Con gái thư ký Mao Trạch Đông: Không có sự kiện 'Lục Tứ', đập Tam Hiệp đã không được khởi công

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mùa hè năm nay, sông Trường Giang đã phải hứng chịu những trận lũ lụt nghiêm trọng chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ, và đập Tam Hiệp cũng trở thành tâm điểm chú ý. Bà Lý Nam Ương (Li Nanyang), con gái nguyên lão Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Lý Nhuệ - cựu thư ký của Mao Trạch Đông, cho biết lý do đập Tam Hiệp, một thảm họa đối với đất nước và người dân, được khởi công. Đó là vì ĐCSTQ đã bắt giữ một nhóm chuyên gia, học giả và quan chức ĐCSTQ phản đối việc khởi động dự án vào thời điểm diễn ra sự kiện thảm sát Thiên An Môn (4/6/1989).

Vào ngày 26/8, trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình Pháp, bà Lý Nam Ương cho biết Dự án Tam Hiệp là "một tai họa do ĐCSTQ gây ra cho đất nước" và "nó căn bản không có khả năng kiểm soát lũ, chứ không phải là vấn đề về hạn chế". Điều này là do thời điểm khi dự án Tam Hiệp được đưa ra luận chứng, đã không có lập luận thống nhất. Nó được tiến hành bởi các nhóm riêng biệt, mỗi người một ý kiến.

"Khi tổ nghiên cứu về vấn đề bùn cát đưa ra ý kiến, họ nói rằng hồ chứa nghiêng, và vào mùa lũ lực của dòng nước có thể cuốn trôi phù sa. Tuy nhiên, tổ chuyên về phòng chống lũ lại cho rằng hồ chứa bằng phẳng, nếu đập trước trữ nước đến 175 m, nó có thể đạt dung tích chứa lũ là 221,5 m ...".

Bà Lý giải thích thêm lý do tại sao đập Tam Hiệp không có chức năng kiểm soát lũ. Chức năng chống lũ là: trước khi lũ về, hồ chứa sẽ xả nước đến 145 m để giải phóng dung tích tích trữ lũ. Khi lũ về, hồ chứa có thể tích nước đến 175 m, do đó, mới có dung tích trữ lũ là 221,5 m3. Điều này có nghĩa là hồ chứa Tam Hiệp là một hồ chứa bằng phẳng.

Nhưng trong thực tế vận hành, hồ chứa không hề phẳng chút nào. Nếu mực nước lên đến 175 m khi lũ đến, thì mực nước ở Trùng Khánh sẽ lên đến 221 m, và nó sẽ bị ngập! Khi trữ lượng nước đạt 157 m trong năm nay, Trùng Khánh đã bị ngập lụt! Họ không dám trữ nước để ngăn lũ.

Hơn nữa, vào thời điểm đó đã nói rất rõ ràng, bởi vì sông Trường Giang không chỉ bị ngập lụt ở thượng lưu, mà còn bị ngập lụt ở trung và hạ lưu Tứ Thủy, Hán Thủy và Tư Thủy. Tại sao năm nay ngập úng nghiêm trọng như vậy là do hạ lưu cũng có lũ, nếu thượng nguồn lại xả lũ thì đơn giản là hạ lưu không chống đỡ nổi. Khi đó đã lựa chọn rằng xây đập Tam Hiệp chỉ có thể chặn lũ ở thượng nguồn, hoàn toàn không có tác dụng gì đối với lũ ở trung và hạ lưu.

Bà Lý cũng tiết lộ rằng dự án Tam Hiệp có thể được khởi động, bởi vì trong thời gian xảy ra sự kiện Lục Tứ (thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989) chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ một số chuyên gia, học giả và quan chức Trung Quốc phản đối dự án này. Đồng thời, lãnh đạo thời đó là Giang Trạch Dân cũng rất muốn khởi công dự án này.

Công trình Tam Hiệp được đề xuất từ ​​thời Mao Trạch Đông, nhưng nó đã không được khởi động do bị một số quan chức và học giả ĐCSTQ phản đối. Đến thời Đặng Tiểu Bình, dự án Tam Hiệp lại một lần nữa được nhắc đến.

