Cựu chiến binh tiết lộ chi tiết về cuộc đàn áp ‘Lục Tứ’ ở Thiên An Môn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi dịp lễ tưởng niệm ngày 4/6/1989 gần kề, các cựu chiến binh thuộc quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiết lộ sự thật về cuộc đàn áp tại quảng trường Thiên An Môn. Một cựu chiến binh cho biết vào ngày 3/6/1989, cấp trên nói rằng ‘đánh không đánh lại, chửi cũng không chửi lại’, nhưng đến buổi tối hôm ấy quân đội nhận được lệnh: Hãy nghiền nát các sinh viên bằng xe bọc thép; đối với những ai chặn xe bọc thép sẽ bị kéo thẳng vào trong xe ‘cắt cổ’ (cắt đứt động mạch chủ bằng dao) sau đó ném ra ngoài.

Vị cựu chiến binh này nói: "Khi Quân đội Hà Bắc XX đang ăn cơm vào buổi trưa, đột nhiên bị khẩn cấp tập hợp mà không [ai] nói là có nhiệm vụ gì, cấp trên nói với chúng tôi phải luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng để đến Bắc Kinh nhận nhiệm vụ. Buổi tối hôm đó, [chúng tôi] nhìn thấy các em sinh viên bị kéo vào bên hông xe bọc thép để đánh đập bằng giày da quân đội, đến răng cũng rơi ra".

Ông tiết lộ rằng ông cũng biết một sĩ quan trực tiếp tham gia vào cuộc tàn sát sinh viên và là một nhân chứng sống. "Khi đó ông ấy là chỉ huy đại đội, tất cả họ đã ký lệnh sinh tử. Đêm hôm đó, xe bọc thép đã trực tiếp cán qua cơ thể một số người còn sống. Đây cũng là một bí mật phải giữ suốt đời".

“(Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV) đưa tin trên các phương tiện truyền thông rằng ‘đánh không đánh lại, chửi không chửi lại’, nhưng đó chỉ là lên mặt như vậy. Ở đâu có “đánh không đánh lại, chửi không chửi lại’? Thực tế là quân đội đã đè nát từng người một bằng những chiếc xe tăng, từng người một. Giống như những người lính của chúng tôi, cũng giống như người bình thường khác, một khi bị con dao [cứa vào] động mạch ở bả vai trở xuống, người đó ngay lập tức sẽ chết, rất dễ dàng, không cần nói đến dao quân đội, [chỉ dùng] một con dao gọt hoa quả cắt động mạch cũng có thể chết ngay lập tức".

"Ông ấy (chỉ huy trưởng) đã khóc khi nhắc đến chuyện này, ông ấy khóc vì điều gì? Ông ấy nói rằng giống như các cựu chiến binh Nhật của vụ thảm sát Nam Kinh thời đó, ông ấy muốn khóc mỗi khi nhắc đến chuyện này, ông ấy nói điều đó thật tàn nhẫn! Nó thật sự quá tàn nhẫn !!!"

"Sau sự kiện kinh hoàng này, ông ấy đã từ chức và xin vào làm việc ở công ty gas. Ông ấy hiện đang làm một ông chủ lớn. Ông ấy vẫn luôn có một điều gì đó [bí mật] không thể cho người khác biết, và mức lương mà ông ấy trả mỗi tháng [cho nhân công] đặc biệt cao. Cũng vì vấn đề này, ông ấy chưa muốn quay lại Quảng trường Thiên An Môn, ông chỉ đi đến con đường chính dẫn đến Thiên An Môn".

Vụ thảm sát ngày 4/6/1989 (Nguồn ảnh: Internet)

Vị cựu chiến binh này cho biết, ông đã gặp một người cha đến từ Hà Nam ở Bắc Kinh: "Ông ấy đã tìm kiếm con trai của mình ở Bắc Kinh trong 4 năm. Đứa trẻ con ông ngày 4/6 năm ấy đã chứng kiến ​​sự kiện kinh hoàng ở Thiên An Môn, rồi mất tích, sống không thấy người chết không thấy xác, ông cũng đã đến các nơi thuộc chính phủ tìm nhưng đều không thấy. Nếu đứa trẻ còn sống tới bây giờ thì cũng đã 40, 50 tuổi".

Ông cũng tiết lộ rằng ông đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ vào năm 2008. "Khi tôi tham gia vào ĐCSTQ, tôi đã rất tự tin và nhất lòng quyết tâm đi theo cũng như cống hiến tuổi trẻ và cuộc đời của mình cho ĐCSTQ. Nhưng sau khi chứng kiến nhiều sự kiện kinh tâm động phách, bây giờ tôi đã hiểu ra tất cả. Đừng để ĐCSTQ trình diễn thêm một lần nào nữa!".

