Để phản đối những nhận xét này, cựu chiến binh Trường Sa đã quyết định kháng cáo lên Bắc Kinh.

Trong một thông báo được đưa ra bởi Văn phòng Cựu chiến binh Trường Sa vào ngày 10/6, các cựu chiến binh đã được mời đến để tập trung bên ngoài ga tàu và khởi hành đến Bắc Kinh. Các cựu chiến binh này được tư vấn là hãy mặc quân phục.

Trong một ngày, gần 100 cựu chiến binh đã tập trung bên ngoài nhà ga xe lửa Trường Sa. Video cho thấy cảnh sát cũng có mặt.

Cựu chiến binh Lin Yi (một bí danh) nói với tờ The Epoch Times (Mỹ) rằng kế hoạch của họ đã bị gián đoạn vì cảnh sát.

Ông nói rằng hoạt động của họ đã thu được nhiều chữ ký trực tuyến và nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các cựu chiến binh ở các tỉnh khác của Trung Quốc.

Cựu chiến binh liên tục bất mãn với chính phủ

Mặc dù hành động của họ trên danh nghĩa là để phản đối nhận xét của nhà kinh tế Wang Fuzhong, nhưng lý do sâu xa là vì những cựu chiến binh này không hài lòng với chính phủ về một số vấn đề.

Sau khi xuất ngũ, các khoản trợ cấp khác nhau dành cho cựu chiến binh đã bị đánh cắp hoặc cắt giảm. Cuộc sống của họ trở nên khó khăn. Trong hai năm qua, các cuộc biểu tình của các cựu chiến binh đã diễn ra hết lần này đến lần khác ở Trung Quốc.

Việc ngược đãi cựu chiến binh là điều thường xuyên thấy ở Trung Quốc. Vào ngày 31/12/2019, một cựu chiến binh ở tỉnh Sơn Tây đã tự sát vì nhiều năm thỉnh nguyện vô ích. Tháng 5/2020, một cuộc xung đột khác nổ ra khi một cựu chiến binh yêu cầu giảm giá một nửa vé tàu xe khi có giấy chứng nhận khuyết tật của quân đội. Người này được bảo là “đừng sống nữa” nếu không có đủ tiền để mà sống.

Cựu chiến binh Lin Yi giải thích rằng những gì các cựu chiến binh quan tâm là sự công nhận. Ông Lin Yi nói: “Chính quyền không có phản ứng là nguyên nhân khiến các cựu chiến binh cùng nhau hành động”.

Sự bất công

Ông Lin Yi chỉ ra rằng đây là thời điểm bất công, và các cựu chiến binh phải thể hiện bản lĩnh của họ.

[ads3]

Ông đề cập rằng cuộc biểu tình của các cựu chiến binh năm 2017 đã buộc Bắc Kinh phải thành lập Bộ Cựu chiến binh. Tuy nhiên, chính quyền đã liên tục đàn áp các cựu chiến binh nếu họ lên tiếng.

“Sự bất công này là do hệ thống gây ra. Nếu không có sự thay đổi và cải cách cơ bản, các vấn đề của cựu chiến binh có thể là giọt nước làm tràn ly”, ông Lin Yi nói thêm.

Ông nói: “ Đây không phải là về vấn đề bảo vệ quyền. Đó là về công lý. Chúng tôi chiến đấu vì danh dự”.

Số lượng nhân viên quân đội nghỉ hưu lên tới 57 triệu người tại Trung Quốc tính đến năm 2018, theo Bộ Nội vụ. Con số này tiếp tục tăng lên thêm hàng trăm ngàn người mỗi năm.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Cựu chiến binh Trung Quốc biểu tình phản đối vì bị xúc phạm trên truyền hình và bị ngược đãi