Bà Lý nói rằng trong cuộc họp Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc của ĐCSTQ và Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc năm 1989, phóng viên của Quang Minh Nhật báo Đới Tình (Dai Qing) đã đưa cuốn sách "Trường Giang, Trường Giang" đến công bố tại cuộc họp báo tổ chức bên cạnh Đại lễ đường Nhân dân. Cuốn sách được bán tại khách sạn nơi đại biểu Quốc hội ở, đã gây sự chú ý.

"Tại cuộc họp đó, Diêu Y Lâm (lúc đó là Phó Thủ tướng ĐCSTQ) nói: “Sẽ không có cuộc đàm phán nào nữa (về dự án Tam Hiệp) trong vòng 5 năm. Đây là một chủ đề dài hạn". Bà Lý nói: "Đó là trước ngày 4/6/1989 vài tháng, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc đã bác bỏ nó".

Đới Tình là chủ biên của cuốn sách "Trường Giang, Trường Giang", nhưng có một nhóm quan chức ĐCSTQ đứng sau cuốn sách, bao gồm cả Lý Nhuệ, viện sĩ Chu Bồi Nguyên (Zhou Peiyuan) của Học viện Khoa học Trung Quốc và Tôn Việt Kỳ (Sun Yueqi), chủ tịch Hiệp hội Thúc đẩy Hòa bình Thống nhất ĐCSTQ. Họ đều phản đối xây dựng công trình Tam Hiệp.

Bà Lý Nam Ương nói rằng ông Chu Bồi Nguyên, Tôn Việt Kỳ và những người khác đều là những quan chức hàng đầu trong ĐCSTQ và Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc. Họ vẫn có thể đối thoại với Đảng Cộng sản. Ngoài ra, trong cuốn sách "Trường Giang, Trường Giang" còn có các bài báo của Lý Nhuệ và một nhóm quan chức cấp cao của Ủy ban Kế hoạch Nhà nước. Vì vậy, nó vẫn có tác dụng.

Nhưng sau sự kiện ngày 4/6, Đới Tình bị bắt, và cuốn sách được xếp vào loại “kích động dư luận gây bạo loạn”. Các quan chức Đảng Cộng sản trong cuốn sách, đặc biệt là các quan chức từ Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, đều bị chất vấn. Bởi vì Đới Tình là “phần tử gây loạn”, tất cả các tác giả tham gia viết cuốn sách này cũng đều trở thành “phần tử gây loạn”. Vì vậy, lấy cớ ‘phần tử gây loạn’ Lục Tứ, cuốn sách đã bị cấm và biến thành bột giấy, tất cả những người này cũng bị "một mẻ hốt gọn".

Từ năm 1991, Giang Trạch Dân bắt đầu cho khởi công Dự án Tam Hiệp. "Vào Tết Nguyên Đán năm 1991, Vương Chấn và một nhóm người tổ chức hội nghị chuyên đề ở Quảng Đông, nói rằng Dự án Tam Hiệp nhất định sẽ thực hiện. Vì vậy, nếu không có sự kiện Lục Tứ, khiến những người phản đối Dự án Tam Hiệp bị coi là những kẻ bạo loạn, thì sẽ không có việc dự án Tam Hiệp được khởi động, bởi vì Diêu Y Lâm đã nói rất rõ ràng vào thời điểm đó: “Không nói chuyện này trong 5 năm nữa".

Bà Lý cho biết thêm: “Lý do tại sao Tam Hiệp có thể khởi công sau ngày 4 tháng 6 là bởi vì Giang Trạch Dân đã trở thành người nắm quyền cao nhất, ông ta cái gì cũng không biết", ông ta muốn đạt được một chỗ đứng vững chắc thông qua việc “trị thủy”.

Bà Lý nói rằng thông qua dự án, gia đình Thủ tướng Lý Bằng (Li Peng) "có thể eo quấn bạc triệu, và các quan chức nơi địa phương có Tam Hiệp, một số đã trở thành cán bộ cấp thứ trưởng. Sau Tam Hiệp, lại có Dự án điều chuyển nước Nam - Bắc, lại sinh ra một số thứ trưởng, bộ trưởng và thậm chí cả quan chức cấp quốc gia: Một nhóm lợi ích đang hút máu Tam Hiệp và hút máu nhân dân”.

Minh Thanh

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Con gái thư ký Mao Trạch Đông: Không có sự kiện 'Lục Tứ', đập Tam Hiệp đã không được khởi công