"Bây giờ gốc rễ của ĐCSTQ đã bị gãy, giống như ngủ trên một chiếc giường nóng không thoải mái, mỗi ngày tôi đều gặp ác mộng. Trước đây tôi từng có tham vọng, nhưng giờ đây chỉ có một ước mơ, có thể sống bình an là tốt rồi. Như ngày 21/5 (khai mạc Lưỡng Hội), vào lúc 3h49, đột nhiên trời tối sầmi! Tôi không thể nhìn thấy gì. Lúc đó, tôi cảm thấy rằng năm nay là một năm thảm họa, và đại thảm họa sắp đến. Sấm sét lớn đến mức như đánh vào đầu tôi vậy, đặc biệt lớn! Rất nhiều người đã trốn chạy và rất nhiều điện thoại phải tắt nguồn, vì sợ bị sét đánh”.

Những người sống sót sau ngày 4/6/1989: sự thật vĩnh viễn không thể phơi bày hết cho thế nhân

Phương Chính (Fang Zheng) là một người sống sót đã bị nghiền nát hai chân bởi một chiếc xe tăng trong cuộc đàn áp ngày 4/6 ở Thiên An Môn. Trong một cuộc phỏng vấn với RFI, ông nói rằng khi ấy ông là một sinh viên năm thứ tư tại Viện Giáo dục Thể chất Bắc Kinh. Vào lúc 6h sáng ngày hôm đó, tại cổng số 6, cách quảng trường Thiên An Môn 800 mét, ông ấy bị nghiền nát đôi chân bởi đường ray xe tăng khi đang cố gắng cứu một nữ sinh năm nhất.

Phương cho biết ông nhìn lại tấm hình chân mình bị nghiền nát khi ông đi ra nước ngoài. "Sau đó tôi biết rằng 11 người đã bị xe tăng đè chết ở khu vực này. Những vũ khí hạng nặng như xe tăng bọc thép cũng tham gia trấn áp. Xe tăng được điều khiển bởi những người lính. Tôi hy vọng mọi người đều biết rằng nếu muốn tránh chấn thương, xe tăng có thể phanh và quay đầu. Vì vậy bạn có thể mường tượng sự tàn bạo của việc trấn áp khi ấy, và có thể hiểu được loại lệnh nào mà quân đội nhận được vào thời điểm đó".

Ông Phương nói: "Vẫn còn nhiều người chết hoặc mất tích, sống không thấy người, chết không thấy xác. Vì vậy, sự thật này vĩnh viễn không thể phơi bày hết cho thế nhân".

Ông Phương Chính là một người sống sót vào ngày 4/6/1989 (Nguồn ảnh: VOA)

Theo thông tin của BBC, các tài liệu được giải mã của Anh năm 2017 cho thấy trong sự kiện ngày 4/6/1989, quân đội Trung Quốc đã giết chết ít nhất 10.000 người. Con số này được cung cấp bởi Đại sứ Anh tại Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Alan Donald. Ông Donald có được tài liệu này thông qua một người bạn ở Ủy viên Hội đồng Nhà nước Trung Quốc.

Các bức điện tín của ông Donald được gửi sau ngày 5/6/1989. Các bức điện tín này được lưu trữ trong kho lưu trữ của Anh Quốc ở Luân Đôn và được giải mã vào tháng 10/2017. Kênh thông tin trực tuyến HK01 của Hong Kong đã báo cáo nội dung của các bức điện tín này.

Ông Donald cũng viết: "Các sinh viên được thông báo rằng họ sẽ có một giờ để rời khỏi quảng trường, nhưng chỉ 5 phút sau, chiếc xe vận tải bọc thép bắt đầu tấn công các sinh viên".

"Các sinh viên đang nắm tay nhau, nhưng họ vẫn bị giết bởi những người lính. Những chiếc xe bọc thép liên tục nghiền nát cơ thể của các sinh viên giống như làm bánh vậy, đống đổ nát sau đó đã bị máy ủi quét sách. Các xác chết ngay sau đó bị tiêu huỷ, những bộ tro cốt bị cuốn trôi xuống cống".

"Bốn nữ sinh viên bị thương đã cầu xin đừng giết họ, nhưng họ đều đã bị lưỡi lê đâm chết sau đó".

ĐCSTQ vẫn nghiêm cấm mọi hình thức hoạt động diễn ra để tưởng nhớ sự kiện “Lục Tứ” năm 1989 và cấm các cuộc bàn luận trực tuyến về vấn đề này. Tuy nhiên, hàng năm vào ngày 4/6, các nhà hoạt động nhân quyền trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Hong Kong và Đài Loan, vẫn cử hành lễ kỷ niệm để tưởng nhớ về các nạn nhân của sự kiện đau thương này.

Lý Tịnh

Theo Secret China

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Cựu chiến binh tiết lộ chi tiết về cuộc đàn áp ‘Lục Tứ’ ở Thiên An Môn