Điều gì đằng sau cuộc đụng độ biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, mức độ căng thẳng biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ gia tăng, dẫn đến các cuộc đụng độ và thương vong cho cả hai bên.

Kể từ năm 1962, vùng Ladakh trên dãy núi Himalayas đã trở thành vùng tranh chấp biên giới của hai nước.

Cho đến ngày 17/6, giới chức Ấn Độ xác nhận rằng có ít nhất 20 binh sĩ Ấn Độ bị thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ở Thung lũng Galwan. Phía Trung Quốc thừa nhận có thương vong nhưng không tiết lộ con số chính xác.

Đụng độ bạo lực tại khu vực biên giới giao tranh giữa hai nước Trung-Ấn bắt đầu vào tháng 5/2020 và hai nước thỏa thuận sẽ tiến hành đàm phán hòa bình để giải quyết xung đột vào đầu tháng 6/2020.

Tuy nhiên, theo thông báo của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa [PLA], đêm 15/6 đã xảy ra đụng độ, và ngày 16/6, PLA đã tổ chức tập trận bắn đạn thật trong khu vực.

Lần đầu tiên sau 45 năm có binh sĩ thiệt mạng

Trong số các binh lính thương vong của phía Ấn Độ có cả một đại tá. Phía Ấn Độ tuyên bố rằng cuộc đụng độ được châm ngòi bởi việc quân đội Trung Quốc xây dựng một cột trụ biên giới “tạm thời” ở phía Ấn Độ. Đồng thời, chính quyền Trung Quốc tuyên bố rằng các lực lượng Ấn Độ đã vượt qua Đường Kiểm soát Thực tế [LAC] để khiêu khích và tấn công quân đội Trung Quốc.

Cả hai bên đã giao chiến bằng đá và gậy gộc. Theo giới chức của Ấn Độ, binh lính Trung Quốc đã sử dụng gậy nạm đinh và gây ra thương vong nhiều hơn.

Các đoàn xe của quân đội Ấn Độ tiến về phía Leh, giáp Trung Quốc, tại Gagangir, Ấn Độ, vào ngày 17/6/2020. (Getty Images)
Các đoàn xe của quân đội Ấn Độ tiến về phía Leh, giáp Trung Quốc, tại Gagangir, Ấn Độ, vào ngày 17/6/2020. (Getty Images)

Trung Quốc và Ấn Độ cùng chung đường biên giới dài hơn 2.100 dặm và có nhiều vùng lãnh thổ chồng lấn.

Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã gây ra chiến tranh giữa hai nước vào năm 1962. Hai bên sau đó đạt được thỏa thuận ngừng bắn để kết thúc cuộc chiến. Trung Quốc giữ quyền kiểm soát phần lớn đồng bằng Aksai Chin. Trong bốn thập kỷ qua, quân đội của hai quốc gia đã xảy ra những vụ xô xát ở biên giới nhưng chưa bao giờ có đụng độ quân sự.

Đây là cuộc đụng độ đẫm máu đầu tiên giữa hai quốc gia đông dân nhất thế giới trong vòng 45 năm kể từ ngày 20/10/1975, khi bốn lính tuần tra Ấn Độ bị lính Trung Quốc phục kích và giết chết tại Tulung La ở bang Arunachal Pradesh.

Đầu năm 2020, Ấn Độ hoàn thành việc xây dựng con đường để kết nối với căn cứ không quân tầm cao, khiến Bắc Kinh tức giận. Đầu tháng 5/2020, truyền thông Ấn Độ đưa tin rằng các lực lượng Trung Quốc đã dựng lều, đào hào và chuyển thiết bị hạng nặng sang lãnh thổ chủ quyền của Ấn Độ.

Ngay sau đó, đã xảy ra các cuộc đối đầu bằng các loại vũ khí hạt nhân giữa hai nước láng giềng này tại ít nhất ba địa điểm ở khu vực Ladakh: Thung lũng Galwan, Suối nước nóng và Hồ Pangong.

Xe của quân đội Ấn Độ trên một con đường gần đèo núi cao Chang La ở phía bắc Ấn Độ, thuộc vùng Ladakh, bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ, gần biên giới với Trung Quốc vào ngày 17 tháng 6 năm 2020. (Getty Images)
Xe của quân đội Ấn Độ trên một con đường gần đèo núi cao Chang La ở phía bắc Ấn Độ, thuộc vùng Ladakh, bang Jammu và Kashmir, Ấn Độ, gần biên giới với Trung Quốc vào ngày 17 tháng 6 năm 2020. (Getty Images)

Phân tích

Ngày 17/6/2020, Jeff Smith, nhà nghiên cứu tại Quỹ The Heritage thuộc viện chính sách Hoa Kỳ cho biết cuộc xung đột có thể sẽ thúc đẩy trào lưu chống Trung Quốc ở Ấn Độ. “Người Ấn Độ chắc chắn sẽ không tha thứ hoặc dễ dàng lãng quên sự việc này. Trào lưu chống Trung Quốc đã lên tới đỉnh điểm ở thủ đô Delhi trước khi bạo lực bùng phát”, ông viết trong một email gửi cho The Epoch Times.

Ông Smith cho biết chính quyền Trung Quốc đã triển khai “chiến thuật cưỡng chế” trong các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và ở biên giới Ấn Độ. “Biên giới Trung-Ấn từng được cho là một trong các biên giới ổn định. Bây giờ có lẽ là lúc phải xem xét lại nhận định này”, ông nói.

Trong khi đó, James Carafano, phó chủ tịch của Viện Chính sách Đối ngoại và An ninh quốc gia Kathryn và Shelby Cullom Davis, đã suy đoán rằng sự leo thang xung đột của chính quyền Trung Quốc có thể là do Trung Quốc “lo lắng vì thế yếu của mình”.

Ngày 17/6, ông Carafano đã viết trong một bài bình luận đăng trên Fox News rằng: “Có thể Bắc Kinh đang phải đối mặt với áp lực nội bộ nhiều hơn chúng ta nghĩ. Nền kinh tế Trung Quốc đã giảm 6% sản lượng, tồi tệ nhất trong hơn 15 năm qua.

Nguyên Hương
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Điều gì đằng sau cuộc đụng độ biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ?