Con đường thăng tiến của lãnh đạo đương nhiệm ĐCSTQ sau khi cản trở phong trào dân chủ sinh viên năm 1989

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tập Cận Bình - người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), có bề dày thành tích về việc tuân thủ chặt chẽ các chỉ đạo từ chính quyền trung ương trong quá trình lên nắm quyền.

Vụ Thảm sát tại Quảng trường Thiên An Môn diễn ra vào ngày 4/6/1989. Lúc bấy giờ, ông Tập đang là bí thư cấp ủy địa phương của ĐCSTQ thành phố Ninh Đức, tỉnh Phúc Kiến.

Ông Tập nhận chức vụ bí thư cấp ủy tại Phúc Kiến vào năm 1988. Sau đó 1 năm, phong trào dân chủ sinh viên bùng nổ ở Trung Quốc. Họ kêu gọi cải cách dân chủ trong chính phủ Trung Quốc và tổ chức các cuộc biểu tình quần chúng gần Quảng trường Thiên An Môn tại Bắc Kinh. Theo ước tính của các nhóm nhân quyền, vào ngày 4/6, chính quyền Bắc Kinh đã đưa quân đội đến để dập tắt các cuộc biểu tình, khiến hàng nghìn người thiệt mạng.

Gần đây, một trang web chính thức của ĐCSTQ đã đăng một cuộc phỏng vấn của văn phòng phát thanh và truyền hình Phúc Kiến vào tháng 7/2017. Người được phỏng vấn là cựu giám đốc anh ninh công cộng ở thành phố Ninh Đức Chen Youcheng, đã tiết lộ những phản ứng của ông Tập với phong trào sinh viên vào ngày 4/6/1989.

Phản ứng của ông Tập trước phong trào sinh viên

Khi phong trào sinh viên diễn ra, ông Chen Youcheng đang là giám đốc an ninh công cộng ở thành phố Ninh Đức. Ông cho biết phong trào sinh viên cũng ảnh hưởng đến địa phương. Một nhóm sinh viên ở tỉnh Chiết Giang đã đi qua thành phố Ninh Đức để đến Phúc Kiến. Họ viết các khẩu hiệu của phong trào lên các phương tiện giao thông.

Vào thời điểm đó, ông Tập Cận Bình đang là bí thư thành ủy tại thành phố Ninh Đức, đã đưa ra chỉ thị như sau: “Đầu tiên, chúng ta phải hiểu và tuân theo các chỉ thị của trung ương và đảng. Thứ hai, chúng ta phải kiên quyết ngăn không cho sinh viên tiến vào Phúc Kiến, và các khẩu hiệu cũng không được xuất hiện ở Ninh Đức hoặc Phúc Kiến”.

Ông Chen cho biết, các trạm kiểm soát đã được thiết lập theo hướng dẫn của ông Tập tại ranh giới tỉnh Fenshuiguan. Một mặt, họ thuyết phục sinh viên quay về trường, mặt khác, họ rửa sạch các khẩu hiện trên các biển báo của các phương tiện giao thông.

Trong thời điểm nhạy cảm về chính trị, ông Chen nói rằng ông Tập đã đưa ra nhiều chỉ thị để đảm bảo sự ổn định và duy trì an ninh công cộng trong toàn khu vực.

Vào ngày 30/7/1989, ông Tập cũng đã gặp cảnh sát địa phương và chụp ảnh để thể hiện sự “duy trì sự nhất quán cao độ với ĐCSTQ và kiên quyết tuân theo sự chỉ huy của chính quyền này”.

Một năm sau khi phong trào sinh viên nổ ra, ông Tập được thăng chức làm Bí thư thành ủy thành phố Phúc Châu. Năm 1993, ông trở thành tỉnh ủy viên tại tỉnh Phúc Kiến. Năm 1996, ông Tập được thăng chức làm Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Phúc Kiến, và năm 1999, lên làm Phó tỉnh trưởng kiêm Tỉnh trưởng lâm thời, và cuối cùng vào năm 2000 là Tỉnh trưởng tỉnh Phúc Kiến.

Kết quả với những quan chức khác

Những quan chức không phản đối cuộc đàn áp của ĐCSTQ với phong trào sinh viên đã bị cách chức hoặc bị gạt ra ngoài lề. Ví dụ điển hình là Triệu Tử Dương, khi đó đang là Tổng Bí thư của ĐCSTQ. Ông Triệu đã phản đối cuộc đàn áp phong trào sinh viên của nhà lãnh đạo tối cao lúc bấy giờ là Đặng Tiểu Bình; vậy nên ông Triệu đã bị cách chức và bị quản thúc tại gia trong 15 năm cho đến tháng 1/2005, khi ông qua đời.

Khi ấy, Thư ký chính sách của ông Triệu là Bao Tong cũng bị cách chức và bị bắt trước khi vụ thảm sát diễn ra vào tháng Sáu. Thư ký Bao bị bỏ tù trong 7 năm. Đây là quan chức cấp cao nhất bị kết án trong phong trào dân chủ sinh viên Trung Quốc năm 1989.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Con đường thăng tiến của lãnh đạo đương nhiệm ĐCSTQ sau khi cản trở phong trào dân chủ sinh viên năm 1989